- Điều hành hoạt động NHCSXH là Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là đạ
2.2.2.3. Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV
Tình hình nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 thể hiện qua bảng số liệu 2.7.
Bảng 2.7: Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại NHCSXH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
- Tổng dư nợ 89.461.488 103.731.406 113.921.064 121.698.921 - Dư nợ cho vay HSSV 26.052.011 33.446.486 35.802.270 34.261.787 - Dư nợ cho vay hộ nghèo 36.164.430 38.481.801 41.560.279 41.649.971 + NQH các chương trình TD 879.285 1.125.061 1.178.950 963.594 + NQH cho vay HSSV 78.744 144.785 167.198 168.328 + NQH cho vay hộ nghèo 473.590 572.484 579.676 451.740 + Tỷ lệ NQH các Chương trình/Tổng dư nợ (%) 0,98 1,08 1,03 0,8 + Tỷ lệ NQH hộ nghèo/Tổng dư nợ hộ nghèo (%) 1,31 1,49 1,39 1,08 + Tỷ lệ NQH HSSV/Tổng dư nợ HSSV (%) 0,3 0,43 0,47 0,49
Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của NHCSXH
Số liệu trong bảng 2.7 cho thấy nợ quá hạn cho vay HSSV từ năm 2010 đến năm 2013 có xu hướng tăng dần, năm 2010 tỷ lệ NQH chiếm tỷ lệ 0,3% so với tổng dư nợ cho vay HSSV, đến cuối năm 2013 NQH tăng lên chiếm 0,49% so với tổng dư nợ cho vay HSSV.
Đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại NHCSXH chiếm 0,8% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo chiếm 1,08% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV với tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo và tỷ lệ nợ quá hạn của tất cả các chương trình tín dụng tại NHCSXH thì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể, chiếm khoảng 0,47% tổng dư nợ HSSV và chiếm
khoảng 0,14% tổng dư nợ các chương trình.
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV tăng trong những năm gần đây là do nhiều HSSV ra trường chưa có việc làm, hộ gia đình vay vốn khó khăn không trả được nợ đã được NHCSXH cho gia hạn nợ với thời gian tối đa theo qui định, nhưng vẫn chưa khắc phục được khó khăn nên chưa trả được nợ. Bên cạnh đó,một số sinh viên ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng hoặc do chia tách địa giới hành chính dẫn đến việc những thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ của NHCSXH không đến được những sinh viên này, một số HSSV chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp không có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin gia hạn nợ.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV so với một số chương trình khác
Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của NHCSXH
khó khăn của NHCSXH mặc dù đạt tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ nhưng chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu cao, điều này được thể hiện như sau:
- Việc hạch toán và quản lý phân loại nợ của NHCSXH không thực hiện phân loại nợ theo chất lượng tín dụng như các NHTM khác. Phân loại nợ của NHCSXH được theo dõi không chi tiết mà chỉ được hạch toán trên 2 tài khoản là nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý. Cách quản lý này chưa phản ánh đúng tính chất các khoản nợ gây khó khăn trong công tác quản trị và phân loại khách hàng của ngân hàng, vì vậy tỷ lệ này chưa đánh giá chính xác chất lượng tín dụng.
Bên cạnh đó, việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các khoản vay của HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện với rất nhiều lý do chưa phù hợp với những quy định chung như:
+ Theo quy định người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, nhưng rất nhiều HSSV ra trường chưa có việc làm nên không có thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Trong khi đó nhiều hộ nghèo – đối tượng cam kết trả nợ thay HSSV – lần đầu tiên tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nên khi vay chưa xác định đúng thời hạn trả nợ ngân hàng dẫn đến tình trạng đến kỳ hạn trả nợ nhưng kỳ sản xuất, kinh doanh chưa kết thúc hoặc chưa bán được sản phẩm vì vậy chưa có nguồn trả nợ phải xin gia hạn nợ.
+ Do đặc điểm của hộ nghèo phần lớn là thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, mọi hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, … hoặc làm ăn không thuận lợi sẽ dẫn đến việc mất vốn hay bị thua lỗ, người dân không có tiền trả nợ khi đến hạn phải xin gia hạn nợ.
Chính phủ nên tuy có khả năng trả nợ nhưng lại xin gia hạn nợ để kéo dài thời gian vay vốn được ưu đãi cùng với việc do cán bộ ngân hàng không kiểm tra kỹ nên vẫn được chấp thuận.
Các nguyên nhân trên dẫn đến nhiều khoản nợ đã quá hạn nhưng được gia hạn nợ nên vẫn hạch toán nợ trong hạn. Một số trường hợp khác do chuyển nợ quá hạn không kịp thời đã làm sai tỷ lệ nợ quá hạn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với báo cáo, điều này cho thấy tiềm ẩn nguy cơ mất vốn của NHCSXH là khá cao. Từ những hạn chế này tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp ở chương 3.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HSSV
2.3.1. Thực trạng công tác thu hồi nợ
Doanh số cho vay, thu nợ hàng năm cụ thể như sau:
Bảng 2.8 doanh số cho vay, thu nợ hàng năm
Đơn vị: triệu đồng, hộ Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH Số hộ còn dư nợ 2010 8.770.161 949.006 26.052.015 78.744 0,3 1.792.000 2011 9.438.435 2.043.913 33.446.490 144.785 0,43 1.975.372 2012 6.741.189 4.385.052 35.802.270 167.198 0,47 1.886.289 2013 5.335.446 6.873.938 34,261.787 168.328 0,49 1.701.402
- Tổng doanh số cho vay từ năm 2010-2013 là 30.285 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là 7.571 tỷ đồng/năm.
2010 là: 949 tỷ đồng; năm 2011 là: 2.044 tỷ đồng; năm 2012 là: 4.385 tỷ đồng; năm 2013 là 6.873 tỷ đồng.
- Dư nợ đến năm 2013 là: 34.261 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 168 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,48%.
- Chương trình đã cho trên 3 triệu lượt HSSV được vay vốn. Đến nay đang còn gần 1,7 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho trên 2 triệu HSSV đi học.