Thực trạng công tác thu hồi nợ theo trình đối tượng thụ hưởng và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 76 - 117)

- Điều hành hoạt động NHCSXH là Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là đạ

2.3.1.2 Thực trạng công tác thu hồi nợ theo trình đối tượng thụ hưởng và

hưởng và theo khu vực.

a) Phân tích thu hồi nợ theo đối tượng thụ hưởng

Doanh số thu nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng tăng đều qua các năm thể hiện qua bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Phân tích thu hồi nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng

Đơn vị: triệu đồng, hộ

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Số hộ,

HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền

Mồ côi 5,696 647 2.033 2,420 2.087 3,838 2.006 5,079 Tỷ trọng HSSV mồ côi vay vốn / Tổng số hộ vay 0,32% 0.07% 0,10% 0.12% 0,11% 0.09% 0,12% 0.07% Hộ nghèo 493,642 232,318 564 546,955 532 1,256,579 451 1,964,292 Tỷ trọng hộ nghèo vay vốn / Tổng số hộ vay 27,55% 24.48% 28,54% 26.76% 28,23% 28.66% 26,52% 28.58% Hộ có thu nhập bằng 150%

thu nhập của hộ nghèo 68,435 323,977 691 700,805 677 1,660,666 632 2,721,656

Tỷ trọng hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo

vay vốn/ tổng số hộ vay 38,19% 34.14% 34,98% 34.29% 35,89% 37.87% 37,14% 39.59%

Hộ gia đình gặp khó khăn

đột xuất 608,143 391,172 717 793,099 672 1,463,101 613 2,179,426

Tỷ trọng hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất vay vốn /Tổng số hộ vay

33,94% 41.22% 36,28% 38.80% 35,60% 33.37% 36,03% 31.71%

Hộ sai đối tượng được vay 169 892 3 582 2 48 0 0

Tỷ trọng hộ sai đối tượng

được vay/ Tổng số hộ vay 0,01% 0.09% 0,00% 0.03% 0,00% 0.00% 0,00% 0.00%

Bộ đội xuất ngũ - 214 44 418 137 524 356

Tỷ trọng Bộ đội xuất

ngũ/Tổng số hộ vay 0.00% 0,01% 0.00% 0,02% 0.00% 0,03% 0.01%

Lao động nông thôn học

Tỷ trọng lao động nông thôn

học nghề/ Tổng số hộ vay 0.00% 0,08% 0.00% 0,15% 0.02% 0,16% 0.05%

Doanh số thu nợ HSSV mồ côi tăng nhanh qua các năm. Nhờ công tác tuyên truyền HSSV có ý thức trả nợ ngay sau khi ra trường có thu nhập được thực hiện tốt, HSSV sau khi ra trương đã có sự liên hệ thường xuyên hơn với cán bộ tín dụng để cung cấp thông tin về nơi công tác.

Thứ hai, Đến 31/12/2013 doanh số thu nợ đối tượng hộ nghèo là 1.964 tỷ đồng, tăng 1.731 tỷ đồng so với 31/12/2010 chiếm 28,58% tổng doanh số thu nợ. Có được doanh số thu nợ tăng mạnh như vậy là do có sự phối hợp và tích cực triển khai của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là: Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chính sách giảm lại được tuyên truyện rộng rãi đến các hộ vay, khuyến khích hộ vay trả nợ trược hạn. Đây cũng là thời điểm ra trường nhiều HSSV đến kỳ hạn trả nợ nên doanh số thu nợ tăng cao.

Thứ ba, Hộ có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo.

Doanh số thu nợ của đối tượng này liên tục tăng mạnh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là: 322,9 tỷ đồng, 700,805 tỷ đồng, 1.660,6 tỷ đồng và 2.721,6 tỷ đồng. Tỷ trọng thu nợ dao động từ 34,98% đến 39,59% qua các năm.

Thứ tư, Đối tượng là hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất.

Đối tượng hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính chỉ được cho vay một lần tối đa 12 tháng, nếu hộ gia đình không còn khó khăn tiếp thì sẽ không được vay. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được triển khai từ năm 2007, Đến các năm 2011, 2012, 2013 có nhiều món vay thuộc đối tượng này đến hạn do

thời gian cho vay đối tượng này ngắn hơn các đối tượng khác.

NHCSXH nơi cho vay thực hiện tốt công tác định kỳ hạn trả nợ, tiến hành thỏa thuận với người vay việc phân kỳ, định kỳ hạn trả nợ và thông báo đôn đốc người vay trả nợ theo quy định nên hộ vay rất có ý thức và trách nhiệm trả nợ theo phân kỳ, kỳ cuối. Do đó doanh số thu nợ liên tục tăng mạnh qua các năm, từ năm 2010 là 391,7 tỷ đồng đến năm 2011 là 793 tỷ đồng; 2012 là 1.463 tỷ đồng và năm 2013 là 2.179,4 tỷ đồng.

Thứ năm, đối tượng là bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn học nghề Đến năm 2009 NHCSXH mở rộng đối tượng vay vốn là bộ đội xuất ngũ và lao động nông thôn học nghề, dư nợ của các đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Doanh số thu nợ từ năm 2010-2013 của đối tượng bộ đội xuất ngũ là 537 triệu đồng, đối tượng lao động nông thôn học nghề là 3.834 triệu đồng.

Thứ sáu, số hộ không đúng đối tượng vay vốn Chương trình

Những sai sót trong cho vay sai đối tượng đã được nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kiên quyết. Vì vậy, doanh số thu nợ cho vay sai đối tượng đã giảm xuống rõ rệt cả về số tương đối và tuyệt đối, 31/12/2010 là 892 triệu đồng, 31/12/2011 là 582 triệu đồng, 31/12/2012 là 48 triệu đồng, đến 30/12/2013 số tiền cho vay sai đối tượng đã được thu hồi hết. Điều này cho thấy NHCSXH tăng cường các giải pháp thu hồi nợ đến hạn nhằm nêu cao ý thức của người dân về việc sử dụng đồng vốn của Chính phủ đến đúng người thụ hưởng.

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp doanh số thu nợ HSSV theo khu vực đến 31/12/2013 TT Khu vực Tổng số sinh viên Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Đồng bằng sông Hồng 429.214 22 1.935.723 28 2 Đông Bắc 214.093 10 736.679 10 3 Tây Bắc 41.993 2 132.281 2 4 Bắc Trung Bộ 433.086 20 1.782.787 26

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 229.103 11 672.940 10

6 Tây Nguyên 148.118 7 350.784 5

7 Đông Nam Bộ 246.537 11 572.836 8

8 Đồng bằng sông Cửu Long 351.737 17 689.908 11

Tổng cộng 2.093.881 100 6.873.938 100

Nguồn: Báo cáo sơ kết 5 năm Chương trình tín dụng HSSV của NHCSXH

Qua bảng số liệu 2.11 ta thấy khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có doanh số thu nợ cao nhất. Doanh số thu nợ khu vực đồng bằng sông Hồng là 1.935 tỷ đồng, của khu vực Bắc Trung Bộ là 1.782 tỷ đồng. Đây là những khu vực có số HSSV nhiều nhất trong cả nước, trình độ dân trí cũng như điều kiện sống, giao thông đi lại thuận lợi hơn các khu vực khác. Công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ đến cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đoàn thể được thuận lợi hơn. Thông qua hội đoàn thể hộ vay có điều kiện hiểu rõ ràng chủ trương chính sách của nhà nước cũng như có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.

Tiếp đến là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ có doanh số thu nợ lần lượt là: 736,6 tỷ đồng, 689,9 tỷ đồng, 672,9 tỷ đồng và 572,8 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng trong khoảng 8 – 11% doanh số thu nợ cả nước.

Khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc có doanh số thu nợ thấp nhất trong cả nước, lần lượt là 350,7 tỷ và 132,2 tỷ đồng. Đây là những khu vực có số lượng

HSSV ít, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp. Tác giả đã đi thực tế tại một số PGD thuộc Chi nhánh NHCSXH Điện Biên. Giao thông đi lại rất khó khăn, từ PGD huyện đến xã đi có những đoạn đường không đi được xe máy, phải đi bộ.

Thực trạng tồn tại tại một số xã như: Nhiều hộ vay không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông, cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp cũng như tuyên truyền chủ trương chính sách đến hộ vay.Một số Tổ TK&VV không nắm được số nợ đến hạn phân kỳ của thành viên trong tổ. Một số hội đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra đôn đốc hộ vay trả nợ, chưa có biện pháp xử lý nợ đến hạn, quá hạn. Một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đến vấn đề thu hồi nợ, chưa chỉ đạo các ban ngành tại địa phương phối hợp với NHCSXH nơi cho vay trông công tác thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong vấn thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn.

Tại phòng giao dich NHCSXH: Hầu hết các phòng giao dịch vẫn chưa kịp thời tiến hành thỏa thuận và định kỳ hạn trả nợ khi giải ngân số tiền của kỳ học cuối cùng người vay không có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã phê duyệt… do đó người vay không nắm bắt được các kỳ hạn trả nợ.

2.3.2. Đánh giá công tác thu hồi nợ từ HSSV tại NHCSXH VIỆT NAM

Dư nợ khi mới nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương là 76 tỷ đồng, đến 30/09/2007 khi bắt đầu thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dư nợ là 298 tỷ đồng. Đến 30/12/2013 dư nợ đã đạt là 34.261 tỷ đồng, doanh số cho vay qua năm, từ 01/01/2010 đến 30/12/2013 đạt 30.285 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là 7.571 tỷ đồng/năm, doanh số thu nợ đạt 14.251 tỷ đồng, trong đó: Năm 2010 là: 949 tỷ đồng; năm 2011 là: 2.044 tỷ đồng; năm 2012 là: 4.385 tỷ đồng; năm 2013 là 6.873 tỷ đồng.

Như vậy kết quả đạt được sau hơn 6 năm qua cho thấy, chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của

Chính phủ về Tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Đây là một chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2.3.2.1. Những mặt làm được

- Chương trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả do nhận được sự chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên của thường trực Chính phủ. Sự phối hợp và tích cực triển khai của các Bộ, ngành: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là: Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Hội cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan thông tin đại chúng và NHCSXH trong suốt quá trình tổ chức thực hiện.

- Thực hiện việc cho vay trực tiếp hộ gia đình HSSV thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với các tổ chức chính trị - xã hội là đúng đắn, chính điều này đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng. Đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, sự tham gia của Tổ TK&VV, của các tổ chức chính trị - xã hội cùng triển khai thực hiện chương trình từ bình xét, xác nhận đối tượng, hướng dẫn thủ tục để cho vay đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ tiền vay khi đến hạn. So với trước đây, HSSV vay xong rất khó khăn trong khâu quản lý, đôn đốc thu hồi, khi chuyển sang

phương thức cho vay thông qua hộ gia đình thì bố mẹ HSSV trực tiếp vay có địa chỉ cụ thể, vay vốn nhiều chương trình, chịu sự giám sát của xã hội, thôn xóm, cộng đồng, đây là căn cứ tiền đề quan trọng nhất để rồi đây NHCSXH áp dụng các giải pháp thu hồi nợ.

- Việc xã hội hóa chương trình tín dụng đối với HSSV đã tạo được sự minh bạch trong thực hiện chính sách, giảm thiểu được rủi ro, phát huy được vai trò trách nhiệm của cả xã hội, của gia đình, dòng tộc và của HSSV người trực tiếp sử dụng vốn vay. Vì vậy, hộ vay vốn có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ đến cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo trên nhiều phương tiện và theo các hình thức khác nhau. Kết hợp tuyên truyền theo phương thức hiện đại và phương pháp truyền thống tạo điều kiện cho hộ gia đình vay vốn, HSSV, nhân dân, chính quyền các cấp, các ngành hiểu chính sách tín dụng để cùng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương. Qua đó những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập đã được tháo gỡ, giải quyết kịp thời nên hoạt động cho vay đã nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được truyền tải đến đúng đối tượng thụ hưởng.

- NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác và đặc biệt là Tổ TK&VV đã thường xuyên động viên hộ vay vốn phải ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn, tuyên truyền tốt chính sách giảm lãi đến người vay khi trả nợ trước

hạn vì vậy đã động viên khuyến khích được người vay trả nợ trước hạn để được giảm lãi, thu hồi nợ khi đến hạn nhằm nêu cao ý thức của những hộ gia đình, HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã được Chính phủ tạo điều kiện được vay vốn đi học, phải có trách nhiệm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phấn đấu học tập tốt, ra trường có việc làm, tạo nguồn thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ chương trình đều có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để mọi đối tượng đã được vay vốn có điều kiện trả nợ, tạo Quỹ quay vòng cho những thế hệ HSSV tiếp theo.

Đặc biệt công tác thu hồi nợ đạt kết quả cao trong 2 năm, năm 2012 đạt 4.385 tỷ đồng, năm 2013 đạt 6.873 tỷ đồng. Đây là kết quả bước đầu có nhiều ý nghĩa quan trọng, khẳng định rủi ro chương trình tín dụng HSSV thấp hơn so với các chương trình cho vay khác.

2.3.2.2 Những hạn chế, tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

a. Đối với chính quyền địa phương

- Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chưa tốt. Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn, công tác thông tin, tuyên truyền thiếu thường xuyên. Ở một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý, sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, hiệu quả sử dụng vốn ra sao và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn, nên hộ vay còn chưa chấp hành tốt việc trả nợ, đặc biệt là việc chấp hành trả nợ theo phân kỳ, tỷ lệ trả nợ theo phân kỳ con mới đạt 30,6%/tổng số nợ đến hạn theo phân kỳ, tỷ lệ trả nợ theo phân kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 76 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w