Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 37 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.3.1. Tạo cơ hội cho người nghèo

Thứ nhất, cần triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy bên cạnh việc thực hiện chính sách vĩ mô thì cần phải kết hợp đồng bộ với các chính sách khác, đặc biệt chính sách có tác động trực tiếp đến giảm nghèo và tránh được những tác động xấu không đáng có cho nền kinh tế.

Thứ hai, tập trung đầu tư có hiệu quả vào các xã nghèo. Việc xác định đối tượng hỗ trợ xã nghèo là một điểm nổi bật trong chính sách xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư cho các xã nghèo còn mang tính dàn trải vì thế hiệu quả đầu tư chưa cao. Quá trình đầu tư cần tập trung thông qua hình thức cuốn chiếu. Điều này cho phép tập trung nguồn lực đầu tư cho từng xã, tránh được tình trạng dàn trải, không đủ nguồn lực giải quyết dứt điểm. Hiệu quả không cải thiện rõ rệt tình trạng nghèo của cộng đồng.

Thứ ba, có chính sách và giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng đặc biệt: dân tộc thiểu số, người tàn tật và phụ nữ để giúp họ thoát khỏi nghèo đói cùng với

người nghèo khác. Cụ thể: Tăng cường sự đối xử đặc biệt với dân tộc thiểu số, tăng tiêu chuẩn trợ cấp và hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng dân tộc thiểu số. Nên thành lập một quỹ riêng từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số. Cần xác định ngân sách nhà nước chỉ nên đầu tư vào nhưng vùng nghèo trọng điểm quốc gia như các tỉnh miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên, đây là nơi tập trung cao dân tộc thiểu số. Các tỉnh thành không thuộc vùng trên điều kiện về kinh tế phát triển hơn phải tự dùng ngân sách địa phương là chính để hỗ trợ cho người nghèo của địa phương mình.

Xác định vấn đề xóa đói giảm nghèo cho người tàn tật là một phần quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Trên cơ sở đó có các khoản vay đặc biệt dành cho đối tượng này để tránh tình trạng họ không tiếp cận được với các nguồn tín dụng ưu đãi. Và để đảm bảo tính bền vững trong xóa đói giảm nghèo cho đối tượng này cần lựa chọn các dự án và các biện pháp có thể trực tiếp giải quyết vấn đề ăn mặc cho người tàn tật ở nông thôn.

Thứ tư, tăng cường huy động vốn và tổ chức mọi thành phần xã hội tham gia hỗ trợ nghèo đói. Vấn đề này, Việt Nam đã triển khai thực hiện, tuy nhiên ở một số địa phương còn mang tính hình thức. Cũng là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp vào công cuộc giảm nghèo như kinh nghiệm của Trung Quốc là mỗi tổ chức hay doanh nghiệp sẽ hỗ trợ một công trình cụ thể ở một địa phương nhất định, do đó đã cải thiện khá đồng bộ và căn bản bộ mặt của nông thông. Điều quan trọng là các công trình đó thực sự hữu ích cho đời sống của người nghèo.

Thứ năm, đẩy mạnh sự hợp tác trong xóa đói giảm nghèo giữa các cùng kinh tế phát triển và vùng nghèo. Huy động các tỉnh và thành phố phát triển hỗ trợ cho các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Thứ sáu, tạo cơ hội cho người nghèo không nhất thiết phải bằng cách hỗ trợ vốn vay dưới hình thức ưu đãi. Điều mà người nghèo cần đó là làm thế nào sử dụng được vốn vay một cách có hiệu quả để tự thoát nghèo. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của các đơn vị nhà nước hướng dẫn cách quản lý vốn cũng như kiến thức sản xuất kinh doanh.

1.2.3.2. Bài học về cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức cung ứng dịch vụ y tế. Cung cấp dịch vụ cơ bản là một trong những nhiệm vụ mà chính phủ cần đảm nhận nhằm khắc phục thất bại của thị trường, tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ cũng trực tiếp cung ứng. Với nguồn lực ban đầu, nhiệm vụ của chính phủ là tìm ra phương thức cung ứng hiệu quả nhất. Trường hợp ký hợp đồng thuê ngoài trong cung cấp dịch vụ y tê không chỉ làm cho diện phục vụ được mở rộng mà sự tồn tại của ba hình thức cung ứng đã làm tăng tính cạnh tranh của các nhà cung ứng và bản thân cơ sở dịch vụ y tế của chính phủ cũng cần xem xét lại cách thức hoạt động của mình nếu như còn muốn tiếp tục được hoạt động. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Việt Nam vì hiện tại phần lớn cung ứng dịch vụ y tế vẫn do trực tiếp khu vực công đảm nhiệm nên diện phục vụ cũng như chất lượng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt, đối với đối tượng thu nhập trung bình hay thấp trong xã hội thì để tiếp cận được với dịch vụ y tế có chất lượng là một vấn đề nàn giải. Do đó, hình thức ký hợp đồng thuê dịch vụ trong lĩnh vực y tế của Campuchia là bài học quý giá cho Việt Nam. Bước đầu áp dụng hình thức thuê trong để các nhà thầu có thể hỗ trợ quản lý cho các nhân viên y tế dịch vụ công vì hiện tại khâu quản lý trong lĩnh vực này còn nhiều yếu kém. Tiếp đến, từng bước áp dụng hình thức thuê ngoài dịch vụ ở các đô thị lớn và vùng đồng bằng vì ở đây có thể đáp ứng được yêu cầu trực tiếp tuyển dụng nhân viên theo tiêu chuẩn của nhà cung ứng. Ngoài ra, khi áp dụng hình thức thuê dịch vụ, nhân viên y tế được trả lương theo lương thị trường nên hạn chế được tình trạng người hưởng dịch vụ phải trả thêm khoản phí chính thức. Đây là một trong những trở ngại khiến cho nhiều người nghèo không muốn tới khám chữa bệnh ở bệnh viện công khi bị ốm đau.

Thứ hai, tạo ra tính cạnh tranh giữa nhà cung ứng khu vực công và khu vực tư để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Thông thường, cung ứng dịch vụ giáo dục thuộc về nhiệm vụ của chính phủ. Tuy nhiên, với xu hướng xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, tư nhân đã tham gia vào cung ứng làm cho tính cạnh tranh giữa khu vực công và tư ngày càng cao.

Thứ ba, trợ cấp trực tiếp có điều kiện cho đối tượng thu hưởng các dịch vụ xã hội căn bản. Chính phủ cần có chương trình và chính sách hộ trợ về y tế, giáo dục cho người nghèo. Cách thực hỗ trợ chủ yếu vẫn là hiện vật như: sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cấp thẻ khám chữa bệnh miền phí cho người nghèo, miễn giảm học phí cho đối tượng người nghèo. Các chính sách này triển khai trong một thời gian dài nhưng tác động chưa lớn. Để áp dụng thành công hơn nữa, đòi hỏi có cơ chế giám sát chặt chẽ đối tượng thu hưởng cũng như chất lượng ở những nơi cung ứng dịch vụ.

1.2.3.3. Bài học về quản lý rủi ro và giảm nguy cơ tổn thương

Thứ nhất, cần hỗ trợ người nghèo cách quản lý rủi ro. Người nghèo luôn phải đối mặt với vô vàn rủi ro, tuy nhiên, khi những rủi ro xảy đến họ rất lúng túng không biết phải giải quyết như thế nào. Chính vì vậy cần có sự hỗ trợ người nghèo quản lý rủi ro sao cho hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro và giảm thiểu tác động của các cú sốc. Cách thức để quản lý rủi ro thì đa dạng và không giống nhau cho các quốc gia nhưng qua nhiều nghiên cứu kinh nghiệm cho thấy có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách bảo hiểm.

Thứ hai, công cụ để quản lý rủi ro hữu hiệu nhất đó là bảo hiểm. Xuất phát từ các rủi ro mà người nghèo phải đối mặt, có nhiều công cụ hỗ trợ cho người nghèo quản lý rủi ro. Trong đó, phải kể tới một công cụ có tác dụng phân tán rủi ro cao đó là bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già... Cách thực bảo hiểm của các loại hình bảo hiểm này không giống nhau ở các nước. Với Singapore, ba cấp độ bảo hiểm y tế không những khắc phục được tính đa dạng rủi ro mà còn đảm bảo được công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Đối với Việt Nam, áp dụng phổ biến loại hình bảo hiểm Medisave cho mọi đối tượng sẽ hạn chế được hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, với hình thức bảo hiểm Medishield và Medifund sẽ đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo. Điều này hoàn toàn phù hợp để vận dụng vào nông thôn Việt Nam, nơi mà tỉ lệ lớn dân số cũng như người nghèo nhưng hiện nay đang có mức sống cải thiện đáng kể nên hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện đóng một phần kinh phí.

1.2.3.4. Bài học về tăng cường năng lực cho người nghèo

Thứ nhất, cần tạo cơ chế để người nghèo được tham gia. Sự tham gia vào các hoạt động xã hội dường như là món ăn xa xỉ đối với người nghèo. Họ trường không được tham gia vào quá trình chính trị và cũng là đối tượng được các chính khách quan tâm. Ngoài ra, nghèo đói thường đi liền với hèn nên họ luôn cảm thấy tự ti và không tham gia các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, để người nghèo thoát đwocj cảnh bần hàn không chỉ là hỗ trợ về thu nhập hay giúp học vượt qua những rủi ro mà còn là giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội vì nghèo đói. Và quan trọng hơn cả họ cần được tham gia vào xác định các nhu cầu với các hoạt động do các tổ chức cá nhân và chính phủ trợ giúp.

Thứ hai, cần có sự hỗ trợ dưới các hình thức khác nhau giúp người nghèo nâng cao năng lực. Sự xuất hiện của các tổ chức hỗ trợ pháp lý hay tổ chức dịch vụ pháp lý sẽ là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người nghèo cũng như tăng cường năng lực cho người nghèo trong xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)