KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 42 - 92)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Bối cảnh quốc tế

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế các quốc gia trong khu vực. Những bất ổn về kinh tế đã kéo theo tình trạng mất ổn định chính trị, xã hội và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân. Chính vì vậy, các quốc gia đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống BHTG - thể chế tài chính đặc biệt để duy trì lòng tin của ngƣời gửi tiền, ngăn ngừa tình trạng rút tiền hàng loạt gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng và góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với Chính phủ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về việc thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG, đồng thời hình thành Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).

Bối cảnh trong nƣớc

Vào những năm 1988 - 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đỗ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị, đặc biệt là niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trƣớc tình hình đó ngày 1/2/1994 hoạt động BHTG công khai đã đƣợc khởi đầu bằng Quyết định 101/TCQĐ-BH của Bộ Tài chính. Theo quyết định này, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG, đây là khởi đầu của chính sách BHTG tại nƣớc ta.

Tuy nhiên, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện đã thể hiện nhiều hạn chế, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, không theo thông lệ quốc tế, không đảm bảo các điều kiện hoạt động thành công của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đối tƣợng tham gia BHTG thời điểm đó chỉ hạn chế ở QTDND, còn các TCTD khác có huy động tiền gửi không tham gia, loại tiền đƣợc bảo hiểm chỉ

37

có tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng trở lên. Trong khi đó, Việt Nam đang thực hiện chính sách kinh tế mở, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng phát triển mạnh mẽ. Chính điều đó làm gia tăng rủi ro và yêu cầu kiểm soát rủi ro cũng nhƣ bảo vệ ngƣời gửi tiền là rất cấp thiết.

Trƣớc tình hình trong nƣớc và quốc tế nhƣ vậy, đòi hỏi phải có một tổ chức BHTG chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của thị trƣờng tài chính ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, BHTGVN đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 (và đã đƣợc điều chỉnh theo Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 13/08/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ). Sự ra đời của BHTGVN đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong việc cải cách và đổi mới hệ thống tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.

2.1.2. Tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trước khi có Luật BHTG, Tổ chức và hoạt động của BHTGVN thực hiện theo Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG; Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 89; Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 về việc thành lập BHTGVN; Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Từ khi Luật BHTG có hiệu lực từ 1/1/2013, tổ chức và hoạt động BHTGVN thực hiện theo: Luật BHTG; Nghị định 68/2013/NĐ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật BHTG; Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày V/v thành lập BHTGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN; Quyết định 1395/QĐ-TTg V/v phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Về cơ bản, kế thừa mô hình BHTG trƣớc đây, các văn bản này quy định BHTGVN là tổ chức tài chính Nhà nƣớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; thực hiện chính sách BHTG; có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập,

38

có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí; hoạt động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Về mặt tổ chức, BHTGVN có HĐQT, Ban điều hành, các phòng ban tại

Trụ sở chính và các Chi nhánh và Văn phòng đại diện ở những nơi cần thiết.

Về hoạt động, BHTGVN đƣợc giao nhiệm vụ: cấp, cấp lại và thu hồi

chứng nhận tham gia BHTG; tính và thu phí BHTG, chi trả và ủy quyền chi trả BHTG cho ngƣời gửi tiền; kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; giám sát; đầu tƣ tài chính; tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG v.v...

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NAM HIỆN NAY

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Trước khi có Luật BHTG, tổ chức và hoạt động BHTG ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo khung pháp lý với các văn bản chủ yếu sau:

- Văn bản pháp lý cao nhất về tổ chức và hoạt động của BHTG là Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về BHTG và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 89.

- Các văn bản pháp lý khác: Quyết định 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập BHTGVN; Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Thông tƣ 03/2006/TT- NHNN ngày 25/4/2006 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 89,109; Một số quyết định khác của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ tài chính về chế độ tài chính, chính sách lao động – tiền lƣơng của BHTGVN.

39

dung cơ bản cho hoạt động BHTG ở Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế nhƣ: Quy định rõ ràng về mục tiêu của BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng; Quy định tiến bộ về việc tham gia BHTG là bắt buộc; Quy định về việc áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hạn mức (Ban đầu, hạn mức trả tiền bảo hiểm đƣợc giới hạn ở mức 30 triệu VNĐ, sau đó đƣợc tăng lên 50 triệu VNĐ).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, pháp luật về BHTG thời điểm này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ: chƣa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về hoạt động BHTG; xác định một mức cụ thể về phí, hạn mức trả tiền bảo hiểm v.v...

Từ khi có Luật BHTG, Tổ chức và hoạt động BHTG ở Việt Nam đƣợc thực hiện trên cơ sở pháp lý cao hơn là Luật BHTG và các văn bản dƣới Luật gồm:

- Luật BHTG số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 (Hiệu lực 1/1/2013) do Quốc hội ban hành.

- Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi. (Nghị định này thay thế nghị

định 89/1999/NĐ-TTg và nghị định 109/2005/NĐ-TTg trừ nội dung về khung phí BHTG và hạn mức BHTG); Quyết định 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Chính phủ V/v thành lập BHTGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN (Thay thế quyết định 218/1999/QĐ-TTg); Quyết định 1395/QĐ-

TTg ngày 13/8/2013 của Chính phủ V/v phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN (Thay thế quyết định 75/2000/QĐ-TTg).

Các văn bản này đã góp phần hoàn thiện hơn các quy định về nghiệp vụ BHTG; nâng cao giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về BHTG nhƣ: Xác định rõ vị trí của BHTGVN nhằm tránh chồng chéo nhiệm vụ với các cơ quan khác; Xác định rõ cơ quan quản lý Nhà nƣớc và nội dung quản lý Nhà nƣớc về BHTG; Chỉ bảo hiểm tiền gửi của ngƣời gửi tiền là cá nhân; Quy định việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVN; Không quy định một

40

mức phí hay một khung phí cứng mà trao thẩm quyền cho Thủ tƣớng Chính phủ quy định khung phí BHTG và hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN v.v…

Các văn bản này đã kế thừa những nội dung phù hợp đã đƣợc trải nghiệm qua hơn 10 năm thực hiện pháp luật BHTG, đồng thời khắc phục đƣợc những thiếu sót, bất cập của pháp luật về BHTG, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của hệ thống pháp luật ngân hàng. Việc áp dụng các văn bản này giúp cho hoạt động BHTG hoạt động hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của ngƣời gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

2.2.2. Mô hình tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trước khi có Luật BHTG

BHTGVN đƣợc xác định là tổ chức tài chính Nhà nƣớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có tƣ cách pháp nhân; hạch toán độc lập, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

thời điểm này chƣa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về hoạt động BHTG, cũng nhƣ thực hiện thanh tra, giám sát và kiểm tra hoạt động bảo hiểm tiền gửi, mà mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung là hoạt động BHTG chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền khác trong các lĩnh vực thuộc chức năng, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.

Bộ máy tổ chức của BHTGVN gồm có: HĐQT, Ban Kiểm soát và Bộ

máy điều hành (Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc).

- HĐQT thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của BHTGVN.

- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động của BHTGVN.

41

BHTGVN hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, thực hiện các nhiệm vụ: Thu phí BHTG; Chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm; Theo dõi,

giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG; Hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhƣng chƣa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt; Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; Tuyên truyền về BHTG; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao.

Từ khi có Luật BHTG

BHTGVN Nam đƣợc xác định là tổ chức tài chính Nhà nƣớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động đảm bảo an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.

Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG: NHNN Việt Nam thực hiện quản

lý Nhà nƣớc đối với BHTGVN và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về BHTG.

Bộ máy tổ chức của BHTGVN gồm có: HĐQT (Chủ tịch HĐQT và các

thành viên HĐQT); Ban điều hành (Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc). - Chủ tịch HĐQT là ngƣời đại diện theo pháp luật của BHTGVN. HĐQT thực hiện chức năng quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về hoạt động của BHTGVN theo quy định của Luật BHTG, pháp luật có liên quan.

- Tổng giám đốc là ngƣời điều hành công việc hàng ngày của BHTGVN, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mô hình tổ chức: BHTGVN vẫn hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, vẫn duy trì các chức năng kiểm tra, giám sát nhƣ trƣớc đây. Bên cạnh đó BHTGVN còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: Cấp, cấp lại và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; Tính và thu phí BHTG; Chi trả và ủy quyền chi trả BHTG cho ngƣời gửi tiền; Đầu tƣ tài chính; Tiếp

42

nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách Nhà nƣớc; Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao.

Nhƣ vậy, Luật BHTG tiếp tục trao cho BHTGVN chức năng giám sát từ xa trên cơ sở các thông tin nhận đƣợc từ NHNN và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, nhằm phát hiện và báo cáo NHNN xử lý kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng, những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, BHTGVN còn đƣợc tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN hay tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ. Các quy định này đảm bảo cho BHTGVN thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền và xác định rõ giới hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo đảm an toàn hệ thống tài chính tiền tệ Quốc gia.

Mặc dù tổ chức chƣa lớn và hoạt động chƣa lâu nhƣng về cơ bản, tổ chức BHTGVN đang đƣợc củng cố theo hƣớng tích cực. Việc tiếp tục phát triển mô hình hiện tại với các yêu cầu mới, trong đó có nhu cầu về dự báo là hết sức cần thiết. Mô hình BHTG chỉ có thể thành công nếu đƣợc thực hiện theo thông lệ phổ biến tốt nhất. Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng tại Việt Nam cần kế thừa và cải thiện mô hình này ở mức cao hơn và hƣớng đến mô hình giảm thiểu rủi ro.

43

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHTGVN

(Nguồn: BHTGVN)

2.2.3. Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trƣớc khi có Luật BHTG, vốn hoạt động của BHTGVN bao gồm: Vốn điều lệ của BHTGVN do Nhà nƣớc cấp; Nguồn vốn bổ sung từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm và các nguồn vốn khác.

Từ khi có Luật BHTG, vốn hoạt động của BHTGVN bao gồm: vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nƣớc cấp; Nguồn thu từ phí BHTG hàng năm; Nguồn thu từ hoạt động đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

44

Quy mô nguồn vốn của BHTGVN

424 574 740 1.142 1.669 1.992 2.416 3.043 4.005 5.290 6.972 9.000 12.500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Đồ thị 2.1: Quy mô nguồn vốn của BHTGVN giai đoạn 2000-2012 (tỷ đồng)

(Nguồn: BHTGVN)

Đồ thị 2.1 cho ta thấy nguồn vốn của BHTGVN tăng trƣởng khá trong giai đoạn 2000-2012, với tốc độ tăng bình quân trên 30%/năm. Đến thời điểm 31/12/2012, quy mô vốn, quỹ của BHTGVN đã lên đáng kể so với mức vốn điều lệ ban đầu đƣợc cấp, tăng 38,9% so với năm 2011. Nguồn vốn của BHTGVN đƣợc tích lũy chủ yếu do các tổ chức tham gia BHTG đóng góp. Nguồn vốn của BHTGVN là nguồn lực quan trọng thực thi chính sách BHTG,

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 42 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)