Trước khi có Luật BHTG, tổ chức và hoạt động BHTG ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo khung pháp lý với các văn bản chủ yếu sau:
- Văn bản pháp lý cao nhất về tổ chức và hoạt động của BHTG là Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 89.
- Các văn bản pháp lý khác: Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập BHTGVN; Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Thông tƣ 03/2006/TT- NHNN ngày 25/4/2006 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 89,109; Một số quyết định khác của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ tài chính về chế độ tài chính, chính sách lao động – tiền lƣơng của BHTGVN.
39
dung cơ bản cho hoạt động BHTG ở Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế nhƣ: Quy định rõ ràng về mục tiêu của BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng; Quy định tiến bộ về việc tham gia BHTG là bắt buộc; Quy định về việc áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức (Ban đầu, hạn mức trả tiền bảo hiểm đƣợc giới hạn ở mức 30 triệu VNĐ, sau đó đƣợc tăng lên 50 triệu VNĐ).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, pháp luật về BHTG thời điểm này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ: chƣa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về hoạt động BHTG; xác định một mức cụ thể về phí, hạn mức trả tiền bảo hiểm v.v...
Từ khi có Luật BHTG, Tổ chức và hoạt động BHTG ở Việt Nam đƣợc thực hiện trên cơ sở pháp lý cao hơn là Luật BHTG và các văn bản dƣới Luật gồm:
- Luật BHTG số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 (Hiệu lực 1/1/2013) do Quốc hội ban hành.
- Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi. (Nghị định này thay thế nghị
định 89/1999/NĐ-TTg và nghị định 109/2005/NĐ-TTg trừ nội dung về khung phí BHTG và hạn mức BHTG); Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Chính phủ V/v thành lập BHTGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN (Thay thế quyết định 218/1999/QĐ-TTg); Quyết định 1395/QĐ-
TTg ngày 13/8/2013 của Chính phủ V/v phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN (Thay thế quyết định 75/2000/QĐ-TTg).
Các văn bản này đã góp phần hoàn thiện hơn các quy định về nghiệp vụ BHTG; nâng cao giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về BHTG nhƣ: Xác định rõ vị trí của BHTGVN nhằm tránh chồng chéo nhiệm vụ với các cơ quan khác; Xác định rõ cơ quan quản lý Nhà nƣớc và nội dung quản lý Nhà nƣớc về BHTG; Chỉ bảo hiểm tiền gửi của ngƣời gửi tiền là cá nhân; Quy định việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN; Không quy định một
40
mức phí hay một khung phí cứng mà trao thẩm quyền cho Thủ tƣớng Chính phủ quy định khung phí BHTG và hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN v.v…
Các văn bản này đã kế thừa những nội dung phù hợp đã đƣợc trải nghiệm qua hơn 10 năm thực hiện pháp luật BHTG, đồng thời khắc phục đƣợc những thiếu sót, bất cập của pháp luật về BHTG, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của hệ thống pháp luật ngân hàng. Việc áp dụng các văn bản này giúp cho hoạt động BHTG hoạt động hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của ngƣời gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.