Nhóm chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Việt Trì (Trang 50 - 126)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Đối với khách hàng, được thể hiện qua các chỉ tiêu:

Quy trình thủ tục.

Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng.

Các điều kiện về tài sản đảm bảo và thủ tục liên quan Chất lượng nghiệp vụ tín dụng tốt.

Các hỗ trợ dịch vụ của NH như mở tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán…

Đối với Ngân hàng:

Định hướng, mục tiêu lâu dài.

Khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn của người đi vay.

Chất lượng quản lí rủi ro tín dụng, mức độ chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng của ngân hàng (Hạn mức tín dụng, quyền phán quyết tín dụng; Hồ sơ thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng; Chấm điểm khách hàng; Công tác kiểm tra nội bộ của NH…)

Nhận xét chƣơng 2

Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài luận văn, phương pháp nghiên cứu của đề tài được tôi thể hiện cụ thể trong chương 2. Từ mục đặt câu hỏi nghiên cứu đến việc phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp tôi sử dụng trực tiếp trong luận văn là phương pháp so sánh và phân tích số liệu để từ đó đưa ra bức tranh tổng quát về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN - Chi nhánh Việt Trì và có kết luận chính xác về vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VIỆT TRÌ

Phú Thọ là một tỉnh mới được tái thành lập từ tháng 1 năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn tỉnh có 13 huyện, 1 thị xã, diện tích tự nhiên 3.533,4 km2, dân số trên 1,3 triệu người với mật độ dân số 368 người/km².

Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, là khu vực cửa ngõ của 06 tỉnh phía bắc, giao thông thuận lợi, gồm cả đường sắt, đường thủy, đường bộ, là cửa ngõ thủ đô Hà Nội;

Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhưng cũng không ít khó khăn ảnh hưởng như: Quy mô nhỏ, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp (diện tích chủ yếu là đồi, núi), cơ sở hạ tầng mới đang ở giai đoạn đầu quy hoạch và phát triển thiếu nguồn lao động kỹ thuật, lao động được đào tạo. Cho nên Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người, nguồn ngân sách thấp.

3.1. Một số thông tin cơ bản về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì có trụ sở chính tại địa chỉ số 1961 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thành lập theo Quyết định số 605/QĐ-NHNN, ngày 22/12/1990, chuyển sang mô hình cổ phần hóa theo quyết định số 704-NHCT-QĐ ngày 06/04/2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Sau khi thành lập, chuyển đổi mô hình Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì đã tự đổi mới hoàn thiện và phát triển theo cơ chế thị trường.

Đến nay Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, nâng cao uy tín và thương hiệu Techcombank trên địa bàn Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì

Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì năm 2013

Chức năng của các phòng, ban như sau:

Ban lãnh đạo: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc với chức năng lãnh đạo

và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc quản lý chung, đồng thời quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, 2 Phó giám đốc, giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách các bộ phận chức năng theo sự phân công của Giám đốc.

Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, thanh toán, xử lý hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, đồng thời thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại Chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Quản lý thu, chi tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các giao dịch viên, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn.

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với Tổ vi tính Tổ tài trợ thương mại Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp BAN GIÁM ĐỐC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Tổ tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại.

Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Phòng quản lý rủi ro: Quản lý về công tác rủi ro của Chi nhánh. Giám sát việc cho vay, đầu tư đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các giới hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Là đầu mối khai thác và sử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Hoạt động theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chi nhánh, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản lý, văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn trong Chi nhánh.

Phòng giao dịch: Huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam như: Chuyển tiền, thanh toán, mở thẻ ATM và các nghiệp vụ khác…

3.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì

3.1.3.1. Sản phẩm tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tô, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay online cầm cố tiền gửi tiết kiệm

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng - Huy động vốn: - Huy động vốn:

Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch được giao, góp phần vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động 136.101 301.326 300.424 479.033 - VNĐ 106.768 272.808 237.119 443.217 - Ngoại tệ quy VNĐ 29.333 28.518 63.305 35.816

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 Nguồn vốn - VNĐ Ngoại tệ Hình 3.2. Biểu đồ tình hình huy động vốn từ 2009 - 2012

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Công tác huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn năm 2009 - 2012 đã liên tục tăng trưởng qua các năm (xem Bảng 3.1), phát huy thế mạnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Năm 2012 Chi nhánh đã huy động lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vốn quy đổi VND là 136.101 triệu đồng. Thị phần huy động vốn năm 2012 chiếm 22% tổng nguồn vốn huy động được của các ngân hàng trên địa bàn. Sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm trung bình là 15% đến 16%, riêng vốn huy động tăng nhanh đột biến trong các năm 2010 với tốc độ tăng 121% so với năm 2009, năm 2012 huy động vốn tăng 59% so với năm 2011. Có được sự tăng trưởng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm tính lãi định kỳ... thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng.

Cho vay vốn:

Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì qua các năm có sự tăng trưởng, dư nợ cho vay quy đổi VND năm 2009 là 406.000 triệu đồng, năm 2012 tăng lên là 1.440.000 triệu đồng. Dư nợ cho vay qua các năm được thể hiện qua Bảng 3.2 và Hình 3.3 dưới đây.

Bảng 3.2. Tình hình dƣ nợ cho vay qua các năm 2009 -2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dư nợ 36.299 50.562 111.410 150.600

Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) - 39,29 120,34 35,18

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 Dư nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân giai đoạn năm 2009 -2012 là 314,89%, dư nợ năm 2011 là 111.410triệu đồng, tăng 120,34% so với năm 2010 và dư nợ năm 2012 là 150.600 triệu đồng, tăng 35,18% so với năm 2011. Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nóng trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái đã tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro tín dụng.

- Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ năm 2009 là 2,90%, năm 2012 tăng lên là 4,53% (xem Bảng 3.3), tỷ lệ này cao cho thấy hiệu quả quản lý RRTD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì là chưa tốt. Tỷ lệ dự phòng trên nợ quá hạn năm 2009 là 18,40%, năm 2010 là 33,75%, năm 2011 là 48,75% và năm 2012 là 55,25%, tỷ lệ dự phòng trên nợ quá hạn cho thấy khả năng bù đắp rủi ro cho các khoản nợ được xác định là không thu hồi được là tốt, nhưng nó cũng cho thấy một phần vốn của Chi nhánh hoạt động không hiệu quả.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ dự phòng trên nợ quá hạn

ĐVT:%

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ/dư nợ trong kỳ 2,90 4,20 4,05 4,53 Tỷ lệ dự phòng/nợ quá hạn 18,40 33,75 48,75 55,25

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì

3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng

3.2.1.1. Rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì luôn ở mức trên 70% trong tổng dư nợ, giai đoạn năm 2009-2012 do lãi suất huy động biến động liên tục, nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn, việc tăng trưởng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là cần thiết. Bảng số liệu dưới đây phản ánh dư nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngắn hạn và dư nợ trung hạn.

Bảng 3.4. Rủi ro tín dụng phân theo thời hạn cho vay

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012

1. Dƣ nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn trđ 15.030 17.579 111.410 150.600 Tỷ trọng nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 41.41 34.77 11.79 19.37

Nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn trđ 280 0 0 0

Tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn % 1.86 0 0 0

2. Dƣ nợ trung dài hạn

Dư nợ trung dài hạn trđ 21.260 32.983 98.275 121.425 Tỷ trọng nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ % 58.59 65.23 88.21 80.63 Nợ xấu đối với cho vay trung dài hạn trđ 656 86 25 0 Tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn % 3.08 0.26 0.03 0

Nguồn: Báo cáo KQKD của Chi nhánh các năm 2009, 2010, 2011, 2012

Qua Bảng 3.4 cho thấy tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trong giai đoạn năm 2009-2011 có xu hướng tăng và giảm vào năm 2012, năm 2009 dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ chiếm tỷ trọng 58.59%, năm 2011 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ là 88,21%. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng mạnh, nợ xấu phát sinh từ các khoản cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm, điều này cho thấy các khoản vay trung dài hạn đang được Chi nhánh tìm cách giảm tỷ trọng dư nợ trong thời gian gần đây. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn cũng giảm qua các năm, năm 2009 chiếm 1,86% dư nợ ngắn hạn, các năm sau đã giảm xuống mức 0.

Như vậy, nợ xấu đã được chi nhánh kiểm soát trong các năm gần đây, đã giảm được mức đáng kể.

3.2.1.2. Rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay.

Trong những năm gần đây, do sức ép tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi nhánh đã thực hiện cho vay ồ ạt, các nguyên tắc đảm bảo cho các khoản vay hầu hết không được chú ý, công tác thẩm định khoản vay cũng như giám sát sau khi giải ngân nới lỏng.

Tỷ lệ cho vay có không có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng trong những năm gần đây, dư nợ tăng mạnh trong lĩnh vực xây dựng, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng… đây là các ngành hàng dễ gặp khó khăn khi thị trường có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sự biến động, khả năng tiềm ẩn rủi ro là cao.

Số liệu Bảng 3.5 phản ánh rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Việt Trì (Trang 50 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)