Các hình thức cho vay HSSV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.3. Các hình thức cho vay HSSV

Để thực hiện chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH có thể áp dụng các hình thức cho vay sau:

a) Ủy thác cho vay

Do địa bàn hoạt động của NHCSXH chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại hết sức khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tượng thường nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn, nên NHCSXH thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức ủy thác cho vay.

Việc ủy thác cho vay thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận

dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận ủy thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH.

Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này, có mặt lợi là chi phí để thực hiện cho vay tiết kiệm, cộng đồng trách nhiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng phương thức này quản lý khó khăn hơn, dễ bị phân tán, hạn chế trong việc huy động vốn.

b) Cho vay trực tiếp

Đây là hình thức NHCSXH chủ động thực hiện việc giải ngân tới các hộ gia đình, các chủ dự án, bỏ khâu giải ngân qua tổ chức trung gian nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, đào tạo cán bộ, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao dần chất lượng hoạt động của toàn hệ thống.

Việc cho vay trực tiếp đến khách hàng là vì: Một mặt tạo tiền đề để phát triển các chức năng kho quỹ, chức năng thanh toán, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; mặt khác, nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, cán bộ, phượng tiện và công cụ điều hành mà Hội đồng quản trị NHCSXH, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã cho phép thực hiện để tăng thu, tiết kiệm chi, giảm cấp phát từ Ngân sách Nhà nước, từng bước tiến tới tự lực chi phí quản lý ngành, đứng vững trên đôi chân của mình. Chính vì vậy, đây là việc làm rất cần thiết cần được triển khai, đặc biệt là đối với các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này khi cho vay phải quản lý vốn chặt chẽ hơn, nghiệp vụ chuyên sâu hơn sẽ phát huy hiệu quả đồng vốn tốt hơn và tiếp cận xã hội trên diện rộng nên thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn. Nhưng chi phí để thực hiện việc cho vay tốn kém hơn.

1.2.2. Công tác thu hồi nợ của NHCSXH với HSSV

1.2.2.1. Cách thức thu hồi nợ HSSV của NHCSXH

Thu hồi nợ HSVV là việc yêu cầu Người vay thanh toán cho NHCSXH các khoản tiền đến hạn/quá hạn mà Người vay phải trả cho NHCSXH theo hợp đồng và thoả thuận giữa người vay và NHCSXH theo quyết định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền.

Để thực hiện thu hồi nợ HSSV, NHCSXH có thể tiến hành theo những cách thúc sau đây

a,Đôn đốc thu hồi nợ: NHCSXH kết hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi đúng theo phân kỳ trả nợ.

b,Thành lập tổ đôn đốc thu nợ khó đòi xã: Đối với những khoản nợ khó đòi của người vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ, không trả nợ, NHCSXH nơi cho vay tham mưu Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã.

+ Thành phần Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã gồm: Tổ trường là Chủ tịch (Phó Chủ tịch) xã, các thành viên là Chủ tịch hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng (phó) Công an xã , cán bộ tín dụng NHCSXH theo dõi địa bàn và Tổ TK&VV tham gia

+ Biện pháp thực hiên của Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã: vận động, nhắc nhở hộ vay trả nợ cho Ngân hàng; yêu cầu cam kết trả nợ, thực hiện thêm các biện pháp như thông qua công tác thông tin tuyên truyền tại các hội nghị đoàn thể, hệ thống truyền thanh của xã, thôn để cùng đôn đốc hộ vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

+ Những hộ vay đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thực hiện trả nợ thì Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đề nghị Chủ tịch UBND xã mời lên trụ sở UBND xã thuyết phục.

- Khởi kiện: Đây là biện pháp được sử dụng sau khi thành lập Tổ thu hồi nợ khó đòi xã mà vẫn không thu được nợ. Trình tự thực hiện giống như thủ tục khởi kiện của Ngân hang thương mại.

- Phân kỳ trả nợ có hiệu quả. Vì số tiền trả nợ rất lớn, trong thời gian theo học người vay không phải trả gốc và lãi. Việc trả nợ theo đúng phân kỳ nhằm chia nhỏ số tiền gốc vay, giảm bớt gánh nặng trả một lần khi đến hạn, tạo thói quen ý thức tiết kiệm, có kế hoạch trả nợ Ngân hàng. Cán bộ tín dụng kiên quyết phân kỳ và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng phân kỳ, không để khách hàng ỷ lại các kỳ đã phân kỳ nếu không trả thì không bị chuyển quá hạn mà chỉ việc chuyển sang kỳ tiếp theo.

- HSSV mồ côi sau khi ra trường phải cùng cán bộ tín dụng có liên hệ thường xuyên để cung cấp thông tin về nơi công tác. Người vay công tác ở đâu có thể đến NHCS gần nhất nơi cơ quan đóng trụ sở để trả nợ.

- Chương trình tín dụng HSSV được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, thông qua việc bình xét tổ TK&VV. Tổ TK&VV là một thành viên rất quan trọng trông chuỗi quy trình hoạt động cấp tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Để đảm bảo thu hồi nợ thì tổ trưởng tô TK&VV cần phải đảm bảo 5 biết là: biết nợ đến hạn, biết kiểm tra đôn đốc, biết khó khan vướng mắc, biết khả năng trả nợ biết xử lý nợ.

- Các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo tốt việc bình xét đối tượng vay vốn quản lý người vay sử dụng vốn có hiệu quả, tránh hiên tượng sử dụng vốn sai mục đích qua đó trả nợ trả lãi Ngân hàng đầy đủ đúng hạn.

- Chính quyền địa phương luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chỉ đạo trưởng thôn, ấp, bản, các tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn; theo dõi giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Có sự kiểm tra của các cấp, ngành. Cấp trên thường xuyên kiểm tra cấp dưới đặc biệt sau mỗi lần giải ngân để hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực qua đó tạo kênh dẫn vốn đến đúng đội tượng thụ hưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 32 - 36)