1.2.2.1. Các mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Không có một mô hình BHTG nào có thể hoạt động hiệu quả ở mọi quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện của từng nƣớc (cụ thể là cơ cấu tài chính Quốc gia, mục tiêu chính sách công, vai trò của các cơ quan liên quan khác trong hệ thống an toàn tài chính Quốc gia) mà Quốc hội và Chính phủ sẽ quyết định tổ chức BHTG đƣợc xây dựng theo mô hình nào trong số 3 mô hình chủ yếu: mô hình chi trả (Pay-box), mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng (Pay-box with extended powers) và mô hình giảm thiểu rủi ro (Risk- Minimiser). Đây đƣợc coi là 03 mô hình chủ yếu, phản ánh phạm vi chức
26
năng hoạt động cũng nhƣ trình độ phát triển khác nhau của tổ chức BHTG tại từng quốc gia.
Hình 1.1: Các mô hình bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
(Nguồn: Hiệp hội BHTG quốc tế - IADI) Mô hình chi trả: Tổ chức BHTG chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất
đó là chi trả cho ngƣời gửi tiền sau khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản.
Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng: Tổ chức BHTG thực hiện chi
trả và một số chức năng bổ sung tùy thuộc vào đặc thù của từng quốc gia.
Mô hình giảm thiểu rủi ro: Tổ chức BHTG trong mô hình này có các
thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất ngƣời gửi tiền; đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia vào tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng. Trong mô hình này, tổ chức BHTG có vai trò tích cực trong giám sát tài chính, hỗ trợ ngăn ngừa khủng khoảng tài chính và thúc đẩy ổn định tài chính ngân hàng.
Trong quá trình thực tế hoạt động, mô hình chuyên chi trả và mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng đã thể hiện những hạn chế nhất định, cụ thể:
Với mô hình chi trả
Có nhiều hạn chế và thụ động trong quá trình triển khai nghiệp vụ BHTG: Không có khả năng giám sát rủi ro đối với hệ thống tài chính ngân hàng; Không thực hiện đƣợc nghiệp vụ tiếp nhận xử lý theo nguyên tắc chi phí tối thiểu nhằm giảm gánh nặng chi phí giải quyết đổ vỡ cho Chính phủ; Không đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.
27
Mô hình này thƣờng tồn tại ở các nƣớc đang phát triển, tổ chức BHTG mới đƣợc thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính; hạn chế trong khâu tiếp cận thông tin về ngƣời gửi tiền.
Với mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng
Theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, tổ chức BHTG chỉ đƣợc trao thêm một quyền hạn mở rộng, nhƣ:
- Xử lý ngân hàng và tiếp nhận tổ chức tham gia BHTG gặp vấn đề (Hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh toán, tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản).
- Chức năng giám sát (trong một giới hạn nhất định).
Với những hạn chế nhƣ trên, các tổ chức BHTG trên thế giới đang có xu hƣớng xây dựng hoặc cải cách hệ thống BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro.
Với mô hình giảm thiểu rủi ro
Tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro có đầy đủ các chức năng bao gồm:
- Quyền chấp thuận hoặc chấm dứt bảo hiểm tiền gửi theo những nguyên tắc nhất định.
- Khả năng độc lập về tài chính: i) quyền quyết định cơ chế tính phí hoặc xây dựng và đệ trình lên cơ quan giám sát hợp nhất quyết định; ii) quyền tiếp cận nguồn tài chính bổ sung từ các cơ quan Chính phủ và trên thị trƣờng tài chính.
- Quản lý quỹ: Tổ chức giảm thiểu rủi ro đầu tƣ quỹ tích luỹ đƣợc vào thị trƣờng tài chính thông qua các loại chứng khoán chính phủ có thu nhập cố định.
- Quyền truy cập thông tin: Khả năng thu thập thông tin định kỳ và đột xuất trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG hoặc từ các cơ quan giám sát khác và quyền kiểm tra lại tính chính xác của thông tin.
- Chức năng giám sát rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng: xác định tổ chức BHTG là bộ phận cấu thành của Mạng an toàn
28
tài chính Quốc gia. Trách nhiệm và phạm vi giám sát đƣợc phân định rõ ràng giữa các cơ quan giám sát.
- Cảnh báo sớm và can thiệp sớm: Xây dựng và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện can thiệp sớm theo nguyên tắc chi phí tối thiểu.
- Quyền quyết định phƣơng pháp xử lý: Đƣợc trao thẩm quyền linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp và triển khai hỗ trợ tài chính hoặc tiếp nhận xử lý.
- Chi trả cho ngƣời gửi tiền đƣợc bảo hiểm.
- Có vai trò trong việc ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, giải quyết khủng hoảng.
1.2.2.2. So sánh 3 mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi - Xác định mô hình tối ƣu cần lựa chọn
Đối với mục tiêu chính sách công, so sánh đƣợc tổng kết và hệ thống hoá tại bảng 1.2:
29
Bảng 1.2: So sánh mục tiêu chính sách công của các mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi
STT Mục tiêu chính sách công Mô hình giảm thiểu rủi ro Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng Mô hình chi trả
1 Bảo vệ ngƣời gửi tiền nhỏ thông qua việc cung
cấp cơ chế bồi thƣờng
2
Khuyến khích ngƣời gửi tiền ít đƣợc tiếp cận với thông tin về giám sát tài chính, ngân hàng và thực hiện nguyên tắc thị trƣờng
3
Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu các ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lý ngân hàng
4 Thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực tài chính
ngân hàng
5 Tạo ra một cơ chế chính thức trong việc xử lý đổ
vỡ ngân hàng
6 Tránh khủng hoảng tài chính ngân hàng
7 Thúc đẩy ổn định tài chính ngân hàng
8 Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế
9 Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự
hơn
10 Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế 11 Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế
30
Qua bảng so sánh 1.2 cho thấy: Mô hình chi trả chỉ thực hiện đƣợc bốn nhóm mục tiêu chính sách công đầu tiên liên quan trực tiếp đến việc chi trả tiền gửi và bảo vệ ngƣời gửi tiền. Đối với mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, mục tiêu chính sách công đƣợc nâng lên với khả năng tạo ra cơ chế chính thức trong việc xử lý đổ vỡ ngân hàng và tránh khủng hoảng tài chính.
Cuối cùng, mô hình giảm thiểu rủi ro thực hiện đầy đủ và tốt nhất các mục tiêu chính sách công đề ra trong đó có cả các mục tiêu vĩ mô nhƣ thúc đẩy ổn định tài chính, khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, góp phần vào hệ thống thanh toán có trật tự và giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế.