5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Vai trò của nhà nước trong xóa đói giảm nghèo
Vai trò của nhà nước trong giải quyết vấn đề đói nghèo đã thay đổi qua thời gian. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi chung của các nước vi vai trò của nhà nước luôn gắn liền với quan niệm về nghèo đói mà quan niệm này lại thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, cách thức can thiệp của nhà nước trong giải quyết đói nghèo cũng khác nhau. Có thể tóm lược vai trò của nhà nước qua một số thời kỳ như sau:
Thời kỳ trước năm 2000: Vai trò của nhà nước trong công cuộc giảm nghèo được thể hiện bằng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực để xóa đói giảm nghèo. Cụ thể: củng cố môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp và dân cư đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các công cụ và chính sách kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính.
Thời kỳ sau năm 2000: Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, nghèo đói vẫn tồn tại trên diện rộng và cả bề sâu. Bởi vậy đặt ra cho nhà nước cần xây dựng một chiến lược hành động cụ thể hơn để chống lại đói nghèo. Xuất phát từ thực tiễn cũng như khuân mẫu chung về chiến lược xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới, nước ta đã thiết lập một khuân khổ riêng cho quốc gia mình. Với việc xây dựng ba hướng tấn công, đó là: mở ra những cơ hội việc làm và nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo; tiếp đến phải có các biện pháp để đảm bảo tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ là khách quan và công bằng, nhờ vậy mọi công dân đều được hưởng những thành quả do sự phát triển mang lại; thứ ba là cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ rủi ro của người nghèo trước những bất trắc trong đời sống.
Để có thể hành động tốt trên cả ba hướng trên, giải pháp do nhà nước đề ra tập trung vào: phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện rộng; phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo; phát triển CSHT tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo được tiếp cận các dịch vụ công; xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo; phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo. Để thực hiện các giải pháp của mình, nhà nước đã rất nỗ lực đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện giải pháp.
Đến nay có thể khái quát vai trò của nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo trên một số điểm chính sau:
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tạo nguồn lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế có cơ sở rộng rãi với các chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động tạo điều kiện cho người nghèo có việc làm và tăng thu nhập. Phát triển nông thôn sẽ là động lực quan trọng của chiến lược tăng trưởng;
Thứ hai, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là giáo dục tiểu học, y tế cơ sở. Việc bảo đảm cho người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ
bản trở nên rất quan trọng, làm giảm đi các hậu quả tức khắc của nghèo khổ và giúp chống lại một trong những nguyên nhân gây ra nghèo khổ. Việc đầu tư lớn hơn vào con người sẽ giúp cho đảm bảo rằng người nghèo vừa được hưởng lợi lại vừa đóng góp cho tăng trưởng;
Thứ ba, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, không phải tất cả người nghèo đều được hưởng lợi từ các chính sách thúc đẩy tăng công ăn việc làm, thu nhập và cải thiện về vốn con người;
Thứ tư, tổng huy động các nguồn lực phục vụ cho công cuộc tấn công đói nghèo của quốc gia. Một trong những điểm hạn chế lớn nhất là luôn thiếu nguồn lực khi thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, để chủ động về kinh phí ngoài nguồn vốn ngân sách, nhà nước cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức phi chính phủ... [16].