Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 61 - 65)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Yên

2.1.3.1. Tính hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Yên giai đoạn 2006 - 2010

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện kỳ họp thứ 5 khóa XVIII về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức, song kinh tế - xã hội huyện Phù Yên những năm qua tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt kế hoạch hàng năm đề ra. Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện, nâng cao. Kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau [18],[19]:

- Tổng sản phẩm GDP (theo giá 1994) năm 2006 đạt 576 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.025 tỷ đồng (vượt 8,4% so với kế hoạch 5 năm), tốc độ tăng trung bình 15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2006, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 22%, đến năm 2010 đạt 25% (tăng 3 % so với năm 2006); tỷ trọng thương nghiệp dịch vụ năm 2006 là 32 %, năm 2010 đạt 36,4%; tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp năm 2006 đạt 46%, đến năm 2010 giảm còn 38,6%.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2006 đạt 318 tỷ đồng, tính đến năm 2010 đạt 505 tỷ động, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 11,4%/năm.

Giá trị sản suất công nghiệp, xây dựng năm 2006 đạt 163 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 340 tỷ động, tốc độ tăng trung bình 5 năm là 21,96%/năm.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2006 đạt 237 tỷ động, năm 2010 đạt 508 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 19,32%/năm.

- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2006 dạt 110,308 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 368 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 35,15%. Trong đó thu trên ngân sách địa bàn năm 2006 đạt 8,3 tỷ đồng, đến năm 2010 thu đạt 47 tỷ đồng (vượt 328% so với kế hoạch), tốc độ tăng trung bình 46,07%/năm. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2006 đạt 108,185 tỷ đồng, đến năm 2010 tổng chi ngân sách là 367 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trung bình 31,73%/năm.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt 335 tỷ đồng, năm 2010 đạt 735 tỷ đồng (vượt 9,6% so với kế hoạch), tốc độ tưng trung bình 5 năm là 18,1%.

- Quy mô dân số năm 2006 toàn huyện là 103,2 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số 1,1%; năm 2010 tổng dân số toàn huyện là 110,15 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%.

- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006 đạt 89%, đến năm 2010 đạt 100%.

- Năm 2006 đào tạo nghề, chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề cho 420 lao động, giải quyết việc làm cho 800 lao động, đến năm 2010 đào tạo nghề, chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề cho 1.200 lao động, giải quyết việc làm cho 1.900 lao động, tốc độ tăng trung bình về giải quyết việc làm đạt 26,4%/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 37,91%, đến năm 2010 giảm xuống còn 27,05% (kế hoạch là 18,1%).

- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt năm 2006 là 85%; đến năm 2010 đạt 94% (bằng 100% kế hoạch). Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh là 72% năm 2006; đến năm 2010 đạt 85% (kế hoạch là 93%).

2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2010

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt được sự phát triển khá, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung. Thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị sản lượng cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp đạt khá, đặc biệt là trong trồng trọt. Tốc độ tưang trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,6%/năm (năm 2006, giá trị GDP nông, lâm nghiệp đạt 265 tỷ đồng; năm 2010 đạt 396 tỷ đồng).

Ngành trồng trọt tạo được sự phát triển mạnh nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, khai hoang. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 12,24%/năm (trong đó: năm 2006, đạt giá trị sản xuất 200,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 324 tỷ đồng). Năng suất và sản lượng các loại cây trồng cơ bản đạt năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng lương thực đạt tốc độ tăng trung bình 6,8%/năm (trong đó: năm 2006 đạt 48.950 tấn; năm 2010 đạt 54.722 tấn). Sản lượng hoa quả tươi đạt tốc độ tăng trung bình 2,82%/năm (trong đó: năm 2006 sản lượng hoa quả tươi đạt 10.023 tấn; năm 2010 đạt 10.050 tấn). Sản lượng đỗ tương đạt tốc độ tăng trung bình 2,79%/năm (năm 2006 sản lượng đỗ tương đạt 4.587 tấn; năm 2010 đạt 5.180 tấn). Sản lượng chè búp tươi đạt tốc độ tăng trung bình 9,86%/năm (năm 2006 sản lượng chè búp đạt 400 tấn; năm 2010 đạt 640 tấn).

Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung với nhiều loại hình trang trai có quy mô nhỏ và vừa. Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt mức tăng trưởng khá qua các năm. Tổng đàn gia súc năm 2006 đạt 87.720 con, đến năm 2010 đạt 96.00 con, tốc độ tăng trung bình 1,74%/năm. Đàn gia cầm năm 2006 đạt 390.000 con, năm 2010 đạt 455.000 nghìn con, đạt tốc độ tăng trung bình 3,94%/năm.

Nôi trồng và khai thác thủy sản quy mô nhỏ lẻ, sản lượng và giá trị sản lượng đạt thấp so với tiềm năng phát triển. Tỷ trọng đóng góp trong GDP nội bộ ngành nông, lâm, nghiệp thấp. Sản lượng thủy sản năm 2006 đạt 310 tấn, năm 2010 đạt 660 tấn, tốc độ tăng trung bình 8,95%/năm.

Ngành lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả. Số diện tích quản lý bảo vệ và tỷ lệ chi phủ rừng tăng hàng năm. Kết quả trồng rừng mới hàng năm đạt khá so với kế hoạch giao. Năm 2006 quản lý bảo vệ tổng diện tích rừng 54.505 ha, độ che phủ rừng 44,1%; năm 2010 quản lý bảo vệ diện tích rừng là 56.650 ha, độ che phủ rừng đạt 46%. Trồng rừng tập trung năm 2006 đạt 508,5 ha, năm 2010 đạt 794,5 ha, tốc độ tăng trung bình 8,47%/năm.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thúc đẩy phát triển mạnh. Các ngành tiểu thủ công nghiệp mang

tính truyền thống và có lợi thế như: khai thác vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, gia công cơ khí, chế biến nông sản tiếp tục duy trì được sự phát triển ổn định. Ngành công nghiệp được mở rộng với việc đầu tư phát triển công nghiệp da giầy, khai khoáng và khai thác các công trình thủy điện. Tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt cao. Giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trung bình 28,5%, trong đó năm 2006 đạt 24,2 tỷ đồng và đến năm 2010 đạt 66,2 tỷ đồng.Tỷ trọng GDP năm 2006 chiếm 4,2% và năm 2010 GDP tăng lên 6,4%.

Thương mại dịch vụ, phát triển mạnh về số lượng, chất lượng, loại hình và quy mô phát triển với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Doanh thu hàng bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và mức đóng góp trong tổng GDP hàng năm của ngành thương mại dịch vụ đạt mức tăng cao. Giá trị GDP ngành thương mại dịch vụ năm 2006 đạt 184 tỷ đồng, năm 2010 đạt 373 tỷ đồng (vượt 12,4% so với kế hoạch); đạt tốc độ tăng trung bình 18%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2006 đạt 412 tỷ đồng; năm 2010 đạt 790 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình đạt 17,75%/năm.

Dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách tăng nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng phục vụ. Ước tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong 5 năm đạt 1,85 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trung bình 28,3%. Tổng số hành khách vận chuyển ước đạt 2,9 triệu lượt hành khách, đạt tốc độ tăng trung bình 29,6%. Dịch vụ du lịch - khách sạn bước đầu được quan tâm đầu tư phát triển. Công tác quy hoạch xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch tiếp tục được xúc tiến triển khai thực hiện và đạt những kết quả bước đầu. Dịch vụ nhà hàng - khách sạn đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn cũng như địa phương lân cận.

Đầu tư và phát triển, công tác xây dựng quy hoạch được quan tâm thực hiện, đảm bảo phù hợp với định hướng chung của tỉnh, phù hợp với thực trạng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hoàn thành các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, quy hoạch phát riển kinh tế - xã hội đến 2020... Huyện

đang tập trung đôn đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2002, kế hoạch sử dụng đất 4 năm giai đoạn 2011 - 2015. Công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn được chỉ đạo triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc từ cơ sở xã, bản và tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Xây dựng hoàn thành các kế hoạch hàng năm từ 2006 đến 2010 đảm bảo tiến độ, chất lượng, góp phần quan trọng thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện phù yên, sơn la (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)