Hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 52 - 66)

Các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN gắn liền với chu kỳ hoạt động của tổ chức tham gia BHTG:

- Khi tổ chức tham gia BHTG đƣợc thành lập, BHTGVN thực hiện cấp chứng nhận BHTG.

- Trong quá trình tổ chức tham gia BHTG thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi và các hoạt động kinh doanh khác, BHTGVN có trách nhiệm giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ. Trong trƣờng hợp tổ chức tham gia BHTG gặp vấn đề, BHTGVN có thể thực hiện hỗ trợ tài chính và tiếp nhận xử lý.

- Cuối cùng, trong trƣờng hợp BHTGVN không thể hỗ trợ hoặc chi phí hỗ trợ lớn hơn chi phí chi trả, BHTGVN thực hiện chi trả tiền bảo hiểm, đồng thời tiến hành các biện pháp thu hồi nợ và thanh lý tài sản.

Hình 2.1: Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của BHTGVN

(Nguồn: BHTGVN)

2.2.4.1. Cấp, thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định về BHTG trƣớc và sau khi có Luật BHTG, các tổ chức tham gia BHTG phải hoàn tất thủ tục tham gia BHTG trƣớc khi bắt đầu tiến hành hoạt động nhận tiền gửi.

Các hoạt động chủ yếu Cấp chứng nhận BHTG, Thu phí BHTG Giám sát từ xa, kiểm tra

tại chỗ Đầu tƣ vốn Hỗ trợ tài chính (đến hết năm 2012) Chi trả BH, thu hồi nợ và thanh lý tài sản Xác định và theo dõi tiền gửi đƣợc bảo hiểm

47

Hoạt động BHTG bắt đầu từ việc cấp Giấy chứng nhận BHTG cho tổ chức tham gia BHTG, việc cấp này nhằm xác nhận tổ chức tham gia BHTG đã thực hiện tham gia BHTG bắt buộc theo quy định của pháp luật; đồng thời cảnh báo TCTD cần nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro. Một ý nghĩa khác là công khai thông báo cho ngƣời gửi tiền biết quyền lợi của họ đã đƣợc BHTGVN cam kết thay mặt Nhà nƣớc đảm bảo trong trƣờng hợp tổ chức tham gia BHTG gặp rủi ro.

Trước khi có Luật BHTG, chứng nhận BHTG đƣợc niêm yết tại các điểm giao dịch nhận tiền gửi là Bản chính, công khai để ngƣời gửi tiền đƣợc biết tiền gửi của họ đã đƣợc bảo hiểm.

Luật BHTG thì quy định tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai bản sao chứng nhận BHTG tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi. Trong thời gian tới các văn bản hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật BHTG nên cụ thể hóa việc niêm yết chứng nhận BHTG tại các điểm giao dịch có nhận tiền gửi là Bản sao từ sổ gốc.

Chứng nhận BHTG là kênh thông tin chính thức về chính sách BHTG đến với ngƣời gửi tiền. Do đó, việc cấp và quản lý chứng nhận BHTG đã đƣợc BHTGVN triển khai nghiêm túc. Trong 14 năm qua, BHTGVN đã liên tục cải tiến phƣơng thức cấp và quản lý chứng nhận bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Phần mềm cấp và theo dõi chứng nhận BHTG đã đƣợc triển khai và sử dụng ổn định, đem lại kết quả tốt.

Bảng 2.1: Tình hình cấp mới, cấp đổi, cấp bổ sung chứng nhận BHTG STT Năm Cấp mới, cấp đổi, cấp

bổ sung Thu hồi

1 2009 813 11 2 2010 1.215 27 3 2011 810 82 4 2012 3.146 514 5 2013 433 140 (Nguồn: BHTGVN)

48

Riêng trong năm 2013, BHTG cấp mới, cấp đổi, cấp bổ sung, cấp lại 433 chứng nhận BHTG đồng thời thu hồi 140 chứng nhận BHTG đối với các trƣờng hợp đổi tên, sáp nhập, hợp nhất, đóng cửa (chủ yếu là thu hồi từ 11 TCTD phi NH do các tổ chức này không thuộc đối tƣợng tham gia BHTG nữa; thu hồi từ NH Hợp tác (do đổi tên từ QTDND Trung Ƣơng).

Tính đến 31/12/2013, BHTGVN đã cấp Giấy chứng nhận BHTG cho các TCTD hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của pháp luật là 1.237 tổ chức bao gồm: 92 NHTM, 1.144 QTDND và Ngân hàng hợp tác. Các tổ chức tham gia BHTG đƣợc cấp chứng nhận đầy đủ, kịp thời đến từng điểm giao dịch.

Đồ thị 2.2: Số lƣợng tổ chức tham gia BHTG giai đoạn năm 2000-2013

(Nguồn: BHTGVN)

2.2.4.2. Xác định và theo dõi tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Việc xác định và theo dõi tiền gửi đƣợc bảo hiểm là cần thiết bởi nó liên quan trực tiếp đến việc tính phí BHTG và xác định ngƣời gửi tiền mà chính sách BHTG sẽ bảo vệ trực tiếp.

Việc theo dõi, phân tích về tiền gửi sẽ là cơ sở để đề xuất chính sách bảo vệ ngƣời gửi tiền, đồng thời là cơ sở để nâng hạn mức tiền gửi bảo hiểm.

Số lượng tổ chức tham gia BHTG

1.026 984 970 961 969 990 1.024 1.077 1.111

1.137 1.172 1.194 1.230 1.237

49

Trước khi có Luật BHTG, tiền gửi đƣợc bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ngƣời gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG.

Từ khi có Luật BHTG, tiền gửi đƣợc bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dƣới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các TCTD. Nhƣ vậy, so với quy định trƣớc đây, Luật BHTG đã loại trừ các đối tƣợng: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh ra khỏi đối tƣợng bảo hiểm.

Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo vệ ngƣời gửi tiền, BHTGVN thực hiện khảo sát về tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm tại các thời điểm cụ thể (trên cơ sở yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi đƣợc bảo hiểm).

Theo nguồn khảo sát của BHTGVN từ năm 2007 đến năm 2013, tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm tăng gần gấp 3 lần, từ 700 nghìn tỉ VND lên 2 triệu tỉ VND, tỷ lệ tiền gửi đƣợc bảo hiểm toàn bộ/tổng số tiền gửi đƣợc bảo hiểm đều có xu hƣớng giảm. Số liệu cụ thể về số tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm đƣợc thể hiện ở bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm năm 2011-2013

Đơn vị: Triệu tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh % 2012 với 2011 2013 với 2012 Tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm

1,1 1,5 2 36% 33%

50

Năm 2011, với hạn mức BHTG ở mức 50 triệu đồng, tỷ lệ tiền gửi đƣợc bảo hiểm toàn bộ trên tổng số tiền gửi đƣợc bảo hiểm cũng chỉ khoảng 15% (tỷ lệ trung bình ở các nƣớc khoảng 40%).

Việc xác định hạn mức chi trả là dựa trên nguyên tắc bảo vệ đƣợc đa số ngƣời gửi tiền và đƣợc tính toán dựa trên thu nhập bình quân đầu ngƣời (GDP). Nhƣ vậy, có thể nói hạn mức bảo hiểm tiền gửi ở mức 50 triệu đồng cho mỗi ngƣời gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Nghị định 109/2005/NĐ-CP không còn phù hợp với thời điểm hiện nay nữa.

2.2.4.3. Thu phí Bảo hiểm tiền gửi

Phí BHTG là nguồn thu quan trọng của BHTGVN nhằm đảm bảo nguồn tài chính để triển khai nghiệp vụ BHTG nhƣ chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm và hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG trong trƣờng hợp cần thiết. Nguồn Quỹ BHTG do các tổ chức tham gia BHTG đóng sẽ hạn chế việc sử dụng ngân sách Nhà nƣớc và phù hợp với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trƣờng.

Từ khi thành lập (tháng 11/1999) đến năm 2012, hệ thống văn bản hƣớng dẫn tính và nộp phí theo mức phí đồng hạng (0,15%/năm) đã cơ bản hoàn thiện và đi vào nề nếp. Phí bảo hiểm tiền gửi đƣợc tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

51

Kết quả thu phí bảo hiểm tiền gửi

33 86 106 149 193 278 347 481 684 950,5 1.223 1.634 2.057 2.500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồ thị 2.3: Kết quả thu phí BHTG giai đoạn năm 2000-2013 (tỷ đồng)

(Nguồn: BHTGVN)

Đồ thị 2.3 cho thấy tốc độ thu phí tăng trƣởng khá qua các năm, với tốc độ tăng trung bình hàng năm trên 20%. Năm 2013, BHTGVN đã thực hiện thu phí BHTG của 1.237 tổ chức tham gia BHTG với tổng số phí là 2.500 tỷ đồng (tăng 21,5% so với năm 2012). Tổng số phí BHTG thu đƣợc luỹ kế đến cuối năm 2013 khoảng 10.722 tỷ đồng.

Để bảo đảm thu phí đúng quy định, BHTGVN đã có nhiều biện pháp tích cực nhƣ hƣớng dẫn quy trình tính và nộp phí cho các đơn vị thực hiện, áp dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm tra đối chiếu số liệu, đôn đốc nộp phí đầy đủ, đúng hạn, xử lý minh bạch số phí nộp thừa, các biện pháp này đã làm giảm đáng kể các vi phạm về tính và nộp phí.

Từ năm 2004, 100% nguồn thu phí BHTG đƣợc bổ sung vào Quỹ nghiệp vụ BHTG của BHTGVN. Có thể nói tiền thu phí trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc tăng quy mô nguồn vốn, Quỹ của BHTGVN từ mức 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ do Chính phủ cấp lên mức khoảng trên 9.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 và khoảng 12.500 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, việc áp dụng mức phí đồng hạng 0,15%/năm chỉ phù hợp

52

trong giai đoạn đầu triển khai hệ thống BHTG khi tổ chức BHTG chƣa có đủ các nguồn lực cần thiết.

Theo Luật BHTG, Thủ tƣớng Chính phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của NHNN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Nhƣ vậy, quy định về phí BHTG của Luật BHTG đã kế thừa quy định tiến bộ về phí BHTG của Nghị định 109/2005/NĐ-CP làm nền tảng cho việc áp dụng hệ thống phí điều chỉnh theo rủi ro trong thời gian tới. Quy định này cũng phù hợp với xu hƣớng quốc tế là chuyển từ mô hình phí đồng hạng sang áp dụng mô hình phí theo rủi ro.

Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại Chính phủ vẫn chƣa ban hành Khung phí BHTG theo Luật BHTG và NHNN Việt Nam vẫn chƣa ban hành văn bản hƣớng dẫn việc tính và nộp phí BHTG theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Việc tính và nộp phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG vẫn thực hiện theo các quy định cũ với mức phí đồng hạng là 0,15%/năm.

2.2.4.4. Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ

Hoạt động của BHTGVN về cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù số ít; nhƣng mặt khác quan trọng hơn đó là mô hình hoạt động BHTG tại Việt Nam thực hiện một số vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý rủi ro các tổ chức tham gia BHTG, trong đó có vai trò giám sát, kiểm tra.

Đối với công tác giám sát từ xa

Hoạt động giám sát từ xa đƣợc BHTGVN triển khai từ năm 2002 trên cơ sở nội dung giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Hiện tại, có 2 kênh thông tin chính thức phục vụ cho công tác giám sát từ xa của BHTGVN là nguồn thông tin từ các tổ chức tham gia BHTG và nguồn thông tin cung cấp từ NHNN. Trong đó chủ yếu là nguồn báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG. Trên cơ sở đó, BHTGVN đã thực hiện phân tích,

53

đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị, phát hiện kịp thời những biểu hiện yếu kém, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Hệ thống giám sát từ xa của BHTGVN đã đƣợc cải tiến trên cơ sở nghiên cứu giám sát theo tiêu chuẩn mô hình CAMELS kết hợp với thực tế tại Việt Nam. Đây là bƣớc đổi mới để tiến dần tới các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế.

Phần mềm quản lý thông tin đầu vào và phần mềm giám sát đã hỗ trợ tích cực và bƣớc đầu có hiệu quả, đảm bảo đƣợc việc tổng hợp số liệu một cách chính xác, giảm thiểu việc nhặt số liệu thủ công. Đến 31/12/2013, BHTGVN đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Nhƣ vậy, nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN không chỉ giúp các TCTD trong việc đảm bảo an toàn hoạt động mà còn là cơ sở để các cơ quan chức năng có những xử lý và ứng phó kịp thời với những TCTD gặp vấn đề. Và điều đó là nhân tố quan trọng để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam.

Tuy nhiên hoạt động giám sát từ xa còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: Cơ chế pháp lý hiện hành chƣa quy định cụ thể về sự phối hợp giữa NHNN và BHTGVN trong việc phối hợp, chia sẻ thông tin. Chính điều đó gây ra những khó khăn cho BHTGVN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy thông tƣ chung hƣớng dẫn về các mặt nghiệp vụ và Thông tƣ về cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN cần sớm đƣợc ban hành.

Đối với công tác kiểm tra tại chỗ:

Cùng với giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ giúp đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động, việc chấp hành quy định pháp luật về BHTG, mức độ rủi ro hiện tại và tiềm ẩn của các tổ chức tham gia BHTG. Việc kiểm tra dựa trên kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, các trƣờng hợp đột xuất của BHTGVN và tình hình rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG.

54

Trước khi có Luật BHTG, nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG đƣợc thực hiện với nội dung kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG.

Nội dung kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng gồm: kiểm tra việc thực hiện công tác huy động vốn, quy trình đầu tƣ tín dụng, chấp hành về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay khách hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro v.v…Qua đó đánh giá mức độ rủi ro về hoạt động, rủi ro về tín dụng, quản trị điều hành, từ đó kiến nghị đơn vị tìm giải pháp xử lý phù hợp nhằm giúp đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả. Cùng với việc kiểm tra an toàn là kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG nhƣ: Hồ sơ tham gia BHTG, niêm yết Chứng nhận BHTG, hồ sơ mở tài khoản, các tài liệu liên quan tới việc xác định tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm, công tác tính và nộp phí BHTG, xử lý thừa thiếu phí cũng nhƣ việc thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra v.v…

Bảng 2.3: Số lƣợt đơn vị tham gia BHTG đƣợc kiểm tra từ 2008 – 2012

STT Năm NHTM QTDND và TCTD phi NH Tổng 1 2008 32 185 217 2 2009 25 255 280 3 2010 42 249 291 4 2011 30 268 298 5 2012 41 253 294 Tổng 170 1.210 1.380 (Nguồn: BHTGVN)

Qua số liệu ở bảng 2.3 có thể thấy số lƣợng các cuộc kiểm tra tổ chức tham gia BHTG của BHTGVN trong giai đoạn từ (2008-2012) liên tục tăng.

55

Tính đến cuối năm 2012, BHTGVN đã thực hiện kiểm tra 1.380 lƣợt, trong đó 170 lƣợt đối với NHTM, 1.210 lƣợt đối với TCTD Phi NH và QTDND.

Qua kiểm tra BHTG đã phát hiện một số sai phạm tại các tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN đã chủ động xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị với NHNN về những vấn đề liên quan để thông báo, yêu cầu tổ chức tham gia

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)