Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 52 - 55)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đề xuất câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của chương trình xóa đói giảm nghèo?

- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo. - Để nâng cao hiệu qủa của chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới cần có giải pháp gì?

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sử dụng số liệu thu thập và tính toán từ các công trình, báo cáo của Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, UNDP Việt Nam; Báo cáo do cơ quan tỉnh Sơn La, huyện Phù Yên; Các bài báo, công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác.

1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập những thông tin cần thiết cho luận văn, chúng tôi tiến hành kiểm tra các yếu tố về tính chính xác, kịp thời và độ tin cậy của thông tin. Các thông tin thu thập được sẽ được tính toán phản ánh thông qua hệ thống bảng thống kê, đồ thị thống kê. Toàn bộ thông tin được tính toán và xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

1.3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tổ thống kê: là cơ sở để đánh giá tổng quát nhất các nội dung, chỉ tiêu đã xác định từ trước.

- Đồ thị: Nhằm mục đích đưa tới cho người đọc, người nghiên cứu cái nhìn trực quan về mức độ phân bố của số liệu và thông tin đã thu thập.

- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm tính toán các chỉ tiêu để có thể so sánh giữa vùng nghiên cứu và các chỉ tiêu của cả nước (giữa các vùng) để từ đó có những giải pháp cụ thể.

1.3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phục vụ cho việc đánh giá một số chính sách đói nghèo chủ yếu của, chúng tôi xác định chỉ số trung gian và chỉ số cuối cùng cho từng chính sách. Việc xác định này căn cứ trên khả năng cho phép về số liệu nên chỉ số khá hạn chế. Tuy nhiên, chỉ số này cũng sẽ góp phần trong quá trình đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu:

a. Quy mô thực hiện chương trình bao gồm: Số vốn đầu tư; Số hộ được tham gia; Số Km đường xây dựng mới và cải tạo; Số giường bệnh... được thực hiện.

b. Cường độ thực hiện chương trình bao gồm: Vốn đầu tư/ hộ; Vốn tín dụng/hộ; Gường bệnh/1000 dân...

c. Trình độ phổ biến: Tỷ lệ hộ được tham gia dự án (%) trong tổng số hộ của huyện; Tỷ lệ xã/bản được xây dựng trạm y tế, làm đường giao thông, xây dựng trạm điện (%); Tỷ lệ hộ dân được vay vốn; Thu nhập bình quân người dân; Thu nhập bình quân đầu người...

d. Hiệu quả của chương trình: Tỷ lệ giảm hộ nghèo; Tỉ lệ lương thực bình quân đầu người; Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người; Tỉ lệ hộ đói; Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Tỉ lệ trẻ em đi học; Tỉ lệ người dân được dùng nước sạch; Tỉ lệ cán bộ thôn/bản được đào tạo, bồi dưỡng.

e. Mức độ bền vững của dự án: Tỉ lệ số hộ tái nghèo; Tỉ lệ học sinh tái mù; Tỉ lệ học sinh bỏ học.

Chƣơng II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 52 - 55)