6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng
3.2.1.1. Rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì luôn ở mức trên 70% trong tổng dư nợ, giai đoạn năm 2009-2012 do lãi suất huy động biến động liên tục, nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn, việc tăng trưởng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là cần thiết. Bảng số liệu dưới đây phản ánh dư nợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngắn hạn và dư nợ trung hạn.
Bảng 3.4. Rủi ro tín dụng phân theo thời hạn cho vay
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012
1. Dƣ nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn trđ 15.030 17.579 111.410 150.600 Tỷ trọng nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 41.41 34.77 11.79 19.37
Nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn trđ 280 0 0 0
Tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn % 1.86 0 0 0
2. Dƣ nợ trung dài hạn
Dư nợ trung dài hạn trđ 21.260 32.983 98.275 121.425 Tỷ trọng nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ % 58.59 65.23 88.21 80.63 Nợ xấu đối với cho vay trung dài hạn trđ 656 86 25 0 Tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn % 3.08 0.26 0.03 0
Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012
Qua Bảng 3.4 cho thấy tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trong giai đoạn năm 2009-2011 có xu hướng tăng và giảm vào năm 2012, năm 2009 dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ chiếm tỷ trọng 58.59%, năm 2011 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ là 88,21%. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng mạnh, nợ xấu phát sinh từ các khoản cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm, điều này cho thấy các khoản vay trung dài hạn đang được Chi nhánh tìm cách giảm tỷ trọng dư nợ trong thời gian gần đây. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn cũng giảm qua các năm, năm 2009 chiếm 1,86% dư nợ ngắn hạn, các năm sau đã giảm xuống mức 0.
Như vậy, nợ xấu đã được chi nhánh kiểm soát trong các năm gần đây, đã giảm được mức đáng kể.
3.2.1.2. Rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay.
Trong những năm gần đây, do sức ép tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi nhánh đã thực hiện cho vay ồ ạt, các nguyên tắc đảm bảo cho các khoản vay hầu hết không được chú ý, công tác thẩm định khoản vay cũng như giám sát sau khi giải ngân nới lỏng.
Tỷ lệ cho vay có không có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây, dư nợ tăng mạnh trong lĩnh vực xây dựng, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng… đây là các ngành hàng dễ gặp khó khăn khi thị trường có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sự biến động, khả năng tiềm ẩn rủi ro là cao.
Số liệu Bảng 3.5 phản ánh rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay:
Bảng 3.5. Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm tiền vay
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012
1. Dư nợ không bảo đảm bằng tài sản trđ 254.997 50.163 118.541 414.521
Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ % 18,60 3,20 6,60 20,00 Trong đó nợ xấu trđ 7.752 11.191 20.365 23.462
Tỷ trọng nợ xấu % 3,04 22,31 17,18 5,66
2. Dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản trđ 1.115.952 1.517.446 1.677.542 1.658.083 Tỷ trọng cho vay không có TSBĐ % 81,40 96,80 93,40 80,00 Trong đó nợ xấu trđ 32.028 54.628 52.339 70.469
Tỷ trọng nợ xấu % 2,87 3,60 3,12 4,25
Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012
Trong giai đoạn năm 2009 - 2012 Chi nhánh đã nhìn nhận đánh giá mức độ rủi ro đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm ở mức cao và đã cố gắng giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm, năm 2010 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo là 3,2% tổng dư nợ. Năm 2012, trước sức ép chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã phải chấp nhận mở rộng tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm, trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái, các chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định, việc mở rộng tín dụng không có tài sản bảo đảm đã làm tăng nguy cơ RRTD cho những năm tiếp theo.
Từ số liệu trên (Bảng 3.5) cho thấy giai đoạn năm 2009 -2012 tỷ trọng nợ xấu phát sinh từ những khoản tín dụng không có tài sản bảo đảm luôn lớn hơn tỷ trọng những khoản tín dụng có tài sản bảo đảm. Nợ xấu phát sinh đối với cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2011 là 17,18%, năm 2012 giảm xuống còn 5,66%.
Đối với các khoản cho vay có tài sản bảo đảm thì chất lượng của các tài sản bảo đảm cũng chưa được quan tâm như tính thanh khoản của các khoản bảo đảm, tài sản bảo đảm không được định giá một cách thường xuyên. Tài sản bảo đảm tiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vay là nhà xưởng, máy móc thiết bị, các quyền đòi nợ… tính pháp lý chưa rõ ràng.
3.2.1.3. Rủi ro tín dụng theo khu vực
Dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu là khu vực thành phố Việt Trì (Khu công nghiệp Thụy Vân - thành phố Việt Trì). Do tập trung cho vay quá lớn vào vào khu vực thành phố Việt Trì đã làm mất đi cơ hội phân tán rủi ro - vi phạm một trong những nguyên tắc trong hoạt động quản lý RRTD.
Tỷ lệ nợ xấu khu vực thành phố phát sinh chủ yếu vào các năm 2010 là 4,2% và năm 2012 là 4,55%, việc quá tập trung tăng trưởng tín dụng tại khu vực thành phố Việt Trì đã làm tăng tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.2.1.4. Rủi ro tín dụng qua số dư nợ theo dõi ngoại bảng
Chi nhánh hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết ngoại bảng) vào các nhóm nợ theo Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHKT ngày 06/9/2005 về “Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Quyết định số 296/QĐ-HĐQT- NHKT ngày 01/08/2008 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHKT”.
Theo đó, các khoản cam kết ngoại bảng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác.
Bảng 3.6. Thực trạng nợ xấu theo dõi ngoại bảng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Dư nợ theo dõi ngoại bảng 150.000 170.000 180.520 205.100
2. Nợ xấu theo dõi ngoại bảng 350 420 365 380
3. Tỷ lệ nợ xấu ngoại bảng (%) 0,23 0,25 0,20 0,19 4. Trích lập dự phòng rủi ro
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012
Nhìn vào bảng tổng kết thực trạng nợ xấu theo dõi ngoại bảng (Bảng 3.6) cho thấy hoạt động tín dụng ngoại bảng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì giai đoạn năm 2009-2012 có sự tăng trưởng, năm 2009 dư nợ theo dõi ngoại bảng là 150.000 triệu đồng, năm 2012 dư nợ theo dõi ngoại bảng là 205.100 triệu đồng, tỷ trọng nợ xấu theo dõi ngoại bảng giảm qua các năm, tỷ lệ nợ xấu ngoại bảng năm 2012 giảm xuống còn 0,19%, điều này cho thấy hoạt động quản lý rủi ro ngoại bảng đã cải thiện hơn.
3.2.1.1. Rủi ro tín dụng theo nguyên nhân
Trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trìtăng khá cao. Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua công tác cho vay đã bộc lộ những yếu kém cũng như những bất cập trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng:
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Trong nền kinh tế thị trường,hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu,giá cả thị trường... nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý như thiên tai, địch hoạ, trộm cắp... có khi do giá cả thay đổi,khả năng quản lý kém,sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước... dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ,thậm chí phá sản. Đồng thời hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không thể thoát ly khỏi mối quan hệ với ngân hàng. Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng hưởng rủi ro của các doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay (khách hàng) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làn hai trường hợp lớn. Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khách hàng cố ý gian lận: Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản. Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác, cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng thực trạng SXKD và tài chính của đơn vị. Những món cho vay trên cơ sở những thông tin như vậy dễ đưa đến rủi ro cho Chi nhánh. Bên cạnh đó lợi dụng khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản, doanh nghiệp có thể đem thế chấp một tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau. Khi không thu được nợ, các NHTM phát mãi tài sản mới biết bị lừa.
Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản. Việc giá nhà đất đột ngột giảm xuống làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ nặng không thể trả được nợ ngân hàng. Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi nữa cũng không đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm giá trị. Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện qua những hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn.
Khách hàng không gian lận: Không chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng. Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
+ Do thông tin tín dụng không đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng.
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế.
Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không.
+ Ngân hàng quá chú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao.
+ Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ... nhằm lôi kéo khách hàng.
+ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên. Nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế. Do vậy, hoạt động sai sót, không nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh + Môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đằn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.
+ Môi trường pháp lý:
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn