5. Bố cục của luận văn
1.2.6. Những thách thức đối với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên của chính phủ. Tuy nhiên, hoàn thiện như thế nào là vấn đề không đơn giản. Quá trình hoàn thiện chính sách luôn đòi hỏi cần có đầy đủ căn cứ vững chắc và một trong những căn cứ không thể thiếu được chính là nhận định về những thách thức trong tương lai mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong công cuộc giảm nghèo.
Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế xã hội biến động, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể và đã được cộng đồng quốc tế công nhận là một nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thể giới và là một trong những nước đi đầu trong thực hiện mục tiêu giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá “Thành tự giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển”. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề như tính đa dạng và phức tạp của xã hội Việt Nam; Tốc độ giảm
Xã hội Việt Nam đa dạng và phức tạp hơn: Chính sách đổi mới đã đem lại tốc độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tham gia và hưởng lợi của các nhóm dân cư từ thành tựu tăng trưởng kinh tế này, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền và các nhóm đồng bào thiểu số. Vì vậy, bước sang giai đoạn 2011 - 2015, xã hội Việt Nam đa dạng hơn nhiều so với trước đây (thời điểm khi các chương trình mục tiêu quốc gia bắt đầu được khởi xướng). Bản chất của đói nghèo là đói nghèo tương đối, do về cơ bản đói nghèo cùng cực đã được giải quyết. Điều đó đòi hỏi chính sách giảm nghèo cũng cần thay đổi tương ứng.
Tốc độ giảm nghèo chậm hơn: Một trong những thay đổi lớn khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm nghèo trong tương lai chính là sự thay đổi trong phân bổ thu nhập/chi tiêu của dân cư xung quanh nưỡng nghèo trong 10 - 15 năm qua. Cụ thể là tỷ lệ dân cư có mức chi tiêu đầu người dao động trong khoảng trên dưới 10% (20%) so với ngưỡng nghèo liên tục giảm từ 15% (29%) vào năm 1993 xuống còn 7% (14%) vào năm 2006. Hệ quả là tỷ lệ nghèo thay đổi 1 điểm phần trăm, sẽ trở lên khó khăn hơn so với trước đây và do vậy trong thời gian tới giảm nghèo sẽ trở nên ngày một “tốn kém” hơn; để giảm nghèo được một điểm phần trăm sẽ cần tốc độ tăng trưởng cao hơn, dẫn đến cần phải có thêm nguồn lực để gia tăng đầu tư. Điều này, hàm ý để duy trì được tốc độ giảm nghèo nhanh, cần phải tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như cải thiện mô hình tăng trưởng theo hướng có lợi cho người nghèo, thôgn qua tiếp tục khuyến khích sự phát triển của các ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tạo ra được nhiều việc làm và thu nhập cho lao động có ít kỹ năng.
Thứ hai, mục tiêu trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 đánh dấu một bước phát triển mới về chất của Việt Nam: thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện và nội lực cũng tăng lên... Tuy nhiên, trở thành nước trung bình cũng đồng nghĩa với việc một số nhà tài trợ và một số các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần tài trợ ưu đãi cho Việt Nam, dẫn tới khả năng mất đi các lưới an sinh xã hội và các dịch vụ cơ bản cho một số nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Ngày nay, mặc dù Việt Nam đã phát triển tốt hơn nhiều nước trong khu vực, thoát khỏi mốc xuất phát điểm thấp và đã làm rất nhiều việc để giải quyết sự bất bình đẳng trong phát triển nhưng xu hướng đói nghèo đến năm 2015 vẫn tậpt rung cao ở vùng sâu vùng xa và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, trong những năm đầu là nước có thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì thiếu đi sự hỗ trợ ưu đãi từ bên ngoài để thực hiện các hoạt động giảm nghèo ở những vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và trình độ dân trí thấp.
Thứ ba, bên cạnh những cơ hội thì Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức đặc biệt là các vấn đề có tác động trực tiếp đến đói nghèo như bất ổn của nền kinh tế, sự cạnh tranh bình đẳng khiến cho hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân giảm và mất dần di, yêu cầu về chất lượng sản phẩm (nông sản) cao hơn...
Sự bất ổn của nền kinh tế: Sau bốn năm gia nhập WTO, tổng thể các tác động lên tăng trưởng và giảm nghèo là tích cực. Tuy nhiên, cùng với xu hướng đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn do các nhà đầu tư kỳ vọng cao vào một nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn sau gia nhập WTO, nhưng hạn chế của thể chế và tác động kinh tế toàn cầu bất lợi... đã gây ra lạm phát cao và mất cân đối vĩ mô lớn đã gây ra hậu quả nặng nền cho người dân đặc biệt là người nghèo.
Hỗ trợ của Nhà nước cho sản xuất nông nghiệp giảm và mất dần: Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng hơn. Yêu cầu đặt ra hoạt động sản xuất cần phải tính toán đầy đủ chi phí khiến cho giá thành sản phẩm tăng lên vì vậy lợi thể cạnh tranh về giá sẽ không còn nữa. Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng có nghĩa các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp giảm và dần bị tháo bỏ. Đây là một thách thức lớn đối với nông dân trong điều kiện sản xuất không có được lợi thế từ quy mô. Điều này trở lên nghiêm trọng hơn đối với người nghèo vì hoạt động sản xuất của họ là nhỏ lẻ manh mún.
Yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao: Thách thức đối với việc thực hiện cam kết về các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động vật ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO là rất lớn. Hiệp định này đỏi hòi sự hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia trong nông nghiệp và thủy hải sản. Để tồn tại và phát triển,
người nông dân cần thay đổi phương thức cũng như áp dụng kỹ thuật công nghệ mới. Đây sẽ là một thách thức lớn đặc biệt cho những người sản xuất nghèo, quy mô nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa vì sự hạn chế về khả năng áp dụng cũng như các nguồn lực thực hiện.
Thứ tư, biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, nhiều vùng ổn định về môi trường cùng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán. Chỉ tính riêng thiên tai, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 33% diện tích của Việt Nam và 76% dân số dễ bị ảnh hưởng bởi tiên tai trong khi 89% GDP được tạo ra ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai [9], [15].
Nguồn thu nhập của người dân phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi mà tỉ lệ nghèo còn cao hơn nhưng khả năng chống chọi với cú sốc như lũ lụt hay hạn hán là rất thấp. Bão, lũ lụt, cháy rừng và hạn hán ở mức cao vùng với sự thay đổi khí hậu tao ra các khác biệt lớn về thời tiết ở các vùng miền khác nhau. Tăng trưởng và những cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp khó có khả năng bắt kịp với những thay đổi này, làm cho các cộng đồng sống dựa vào nông nghiệp ở các vùng sâu vùng xa càng dễ bị tổn thương hơn.
Chính vì vậy, biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự toàn cầu và trong thực tế đã bắt đầu tác động đáng kể đến nhiều vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai ở Việt Nam. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp thiết hơn trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động tham gia vào chương trình nghị sự toàn cầu về biến đổi khí hậu, và cần sớm hiểu rõ các tác động nghèo đói và phân bổ thu nhập của vấn đề này để có những giải pháp kịp thời và phù hợp.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đề xuất câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của chương trình xóa đói giảm nghèo?
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo. - Để nâng cao hiệu qủa của chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới cần có giải pháp gì?
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Luận văn sử dụng số liệu thu thập và tính toán từ các công trình, báo cáo của Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, UNDP Việt Nam; Báo cáo do cơ quan tỉnh Sơn La, huyện Phù Yên; Các bài báo, công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập những thông tin cần thiết cho luận văn, chúng tôi tiến hành kiểm tra các yếu tố về tính chính xác, kịp thời và độ tin cậy của thông tin. Các thông tin thu thập được sẽ được tính toán phản ánh thông qua hệ thống bảng thống kê, đồ thị thống kê. Toàn bộ thông tin được tính toán và xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phân tổ thống kê: là cơ sở để đánh giá tổng quát nhất các nội dung, chỉ tiêu đã xác định từ trước.
- Đồ thị: Nhằm mục đích đưa tới cho người đọc, người nghiên cứu cái nhìn trực quan về mức độ phân bố của số liệu và thông tin đã thu thập.
- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm tính toán các chỉ tiêu để có thể so sánh giữa vùng nghiên cứu và các chỉ tiêu của cả nước (giữa các vùng) để từ đó có những giải pháp cụ thể.
1.3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để phục vụ cho việc đánh giá một số chính sách đói nghèo chủ yếu của, chúng tôi xác định chỉ số trung gian và chỉ số cuối cùng cho từng chính sách. Việc xác định này căn cứ trên khả năng cho phép về số liệu nên chỉ số khá hạn chế. Tuy nhiên, chỉ số này cũng sẽ góp phần trong quá trình đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu:
a. Quy mô thực hiện chương trình bao gồm: Số vốn đầu tư; Số hộ được tham gia; Số Km đường xây dựng mới và cải tạo; Số giường bệnh... được thực hiện.
b. Cường độ thực hiện chương trình bao gồm: Vốn đầu tư/ hộ; Vốn tín dụng/hộ; Gường bệnh/1000 dân...
c. Trình độ phổ biến: Tỷ lệ hộ được tham gia dự án (%) trong tổng số hộ của huyện; Tỷ lệ xã/bản được xây dựng trạm y tế, làm đường giao thông, xây dựng trạm điện (%); Tỷ lệ hộ dân được vay vốn; Thu nhập bình quân người dân; Thu nhập bình quân đầu người...
d. Hiệu quả của chương trình: Tỷ lệ giảm hộ nghèo; Tỉ lệ lương thực bình quân đầu người; Tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người; Tỉ lệ hộ đói; Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Tỉ lệ trẻ em đi học; Tỉ lệ người dân được dùng nước sạch; Tỉ lệ cán bộ thôn/bản được đào tạo, bồi dưỡng.
e. Mức độ bền vững của dự án: Tỉ lệ số hộ tái nghèo; Tỉ lệ học sinh tái mù; Tỉ lệ học sinh bỏ học.
Chƣơng II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phù Yên - Sơn La
Vị trí địa lý: Phù Yên là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 123.655 ha, chiếm 8,7% diện tích toàn tỉnh. Huyện có 26 xã và 01 thị trấn. Tổn dân số tính đến hết năm 2009 là 106.505 người, mật độ dân số trung bình 85 người/km2
. Vị trí địa lý giáp ranh: phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Bắc Yên; phía Nam giáp huyện Mộc Châu. Huyện Phù Yên nằm trên trục quốc lệ 37, cách Hà Nội 147 km, cách thành phố Sơn La 135 km. Ngoài quốc lộ 37 trên địa bàn huyện còn có quốc lộ 32B, quốc lộ 43 và tỉnh lộ 114 và đặc biệt huyện còn có dòng Sông Đà chảy qua. Vì vậy, Phù Yên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
Đặc điểm địa hình: Phù Yên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Các sông suối, đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía sông Đà và tạo nên 4 tiểu vùng.
Tiểu vùng I (gồm 6 xã): Mường Thải, Mường Cơi, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang, Tân Lang, có diện tích 46.613 ha, chiếm 37,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm về phía Đông Bắc của huyện, địa hình bao gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Đây là vùng có ưu thế về sản xuất nguyên liệu chế biến công nghiệp chè kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ, phát triển vốn rừng, khai thác gỗ, phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia súc nhỏ, gia súc lớn.
Tiểu vùng II (gồm 9 xã): Huy Hạ, Huy Bắc, Huy Tường, Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù và Thị trấn Phù Yên. Diện tích tự nhiên 19.775 ha, chiếm 15,98% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Nam của huyện, vùng có địa hình lòng chảo bằng phẳng được bao quanh bởi các dãy núi cao,
độ dốc trung bình vùng lòng chảo là 175m so với mặt nước biển. Đây được xác định là vùng trọng điểm về sản xuất cây lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế biến nông sản, chế biến gỗ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và là trung tâm văn hóa, du lịch, dịch vụ, nơi đầu mối giao lưu hàng hóa trong và ngoài huyện.
Tiểu vùng III (gồm 9 xã thuộc vùng hồ sông Đà): Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Tiến, Sập Xa, Đá Đỏ, Tân Phong, Tường Phong, Nam Phong, Bắc Phong. Tổng diện tích là 33.116 ha, chiếm 26,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình phần lớn là đồi núi dốc, bạc màu do độ xói mòn rửa trôi lớn. Vùng có diện tích lòng hồ sông Đà rộng: 3.079 ha, tạo thế mạnh trong việc phát triển rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu cung cấp bột giấy, nuôi thả, đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch sinh thái vùng lòng hồ.
Tiểu vùng IV (gồm 3 xã vùng cao): Kim Bon, Suối Tọ, Suối Báu. Tổng diện tích 24.170 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình của vùng là các đồi núi cao, chủ yếu là đồi trọc, đất đai bị rửa trôi, bạc màu, 1/3 diện tích của vùng là đồi núi trọc. Do địa hình phức tạp nên chỉ thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả Á nhiệt đới kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Đặc điểm khí hậu và thủy văn: Huyện Phù Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều, mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Do địa hình núi cao nên vào các tháng mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, đất bị xói mòn rửa