Đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Phù Yên

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 95 - 126)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Phù Yên

2.2.3.1. Đánh giá hiệu quả chương trình 135 (giai đoạn 2)

Đánh giá hiệu quả chính sách đói nghèo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do khả năng cho phép về số liệu còn hạn chế. Do vậy, luận văn sử dụng cách thức đánh giá thông qua chỉ số đầu vào và chỉ số cuối cùng (kết quả). Hiệu quả chương trình 135 (giai đoạn II) đạt được, như sau:

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Bảng 2.10. Kết quả công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006 - 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế

hoạch Thựhiện Thực hiên/Kế hoạch Tăng (+)/ Giảm (-) % I Giao thông 1.1 Số Công trình Công trình 36 36 100

1.2 Làm mới, cải tạo km 116,24 116,24 100

1.3 Số vốn đầu tư triệu đồng 21.444,06 20.952,44 (491,61) 97,71

II Thủy lợi

2.1 Số Công trình Công trình 7 7 100

2.2 Diện tích được tưới tiêu ha 72,5 72,5 100

2.3 Số vốn đầu tư Triệu đồng 5.809,61 5.809,60 (0) 100

III Trƣờng học

3.1 Số Công trình Công trình 12 12 100

3.3 Số vốn đầu tư triệu đồng 1.140,94 1.140,94 (0) 100

IV Hệ thống điện

4.1 Số Công trình Công trình 8 8 100

4.2 Số hộ được sử dụng điện hộ 1.077 1.077 100

4.3 Số vốn đầu tư triệu đồng 5.208,55 5.208,55 100

V Nƣớc sinh hoạt 0

5.1 Số Công trình Công trình 16 16 100

5.2 Số hộ được sử dụng

nước vệ sinh hộ 782 782 100

5.3 Số vốn đầu tư triệu đồng 11.585,88 11.585,89 0 100

Nghiên cứu bảng 2.10 cho thấy, hiệu quả của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đã bước đầu đem lại hiệu quả và đạt được mục tiêu tạo nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đồng bào ổn định sản xuất và đời sống. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã giúp xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, vùng sâu vùng xa và đồng

bằng. Tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội giữa các vùng

miền trong tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Kết quả chính đạt được của chương trình 135 (giai đoạn 2006 - 2010) tại Phù Yên: 100% số xã có đường giao thông cho xe cơ giới đến được trung tâm xã, 90% số bản đặc biệt khó khăn có đường liên thôn liên bản.; 45% số xã có công trình thủy lợi nhỏ phục vụ tưới tiêu; 81,8% số xã có đủ trường lớp học; 77,6% số thôn bản có điện sinh hoạt; 90% só hộ có đủ nước sạch hợp vệ sinh.

Hoạt động hỗ trợ sản xuất: điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa từng bước được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp đại đa số đồng bào đã biết sản xuất gắn với cơ chế thị trường, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa mang giá trị kinh tế cao, nhu cầu đời sống tinh thần ổn định, về cơ

bản trên địa ban huyện không còn hộ đói, giai đoạn 2006 - 2010 đã giảm tỷ lệ hộ

nghèo từ 34,9% xuống còn 32,9%. Kết quả hoạt động hỗ trợ sản xuất thể hiện trên các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp: (i) Trồng trọt, sản lượng lương thực hàng năm đều tăng, năm 2005 sản lượng lương thực 39,38 nghìn tấn, năm 2009 đạt 72,089 nghìn tấn và năm 2010 đạt 71,45 nghìn tấn. Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác bình quân năm 2005 đạt 12 triệu đồng/ha, đến năm 2010 đạt 20 triệu đồng/ha; (ii) Chăn nuôi: Huyện có ưu thế về diện tích chăn thả gia súc, gia

cầm nên đã có chính sách khuyến khích tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển đàn

gia súc, gia cầm. Đồng thời, phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và thủy sản...Với kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, đã nâng cao mức thu nhập cho nhân dân trong vùng, tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu/người/năm tăng từ 65,1% năm 2006 lên 67,1 năm 2010 và không còn hộ đói trên địa bàn huyện.

Bảng 2.11. Kết quả hoạt động hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 TT Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện Thực hiên/Kế hoạch Tăng (+)/ Giảm (-) % I Số lớp tập huấn các hoạt động khuyến nông, khuyến công, ngư

Lớp 64 58 (6) 90,63

II Số lượt người được tập huấn lượt

người 1.293 1.201 (92) 92,88

V

Kinh phí hỗ trợ khuyến nông, lâm, ngư, công, hỗ trợ giống...

triệu

đồng 11.654,00 11.634,259 (19,74) 99,83 VI Số hộ nhận hỗ trợ cây

giống, giống con, vật tư SX hộ 4.560 3.689 (871) 80,90 VII Số hộ nhận hỗ trợ phương

tiện sản xuất hộ 944 944 0 100

VIII Số lượng phương tiện sản

xuất được mua từ CT 135 P.tiện 649 649 0 100

IX Số lượng các mô hình sản xuất mới được xây dựng

hình 64 58 (6) 90,63

X

Số hộ vay vốn ngân hàng sau khi được HT dự án SX CT 135

Hộ 1.450 160 (1290) 11,03

XI Số tổ hoặc nhóm hộ sản

xuất được thành lập Nhóm 60 114 54 190,00

XII Số hộ tham gia vào tổ hoặc

nhóm hộ sản xuất Hộ 1.100 1.001 (99) 91,00

(Nguồn: UBND huyện Phù Yên, các năm 2006 - 2010)

Hoạt động hỗ trợ cải thiện dịch vụ nâng cao đời sống của nhân dân: Qua 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt, các xã đã có nhà văn hóa, lớp cắm bản, trạm xá... các công trình phúc lợi công cộng phát huy được chức năng và đáp ứng được nhu cầu của cộng

đồng. Kết quả đạt được: trên 90% số hộ đã có nước sạch hợp vệ sinh, trên 90% số học sinh tiểu học và trung học cơ sở được đến trường; Đồng bào được khám chữa bệnh kịp thời với sự hỗ trợ của hệ thống trạm xá tại các xã; Hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, nhà sinh hoạt cộng đồng... trên 70% dân số được xem truyền hình; 100% dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam. Với những hoạt động hỗ trợ như trên đã phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai nâng cao được đời sống tinh thần cho người dân, bên cạnh đó bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bảo tồn và phát huy.

Bảng 2.12. Kết quả hỗ trợ cải thiện dịch vụ nâng cao đời sống giai đoạn 2006 - 2010

Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện

Thực hiên/Kế hoạch

Tăng (+)/

Giảm (-) %

Hoạt động hỗ trợ Giáo dục

Số học sinh mẫu giáo con hộ nghèo được nhận hỗ trợ

Học

sinh 4952 4.952,0 - 100

Vốn đầu tư của CT 135 hỗ trợ học sinh mẫu giáo

Triệu

đồng 1.851,71 1.489,53 (362,18) 80,44 Số học sinh con hộ nghèo được

nhận hỗ trợ

Học

sinh 9.633 9.633 - 100

Vốn đầu tư của CT 135 hỗ trợ học sinh con hộ nghèo

Triệu

đồng 3.670,764 3.670,764 - 100

Hoạt động hỗ trợ pháp lý và nâng cao chất lƣợng cuộc sống

Số hộ nhận hỗ trợ từ CT 135 XD nhà vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh

Hộ

3.344 2.040 (1.304) 61,00 Vốn đầu tư của CT 135 hỗ trợ trợ

giúp PL, văn hoá, học sinh, vệ sinh môi trường

Triệu

đồng 8,700 30,000 21,30 344,83 Số lần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ

trợ giúp pháp lý

Lần

45 42 (3,00) 93,33

Số lần tổ chức các hoạt động văn hoá tại địa phương

Lần

45 42 (3,00) 93,33

Hoạt động nâng cao năng lực, bồi dƣỡng cán bộ và cộng đồng: Giai đoạn 2006 - 2010, chương trình xóa đói giảm nghèo đã tiến hành đào tạo nâng cao năng lực và mở được 71 lớp cho lực lượng cán bộ xã/thôn/bản và cộng đồng, chuyển giao kỹ thuật cho trên 1.201 lượt người dân học tập kĩ thuật nông - lâm - nghư nghiệp; tổng số lượt người được đào tạo và tập huấn lên hơn 3.000 lượt. Hầu hết cán bộ xã/thôn/bản đã được trang bị kiến thức về quản lý, điều hành trong công tác chuyên môn. Bước đầu, đội ngũ cán bộ đã vận dụng được kiến thức được đào tạo vào công việc thực tế, nâng cao chất lượng công việc trong quá trình quản lý. Người dân đã biết làm kinh tế, phát triển kinh tế nông hộ, nắm bắt khoa học kĩ thuật và áp dụng vào trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, dần từng bước nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Bảng 2.13. Kết quả hoạt động đào tạo cán bộ và cộng đồng giai đoạn 2006 - 2010

Danh mục ĐVT Kế hoạch Thực hiện

Thực hiên/Kế hoạch

Tăng (+)/

Giảm (-) %

Số lớp tập huấn cho CB xã, bản Lớp 30 29 (1) 96,67

Số lượt CB xã, bản được tập huấn - đào tạo

lượt

người 1.521 1.343 (178) 88,30

Kinh phí tập huấn CB xã, bản triệu

đồng 1.050 1.021,989 (28) 97,33

Số lớp tập huấn cho người dân Lớp 42 42 0 100,00

Số lượt người dân được tập huấn lượt

người 1.448 1.448 0 100,00

Kinh phí tập huấn cho người dân triệu

đồng 1.340 1.338,988 (1) 99,92

Số thanh niên dân tộc thiểu số được

hỗ trợ đào tạo nghề bởi CT 135 Người 404 137 (267) 33,91 Kinh phí đào tạo cho thanh niên

dân tộc thiểu số

triệu

đồng 231 199,546 (31) 86,38

Số lần tham quan học tập trong và

ngoài tỉnh Lần 5 4 (1) 80,00

Kinh phí tham quan học tập trong và ngoài tỉnh

triệu

2.2.3.2. Đánh giá tính bền vững của chính sách xóa đói giảm nghèo

Thứ nhất, về tính hiệu quả, các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu đã thực sự phát huy hiệu quả. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng chính sách xóa đói giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện Phù Yên đã bước đầu đem lại kết quả đáng khích lệ. Cùng với thời gian, phạm vi bao phủ của chính sách đã có những cải thiện đáng kể nên số hộ nghèo được tiếp cận với các chính sách ngày một tăng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong kết quả đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Phù Yên nên số hộ nghèo được tiếp cận với chính sách ngày một tăng. Hiệu quả của các chính sách hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản lại được chứng minh bằng sự cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ này đối với người nghèo. Bên cạnh đó có thể thấy được hiệu quả của chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, thôn, bản nghèo và khó khăn được cải thiện thông qua các con số về các công trình công cộng được xây dựng cũng như số xã thoát nghèo. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy hiệu quả của các chính sách này thực sự chưa cao thể hiện trong quá trình triển khai chính sách. Bên cạnh đó, nguồn lực hạn chế phải hỗ trợ cho một số lớn thuộc đối tượng của chính sách nên dẫn đến mức độ hỗ trợ bình quân còn thấp và tình trạng hỗ trợ dàn trải cho các đối tượng được thụ hưởng còn nhiều.

Thứ hai, tính hiệu lực của chính sách, mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo rất rõ ràng, đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ nghèo được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh qua đó tăng thu nhập và tự vượt nghèo; được tiếp cận với giáo dục và y tế để cải thiện trình độ học vấn cũng như sức khỏe của họ, giảm bớt sự cách biệt về địa lý để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống ở các xã nghèo và khó khăn. Bên cạnh mỗi mục tiêu cụ thể mà mỗi chính sách theo đuổi thì các chính sách này còn cùng hướng tới mục tiêu đó là giảm tình trạng nghèo đói trên các khía cạnh. Thực tế cho thấy, tất cả các chính sách đều đạt được mục tiêu tuy ở mức độ kahcs nhau và đã có đóng góp quan trọng đối với thành tựu giảm nghèo ở huyện Phù Yên. Mặc dù nguồn số liệu hạn chế không cho phép đánh giá bằng phương pháp định lượng về tác động của tất cả các chính sách đến kết quả

giảm nghèo nhưng với những gì do chính người nghèo cung cấp trong các nghiên cứu có sự tham gia của người dân thì chúng đã thực sự tác động tích cực đến cuộc sống của họ. Người nghèo đã cảm nhận được rất rõ lợi ích mà mỗi chính sách đem lại. Với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đến hộ nghèo thông qua cung cấp tín dụng ưu đãi hay hỗ trợ về giáo dục và y tế đã góp phần không chỉ tạo cơ hội để cải thiện mức sống do thu nhập tăng lên mà còn giúp cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, giúp họ giảm thiểu rủi ro và tránh được của nguy cơ bị tổn thương. Ý nghĩa hơn cả đó là giúp họ tự tin hơn và tham gia có hiệu quả hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương. Tất cả những vấn đề trên cho thấy chính sách xóa đói ngảm nghèo chủ yếu đã có hiệu lực, tuy nhiên, tính hiệu lực này chưa cao vì thực tế triển khai chính sách còn bộc lộ một số vấn đề bất cập. Ví như hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dù đã góp phần cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế, giảm đói nghèo ở các xã nghèo và đặc biệt khó khăn nhưng thực tế một bộ phận không nhỏ người nghèo lại chưa thực sự được hưởng các thành quả mà chính sách tạo ra. Với chính sách hỗ trợ giáo dục và y tế cho người nghèo mong muốn không chỉ là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục - y tế mà còn có mục tiêu cao hơn đó là họ phải được hưởng dịch vụ giáo dục - y tế có chất lượng cao. Trong thực tế hiệu lực của các chính sách dường như chưa đạt được vì sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn tồn tại đối với người nghèo. Do đó, mặc dù mục tiêu được xác định rõ ràng trong các chính sách nhưng khả năng đạt được của các mục tiêu chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, về sự phù hợp của chính sách, tác động tích cực của các chính sách xóa đói ngảm nghèo chủ yếu đến công cuộc giảm nghèo của huyện thời gian qua là bằng chứng thuyết phục nhất về sự phù hợp của chính sách với thực tế. Tuy nhiên, kết quả phân tích thực trạng triển khai chính sách cho thấy ở mỗi chính sách đều bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế, đặc biệt là chưa xuất phát từ mong muốn của người hưởng lợi. Ví như, chính sách hỗ trợ giáo dục, về cơ bản chính sách đã hỗ trợ đúng đối tượng là trẻ em con hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

nhưng do mức hỗ trợ còn thấp nên tác động đến giảm gánh nặng học phí giáo dục còn nhỏ. Chính điều này dẫn đến tình trạng dường như người nghèo chưa cảm nhận được hết lợi ích mà chính sách mang lại cho họ. Do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cha mẹ đến việc cho con trẻ tới trường học - một nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ em không được đi học đúng tuổi hoặc có những phải bỏ dở giữa chừng. Bên cạnh đó, ngay cả khi có cơ hội được tiếp cận giáo dục thì bản thân người nghèo cũng nhận thấy họ đang được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng dường như là thấp. Nguyên nhân do ở nhiều nơi, đặc biệt vùng sâu vùng xa trường lớp chưa đạt chuẩn, trình độ thầy cô còn hạn chế, chương trình học chưa phù hợp với một số địa phương... Điều này cho thấy để đạt được mục tiêu tạo mọi cơ hội tốt nhất để trẻ em con nhà nghèo được tiếp cận với giáo dục cơ bản có chất lượng thì hỗ trờ dưới hình thức miễn giảm các khoản đóng góp là chưa đủ. Với chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, cho dù người nghèo đã được nhận hỗ trợ từ chính achs nhưng họ chưa thực sự hài lòng với sự hỗ trợ đó. Điều này được thể hiện trên một số mặt như: mức độ hỗ trợ còn thấp so với chi phí họ phải bỏ ra, chất lượng dịch vụ học được chưa cao, thông tin về sự trợ giúp của chính phủ đối với người nghèo

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 95 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)