Trước khi có Luật BHTG
BHTGVN đƣợc xác định là tổ chức tài chính Nhà nƣớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có tƣ cách pháp nhân; hạch toán độc lập, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
thời điểm này chƣa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về hoạt động BHTG, cũng nhƣ thực hiện thanh tra, giám sát và kiểm tra hoạt động bảo hiểm tiền gửi, mà mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung là hoạt động BHTG chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền khác trong các lĩnh vực thuộc chức năng, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.
Bộ máy tổ chức của BHTGVN gồm có: HĐQT, Ban Kiểm soát và Bộ
máy điều hành (Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc).
- HĐQT thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của BHTGVN.
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động của BHTGVN.
41
BHTGVN hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, thực hiện các nhiệm vụ: Thu phí BHTG; Chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm; Theo dõi,
giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG; Hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhƣng chƣa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt; Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; Tuyên truyền về BHTG; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao.
Từ khi có Luật BHTG
BHTGVN Nam đƣợc xác định là tổ chức tài chính Nhà nƣớc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động đảm bảo an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
Cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG: NHNN Việt Nam thực hiện quản
lý Nhà nƣớc đối với BHTGVN và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về BHTG.
Bộ máy tổ chức của BHTGVN gồm có: HĐQT (Chủ tịch HĐQT và các
thành viên HĐQT); Ban điều hành (Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc). - Chủ tịch HĐQT là ngƣời đại diện theo pháp luật của BHTGVN. HĐQT thực hiện chức năng quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm về hoạt động của BHTGVN theo quy định của Luật BHTG, pháp luật có liên quan.
- Tổng giám đốc là ngƣời điều hành công việc hàng ngày của BHTGVN, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Mô hình tổ chức: BHTGVN vẫn hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, vẫn duy trì các chức năng kiểm tra, giám sát nhƣ trƣớc đây. Bên cạnh đó BHTGVN còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: Cấp, cấp lại và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; Tính và thu phí BHTG; Chi trả và ủy quyền chi trả BHTG cho ngƣời gửi tiền; Đầu tƣ tài chính; Tiếp
42
nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách Nhà nƣớc; Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao.
Nhƣ vậy, Luật BHTG tiếp tục trao cho BHTGVN chức năng giám sát từ xa trên cơ sở các thông tin nhận đƣợc từ NHNN và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, nhằm phát hiện và báo cáo NHNN xử lý kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng, những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, BHTGVN còn đƣợc tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN hay tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ. Các quy định này đảm bảo cho BHTGVN thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền và xác định rõ giới hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo đảm an toàn hệ thống tài chính tiền tệ Quốc gia.
Mặc dù tổ chức chƣa lớn và hoạt động chƣa lâu nhƣng về cơ bản, tổ chức BHTGVN đang đƣợc củng cố theo hƣớng tích cực. Việc tiếp tục phát triển mô hình hiện tại với các yêu cầu mới, trong đó có nhu cầu về dự báo là hết sức cần thiết. Mô hình BHTG chỉ có thể thành công nếu đƣợc thực hiện theo thông lệ phổ biến tốt nhất. Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng tại Việt Nam cần kế thừa và cải thiện mô hình này ở mức cao hơn và hƣớng đến mô hình giảm thiểu rủi ro.
43
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHTGVN
(Nguồn: BHTGVN)