Trƣớc khi có Luật BHTG, vốn hoạt động của BHTGVN bao gồm: Vốn điều lệ của BHTGVN do Nhà nƣớc cấp; Nguồn vốn bổ sung từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm và các nguồn vốn khác.
Từ khi có Luật BHTG, vốn hoạt động của BHTGVN bao gồm: vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nƣớc cấp; Nguồn thu từ phí BHTG hàng năm; Nguồn thu từ hoạt động đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
44
Quy mô nguồn vốn của BHTGVN
424 574 740 1.142 1.669 1.992 2.416 3.043 4.005 5.290 6.972 9.000 12.500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đồ thị 2.1: Quy mô nguồn vốn của BHTGVN giai đoạn 2000-2012 (tỷ đồng)
(Nguồn: BHTGVN)
Đồ thị 2.1 cho ta thấy nguồn vốn của BHTGVN tăng trƣởng khá trong giai đoạn 2000-2012, với tốc độ tăng bình quân trên 30%/năm. Đến thời điểm 31/12/2012, quy mô vốn, quỹ của BHTGVN đã lên đáng kể so với mức vốn điều lệ ban đầu đƣợc cấp, tăng 38,9% so với năm 2011. Nguồn vốn của BHTGVN đƣợc tích lũy chủ yếu do các tổ chức tham gia BHTG đóng góp. Nguồn vốn của BHTGVN là nguồn lực quan trọng thực thi chính sách BHTG, bảo vệ ngƣời gửi tiền theo nguyên tắc thị trƣờng, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nƣớc tài trợ cho các tổ chức tài chính yếu kém.
Tuy nhiên năng lực tài chính của BHTGVN hiện nay đƣợc đánh giá còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh các NHTM không ngừng tăng vốn để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Với nguồn lực tài chính hiện tại, BHTGVN chỉ có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ ngƣời gửi tiền tại bộ phận các TCTD quy mô nhỏ và những ngƣời gửi tiền nhỏ. Năng lực tài chính hạn chế của BHTGVN thể hiện trên các tiêu chí chủ yếu dƣới đây:
45
(1) Tỷ lệ “Tổng nguồn vốn, Quỹ BHTG/số dư tiền gửi được bảo hiểm” thấp so với thông lệ quốc tế, đặc biệt so với các quốc gia có trình độ phát triển hệ thống ngân hàng tƣơng đƣơng (chỉ đạt tỷ lệ khoảng 0,8% trong khi đó tỷ lệ khuyến cáo là 1,15% đến 1,5%).
(2) Khả năng tích lũy quỹ hạn chế
Nguồn vốn, quỹ của BHTGVN đƣợc tích luỹ thông qua hai nguồn chủ yếu là: thu phí BHTG và đầu tƣ nguồn tài chính nhàn rỗi của BHTGVN.
Theo Luật BHTG, BHTGVN đƣợc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN. Điều này đặt mục tiêu giảm rủi ro cho Quỹ BHTG, tuy nhiên làm chậm quá trình tích lũy Quỹ BHTG. Trong khi đó, tỷ lệ phí 0,15%/năm không đảm bảo mức tích lũy cần thiết, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại Việt Nam. Hiện nay, BHTGVN chƣa xây dựng đƣợc cơ chế đầu tƣ phần vốn vƣợt định mức vào các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro.
(3) Khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính đặc biệt, trong trường hợp BHTGVN thiếu nguồn vốn khẩn cấp, còn hạn chế, cụ thể: Theo quy định hiện hành trong trƣờng hợp vốn hoạt động của BHTGVN tạm thời không đủ để chi trả BHTG, BHTGVN đƣợc tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách Nhà nƣớc theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ hoặc đƣợc vay của TCTD, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài để tăng cƣờng năng lực hoạt động. Tuy nhiên, quy định pháp lý thiếu những hƣớng dẫn cụ thể; đồng thời, các hình thức huy động vốn nhƣ trên khó có thể đảm bảo tính kịp thời trong trƣờng hợp nguồn vốn của BHTGVN không đủ đáp ứng việc xử lý ngân hàng đổ vỡ.
Theo thông lệ quốc tế, tổ chức BHTG có thể đƣợc cung cấp một hạn mức tín dụng dự phòng từ Bộ tài chính, đồng thời, tổ chức BHTG đƣợc trao quyền tiếp cận nhanh chóng với hạn mức tín dụng dự phòng sẵn có. Cơ sở pháp lý tại Việt Nam chƣa đề cập đến vấn đề trên.
46