Số lượng khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 59 - 66)

- Điều hành hoạt động NHCSXH là Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là đạ

2.2.2.2. Số lượng khách hàng

a) Số HSSV được vay vốn ngân hàng

Chính sách cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã được NHCSXH truyền tải đến tới 100% số xã trong cả nước. Ngày càng nhiều HSSV được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với HSSV là một quyết định được nhân dân hoan nghênh đón nhận với các điều kiện và mức vay ưu đãi cao hơn, thời hạn trả nợ dài hơn, lãi suất cho vay thấp hơn, đối tượng được vay vốn mở rộng hơn… đã tạo điều kiện cho nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những HSSV trong vùng thiên tai, bão lũ được tạo điều kiện vay vốn. Những nỗ lực của NHCSXH trong việc tiếp cận tới hộ nghèo có con em đi học cũng giúp số HSSV được vay vốn tăng lên đáng kể. Điều này được thể hiện rõ ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Số HSSV vay vốn tại NHCSXH Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số khách hàng còn dư nợ các chương trình 8.166.553 8.517.702 8.653.095 8.636.505 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 4,3% 1,6% (0,2%) Số HSSV còn dư nợ 1.792.000 1.975.372 1.886.289 1.701.402 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 10,2% (4,5)% (10%) Tỷ trọng HSSV/tổng khách hàng (%) 21,94% 23,2% 21,8% 19,7%

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2013 của NHCSXH

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, tỷ trọng HSSV vay vốn trên tổng khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH chiếm tỷ lệ khá cao từ 19,7% đến 23,2%. Số lượng HSSV vay vốn tại NHCSXH tăng ổn định qua các năm. Số HSSV đang

theo học tại các cơ sở đào tạo, các trường năm học 2011-2012 giảm 0,73% so với năm học 2010-2011, số tuyệt đối giảm 20.927 HSSV trong khi những năm trước số HSSV nhập học hằng năm tăng bình quân 10% mỗi năm (nguồn số liệu báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp), vì vậy năm 2012, số lượng HSSV vay vốn tại NHCSXH là 1.886.289 HSSV giảm 4,5% so với năm 2011.

Qua 10 năm hoạt động, NHCSXH đã không ngừng mở rộng mạng lưới, vươn tới những vùng miền của cả nước phục vụ HSSV có hoàn cảnh khó khăn không chỉ ở thành thị, vùng nông thôn mà cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nỗ lực đó thể hiện ở việc NHCSXH triển khai được 10.859 điểm giao dịch tại xã, thiết lập và củng cố 203.538 Tổ TK&VV tại khắp các thôn, ấp, bản, làng. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận đối tượng vay vốn là HSSV. Với việc định kỳ (ngày, tuần, tháng) cán bộ ngân hàng đến điểm giao dịch tại xã để trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại và giúp hộ vay nhận thấy được vai trò của tín dụng chính sách, khích lệ hộ vay có ý thức hơn trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả và hoàn trả vốn đúng hạn cho NHCSXH.

b) Phân tích số lượng khách hàng và dư nợ theo đối tượng thụ hưởng

Dư nợ cho vay HSSV theo đối tượng thụ hưởng ngày càng tăng, phản ánh tổng quát qua bảng 2.5.

Thứ nhất, đối tượng là HSSV mồ côi

HSSV mồ côi hiện đang vay vốn chương trình tín dụng HSSV tính đến thời điểm 31/12/2013 là 35,6 tỷ đồng với hơn 2 ngàn HSSV vay vốn, chiếm 0,12% tổng số hộ vay vốn của chương trình (thời điểm cuối năm 2010 là 0,32%, cuối năm 2011 là 0,1%, cuối năm 2012 là 0,11%).

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Dư nợ 31/12/2010 Dư nợ 31/12/2011 Dư nợ 31/12/2012 Dư nợ 31/12/2013 Số hộ,

HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Phân tích theo đối

tượng vay vốn ( tính theo số hộ còn dư nợ) 1.792.000 26.052.011 1.975.372 33.446.486 1.886.289 35.802.270 1.701.402 34.261.787 Mồ côi 5.696 60.697 2.033 31.83 2.087 35.745 2.006 35.663 Tỷ trọng HSSV mồ côi vay vốn / Tổng số hộ vay 0,32% 0,23% 0,10% 0,10% 0,11% 0,10% 0,12% 0,10% Hộ nghèo 493.642 7.185.526 563.825 9.576.026 532.459 10.116.296 451.325 9.264.191 Tỷ trọng hộ nghèo vay vốn / Tổng số hộ vay 27,55% 27,58% 28,54% 28,63% 28,23% 28,26% 26,52% 27,04% Hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo 684.350 9.966.043 690.987 12.113.352 676.976 13.766.228 632.018 13.522.512 Tỷ trọng hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo vay vốn/ tổng số hộ vay 38,19% 38,25% 34,98% 36,22% 35,89% 38,45% 37,14% 39,47% Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất 608.143 8.838.265 716.717 11.712.604 671.579 11.853.066 612.963 11.402.267 Tỷ trọng hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất vay vốn /Tổng số hộ vay 33,94% 33,93% 36,28% 35,02% 35,60% 33,11% 36,03% 33,28%

Hộ sai đối tượng

được vay 169 1.480 3 29 2 13 0 0

Tỷ trọng hộ sai đối tượng được vay/ Tổng số hộ vay

0,01% 0,01% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%

Bộ đội xuất ngũ 214 1.473 418 4.154 524 5.894

Tỷ trọng Bộ đội xuất

ngũ/Tổng số hộ vay 0,01% 0,00% 0,02% 0,01% 0,03% 0,02%

Lao động nông thôn

học nghề 1.593 11.169 2.768 26.768 2.566 31.262

Tỷ trọng lao động nông thôn học nghề/

Tổng số hộ vay 0,08% 0,03% 0,15% 0,07% 0,16% 0,09%

Nguồn: Báo cáo sơ kết 5 năm Chương trình tín dụng HSSV của NHCSXH

Đối với những HSSV mồ côi, sau khi có xác nhận của nhà trường NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở, tạo điều kiện cho các em giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Thứ hai, đối tượng là hộ nghèo vay vốn chương trình tín dụng HSSV Hộ nghèo hiện đang vay vốn chương trình là 9.264 tỷ đồng với 451.325

hộ, chiếm tỷ trọng 26,52% tổng số hộ vay vốn của chương trình tín dụng HSSV, chiếm khoảng 25,1% tổng số hộ nghèo trên toàn quốc (theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2013, toàn quốc có 1.797.889 hộ nghèo). Như vậy, cứ 100 hộ nghèo mới có 25 hộ nghèo có con đang là HSSV và được vay vốn. Tỷ lệ này đang thấp, nhưng phản ánh đúng thực trạng, vì con em hộ nghèo, nhất là các gia đình nghèo ở vùng khó khăn ít có điều kiện học tập hơn.

Tỷ trọng này biến động giảm qua các năm, năm 2010 là 27,55%, đến năm 2011 số hộ nghèo có tăng nhưng không đáng kể, chiếm tỷ trọng 28,54% và giảm xuống 28,23% trong năm 2012. Đến 31/12/2013 tỷ trọng hộ nghèo vay vốn/tổng số hộ vay giảm xuống còn 26,52%.

Xu hướng diễn biến này là hợp lý bởi vì: Với Quyết định 157/2007/QĐ-TTg đối tượng vay vốn được mở rộng hơn, đối tượng hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật, hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính cũng được xem xét cho vay vốn. Vì vậy khi triển khai chương trình với thời gian dài, thì tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ được vay vốn từ chương trình sẽ có xu hướng ngày càng giảm.

Thứ ba: đối tượng là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người đối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo.

Đối tượng hộ gia đình này đang vay vốn chương trình là 632.018 hộ với 13.522 tỷ đồng dưnợ, chiếm tỷ trọng 37,14% tổng số hộ được vay vốn chương trình tín dụng HSSV. Trong các năm 2010 – 2013, tỷ trọng này giao động khoảng từ 35 – 38% tổng số hộ vay vốn chương trình này.

Thứ tư, đối tượng là hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất

Đối tượng hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính chỉ được cho vay một lần tối đa 12 tháng, nếu hộ gia đình không còn khó khăn tiếp thì sẽ không được vay. Hơn nữa từ khi thực hiện thông tư số 34/2011/TT-BLĐTBXH ngày

24/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đối tượng này được UBND cấp xã đã xét duyệt chặt chẽ hơn.

Hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính đang vay vốn chương trình tín dụng HSSV tính đến thời điểm 31/12/2013 là 612.963 hộ với 11.402 tỷ đồng dư nợ chiếm khoảng 36,03% tổng số hộ vay vốn Chương trình. (thời điểm cuối năm 2010 là 33,94%, cuối năm 2011 là 36,28%, cuối năm 2012 là 35,6%).

Trong các năm vừa qua, thiên tai, dịch bệnh như lũ lụt, rét đậm, rét hại , dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm … liên tục xảy ra tại các vùng miền trong cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thân của người dân. Nhờ có chương trình tín dụng HSSV mà con, em của hơn 612 ngàn hộ gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh vẫn có điều kiện tiếp tục đến trường.

Thứ năm: đối tượng là bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn học nghề Thực hiện Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg và 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, NHCSXH mở rộng đối tượng cho vay chương trình tín dụng HSSV đối với bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, học nghề trong các trường: cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề. Tính đến thời điểm 31/12/2013, đối tượng là bộ đội xuất ngũ có 524 hộ vay vốn với dư nợ là 5,8 tỷ đồng chiếm 0,03% tổng số hộ vay vốn, đối tượng là lao động nông thôn học nghề có 2.566 hộ vay vốn với dư nợ là 31,2 tỷ đồng chiếm 0,16% tổng số hộ vay vốn.

Các đoàn kiểm tra liên ngành cấp bộ (gồm Bộ: Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo), đoàn kiểm tra của NHCSXH các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong năm 2012, đã phát hiện 2 hộ gia đình không đúng đối tượng đã vay vốn chương trình với dư nợ là 13 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số hộ vay vốn chương trình.

Qua báo cáo của các chi nhánh NHCSXH, báo cáo của các phường, xã về thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và báo cáo của các Đoàn kiểm tra liên ngành cấp bộ cho thấy, nguyên nhân dẫn đến cho vay sai đối tượng là: một số Tổ TK&VV bình xét chưa đúng đối tượng được vay vốn, do UBND cấp xã một phần do nể nang, cảm tình, một phần do nhận thức chưa đúng chính sách đã xác nhận chưa đúng đối tượng được thụ hưởng.

Những sai sót trong cho vay sai đối tượng đã được nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kiên quyết. Vì vậy, số dư nợ cho vay sai đối tượng đã giảm xuống rõ rệt cả về số tương đối và tuyệt đối, 31/12/2010 là 1.480 triệu đồng, 31/12/2011 là 29 triệu đồng. Điều này cho thấy NHCSXH tăng cường các giải pháp thu hồi nợ đến hạn nhằm nêu cao ý thức của người dân về việc sử dụng đồng vốn của Chính phủ đến đúng người thụ hưởng.

c) Phân tích số lượng khách hàng và dư nợ theo vùng kinh tế

Số lượng HSSV vay vốn và dư nợ cho vay giữa các vùng miền trong cả nước có sự chênh lệch khác nhau thể hiện qua bảng số liệu 2.6.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay HSSV theo khu vực đến 31/12/2013 TT Khu vực Tổng số sinh viên Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Đồng bằng sông Hồng 429,214 22 7,302,788 21 2 Đông Bắc 214,093 10 3,374,540 10 3 Tây Bắc 41,993 2 615,759 2 4 Bắc Trung Bộ 433,086 20 7,531,568 22

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 229,103 11 3,686,690 10

6 Tây Nguyên 148,118 7 2,444,456 7

7 Đông Nam Bộ 246,537 11 3,723,851 11

8 Đồng bằng sông Cửu Long 351,737 17 5,582,136 17

Tổng cộng 2,093,881 100 34,261,788 100

Nguồn: Báo cáo sơ kết 5 năm Chương trình tín dụng HSSV của NHCSXH

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có số lượng HSSV vay vốn cao nhất, mỗi khu vực có khoảng hơn 400 ngàn HSSV vay vốn chiếm 22% tổng số HSSV vay vốn, với dư nợ trên 7.000 tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ của chương trình. Tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long số HSSV chiếm tỷ trọng 17% tổng số HSSV vay vốn, dư nợ trên 5.000 tỷ đồng chiếm 17% tổng dư nợ của chương trình. Khu vực Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ HSSV vay vốn và số dư nợ thấp nhất cả nước, chỉ chiếm 7% tổng số HSSV vay vốn và 7% tổng dư nợ của chương trình.

Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phân bố dân số các vùng miền ở nước ta. Khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc trung bộ có mật độ dân số tập trung rất đông, vì vậy số lượng HSSV vay vốn nhiều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w