6. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chiến lược, chính sách quản lý rủ
ro tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, một chiến lược quản lý rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các Ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những RRTD có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao.
Mục tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì trong những năm tới là tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng, bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Phấn đấu bằng mọi biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu. Riêng các khoản nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, cần tích cực tìm mọi biện pháp để tận thu. Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang hoạt động kém hiệu quả. Từng bước mở rộng tín dụng đối với thể nhân trên cơ sở bám sát chương trình tín dụng như: Cho vay du học, cho vay trả góp mua nhà, mua ôtô, bất động sản có giá trị, cho vay tiêu dùng đối với cá nhân.
Việc xây dựng chiến lược quản lý RRTD phải xem xét trên các khía cạnh: Chiến lược quản lý RRTD có phù hợp với môi trường không? Chiến lược quản lý RRTD có phù hợp với chính sách nội bộ, phong cách quản lý, triết lý và các quy trình tác nghiệp không? Chiến lược quản lý RRTD có phù hợp với nguồn lực ngân hàng không? Các rủi ro trong khi thực hiện các chiến lược quản lý có thể chấp nhận được không?
Các giới hạn như mức độ tập trung tín dụng, dư nợ ngành, mức độ phổ biến sản phẩm, cơ cấu mức độ rủi ro được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược. Xác định mức độ chấp nhận rủi ro được áp dụng cho cả hai cấp độ: Mức độ chấp nhận rủi ro từng bộ phận chức năng, từng lĩnh vực kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro cho bộ phận quản lý, cũng như tổng thể hoạt động chung của ngân hàng. Xác định ở đây gồm việc xây dựng hạn mức rủi ro, đo lường khả năng chấp nhận rủi ro, phân tích rủi ro xuyên suốt các hoạt động chính, có biện pháp dự báo và xử lý rủi ro hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tính hiệu quả của quản lý RRTD phụ thuộc vào việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng với nhau để đảm bảo tất cả các loại rủi ro được quản lý một cách đúng đắn. Sự thành công của việc tổ chức quản lý RRTD hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức rủi ro ở cấp lãnh đạo cao nhất của cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro. Chỉ khi nào ban điều hành và những người quản lý cao cấp thực sự tham ra vào quá trình quản lý rủi ro, nhận thức được từng giai đoạn của quá trình quản lý RRTD, đánh giá, đo lường, theo dõi… thì mô hình tổ chức quản lý rủi ro của ngân hàng đó mới có thể thành công.