Đặc trưng của NHCSXH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Đặc trưng của NHCSXH

a) Về mục tiêu hoạt động

Khách hàng của NHCSXH phần lớn là những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được với vốn tín dụng thông thường của các NHTM. Do đó khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay những đối tượng khách hàng này của NHCSXH là rất thấp, thậm chí không thể có được. Chính vì lẽ đó, các NHCSXH thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động của NHCSXH là nhằm xóa đói giảm nghèo:

- Đối với khu vực kinh tế nông thôn: hỗ trợ kinh tế hộ gia đình từng bước cải thiện cuộc sống.

- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm.

vực kinh tế kém phát triển, vùng sâu, vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

- Đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các chi phí học tập.

Đây là điểm khác biệt rõ nét đối với hoạt động của các NHTM. Hoạt động của NHTM là kinh doanh tiền tệ; Ngân hàng tồn tại và phát triển vì tạo ra một mức chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Lợi nhuận được hình thành từ nghiệp vụ này. Trong hoạt động của mình, các NHTM luôn quan tâm tới lợi nhuận, tạo sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường đối với tất cả các dịch vụ mà NHTM cung ứng.

b) Về đối tượng vay vốn

NHCSXH thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ.

Đối tượng khách hàng của NHCSXH có thể là: hộ gia đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ.

c) Về nguồn vốn

Trong khi hoạt động đặc trưng của các NHTM là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế, thì nguồn vốn của NHCSXH được tạo lập theo các hình thức như:

- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng, theo đối tượng.

Chính phủ.

- Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách.

Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phục thuộc vào Ngân sách Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng thường được xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

d) Về sử dụng vốn

Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM … nên NHCSCH cũng có những đặc thù về sử dụng vốn như:

- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.

- Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán. Mặc khác, bản thân họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.

- Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của NHTM.

- Thực thi các chính sách cho vay có ưu đãi như: ưu đãi về các điều kiện vay vốn, ưu đãi về lãi suất cho vay…

- Thường áp dụng phương thức giải ngân ủy thác qua các tổ chức trung gian như: các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường thu hồi nợ từ cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w