Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 75 - 78)

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

Cơ sở pháp lý là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng nên hệ thống BHTG tiên tiến và phát triển, vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động BHTG ở Việt Nam.

Trƣớc hết, phải sớm xây dựng và ban hành văn bản hƣớng dẫn Luật BHTG để chính sách BHTG phát huy tác dụng và tổ chức BHTGVN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình hội nhập, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

Từ khi có Luật BHTG, Chính phủ đã ban hành Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật và 2 Quyết định về việc thành lập BHTGVN và phê duyệt Điều lệ

Giải pháp hoàn thiện cơ chế BHTG ở Việt

Nam Nhóm 3

Nhóm giải pháp đối với Tổ chức tham gia

BHTG Nhóm 4 Nhóm giải pháp đối với Tổ chức BHTG Nhóm 2 Nhóm giải pháp đối

với ngƣời đƣợc bảo hiểm

Nhóm 1

Nhóm giải pháp chung nghĩa vụ của ngƣời gửi Thực hiện quyền và tiền

- Nghiên cứu triển khai Luật BHTG

- Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển BHTG

- Thực hiện các hoạt động BHTG chủ yếu

- Phối hợp với các cơ quan chức năng

- Về niêm yết CN BHTG - Về nộp phí

- Phối hợp chi trả - Cung cấp thông tin về tiền gửi đƣợc bảo hiểm - Phối hợp trong giám sát rủi ro

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý

- Chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động BHTG

- Tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc

70

về tổ chức và hoạt động của BHTGVN. Trên cơ sở rà soát các nội dung của Luật, danh mục văn bản hƣớng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi cần tiếp tục đƣợc ban hành gồm: 2 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, 1 Thông tƣ của Bộ tài chính hƣớng dẫn về chế độ tài chính của BHTGVN và 2 Thông tƣ của Ngân hàng Nhà nƣớc để hƣớng dẫn các điều khoản cụ thể của Luật. Cụ thể:

(i) Ít nhất 2 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ để thực hiện khoản 1 Điều 20 Luật BHTG: “Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước” [6, tr.6] và khoản 2 Điều 24

Luật BHTG: “Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo

đề nghị của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ” [6, tr.8].

Thủ tƣớng Chính phủ cần sớm ban hành Quyết định quy định khung

phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức trả tiền bảo hiểm.

(ii) 2 Thông tƣ hƣớng dẫn của NHNN (Thông tƣ chung hƣớng dẫn về các mặt nghiệp vụ và Thông tƣ về cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nƣớc và BHTGVN).

(iii) Thông tƣ của Bộ tài chính quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN để triển khai Luật BHTG: “Chế độ tài chính của tổ chức bảo hiểm

tiền gửi do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định” [6, tr.10].

Với việc tích cực triển khai các công việc nói trên, Luật BHTG sẽ đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.2. Chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Nhà nƣớc cần có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền

Về hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm: Cần tăng hạn mức chi trả để tạo lòng tin cho ngƣời dân đối với khoản tiền gửi của họ và không có phản ứng tiêu cực lên thị trƣờng.

71

Hạn mức chi trả đƣợc tính toán dựa trên việc bảo vệ số đông ngƣời gửi tiền và đảm bảo đƣợc 3 yêu cầu là tránh đƣợc rủi ro đạo đức, khuyến khích đƣợc tiền gửi tiết kiệm và đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Việt Nam là nƣớc có thị trƣờng tài chính ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển với nhiều biến động vì vậy hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm nên để ở mức gấp 5 đến 6 lần GDP bình quân đầu ngƣời. Dựa theo tính toán thông lệ quốc tế, hạn mức chi trả tiền gửi tối đa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đƣợc tính theo tỷ lệ nhƣ:

Với công thức nhƣ trên, hạn mức chi trả tiền gửi của BHTGVN theo dự báo GDP năm 2014 sẽ đƣợc tính nhƣ sau: 2.070 USD x 5 = 10.350 USD (khoảng 200 triệu đồng). Nhƣ vậy, theo xu hƣớng phát triển của kinh tế xã hội tại Việt Nam, đề nghị Chính phủ sớm ra quyết định tăng hạn mức chi trả lên 200 triệu đồng cho một cá nhân gửi tiền tại một TCTD.

Về loại tiền gửi được bảo hiểm: Hiện nay, loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm là Việt Nam đồng, trong tƣơng lai có thể xem xét đến yếu tố bảo hiểm ngoại tệ để thúc đẩy quá trình huy động vốn trong dân và đảm bảo công bằng giữa những ngƣời gửi tiền, khuyến khích kiều hối từ nƣớc ngoài gửi về Việt Nam cho đầu tƣ phát triển đất nƣớc.

Nhà nƣớc cần có chính sách quản lý, sử dụng nhằm bảo toàn và tăng trƣởng nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Để BHTGVN chủ động trong việc xử lý các tổ chức tham gia BHTG là NHTM cần bổ sung năng lực tài chính cho BHTGVN. Nguồn tài chính bổ sung có thể thực hiện theo các phƣơng án:

- Cấp bổ sung vốn điều lệ cho BHTGVN, trƣớc mắt là cấp đủ số còn thiếu 4.000 tỷ đồng trong tổng số 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định.

Công thức tính hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm của Việt Nam

72

- Sớm áp dụng mức phí theo rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Ngoài ra, cũng cần xây dựng các cơ chế để BHTGVN có thể mở rộng các hình thức đầu tƣ mở ra khả năng tích lũy vốn cao hơn. Hiện các hình thức đầu tƣ mà BHTGVN đƣợc phép thực hiện là rất hạn chế và đều có độ an toàn rất cao. Cần điều chỉnh các hình thức đầu tƣ tại các văn bản dƣới Luật đảm bảo điều chỉnh linh hoạt hơn.

3.2.1.3. Tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc

Cần thành lập một Cơ quan giám sát Tài chính Quốc gia với cơ cấu thành phần gồm các thành viên đến từ: Ngân hàng Nhà nƣớc, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Bộ Tài chính, BHTGVN. Ban điều hành của tổ chức này do Thủ tƣớng hoặc Phó thủ tƣớng lãnh đạo. Việc thành lập cơ quan này giúp cho việc phối kết hợp giữa các cơ quan trong Mạng an toàn tốt hơn vì nó cho phép việc trao đổi thông tin thẳng thắn và trực tiếp giữa các nhóm lãnh đạo nhỏ một cách định kỳ, qua đó tăng cƣờng khả năng giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo sớm đối với các tổ chức có vấn đề, đồng thời tăng cƣờng hiệu quả xử lý đổ vỡ và xử lý khủng hoảng của các cơ quan, duy trì ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 75 - 78)