các chỉ số điện sinh lý thần kinh ở hai phân nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Để nhận định ảnh h−ởng của mức độ kiểm soát đ−ờng máu (dựa vào HbA1c) đối với chức năng điện sinh lý thần kinh của các bệnh nhân bị ĐTĐ typ 2, chúng tôi đ` sử dụng ph−ơng pháp tính tỷ suất chênh (OR) để so sánh mức độ kiểm soát đ−ờng máu với một số chỉ số điện sinh lý thần kinh ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứụ Về lý thuyết, tỷ suất chênh (OR) dùng để so sánh độ chênh của bệnh xảy ra trong nhóm có phơi nhiễm với độ chênh của bệnh xảy ra trong nhóm không phơi nhiễm [2].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố phơi nhiễm là tình trạng có HbA1c ≥7,0% và bệnh là các tổn th−ơng thần kinh ngoại vị Nói cách khác, các đối t−ợng trong hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ khác nhau về l−ợng HbA1c.
Nh− vậy, khi OR càng lớn, chứng tỏ cơ chế gây tổn th−ơng thần kinh càng liên quan chặt chẽ đến tình trạng kiểm soát đ−ờng huyết. Để đánh giá nguy cơ tổn th−ơng các dây thần kinh, chúng tôi chọn chỉ số tốc độ dẫn truyền và biên độ đáp ứng của các dây thần kinh hông khoeo trong vận động, hông khoeo ngoài làm đại diện.
Qua các bảng 3.22 đến 3.25 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ về số l−ợng các dây thần kinh bị tổn th−ơng ở nhóm bệnh nhân có HbA1c ≥ 7,0% đều cao hơn so với nhóm có HbA1c <7,0% cả về tốc độ dẫn truyền lẫn biên độ đáp ứng (p < 0,05).
Với dây thần kinh hông khoeo trong vận động: nguy cơ giảm biên độ đáp ứng ở nhóm kiểm soát không tốt đ−ờng huyết cao gấp 2,17 lần và nguy
cơ giảm tốc độ dẫn truyền vận động cao gấp 1,9 lần so với nhóm kiểm soát tốt đ−ờng huyết (p < 0,05)..
Với dây thần kinh hông khoeo ngoài cảm giác: nguy cơ giảm biên độ đáp ứng ở nhóm kiểm soát đ−ờng huyết không tốt cao gấp 2,26 lần và nguy cơ giảm tốc độ dẫn truyền vận động cao gấp 2,13 lần so với nhóm kiểm soát tốt đ−ờng huyết (p < 0,05).
Điều này cho thấy khi đ−ờng huyết đ−ợc kiểm soát kém, nguy cơ tổn th−ơng đa dây thần kinh rất rõ ràng, đây là loại tổn th−ơng hỗn hợp myelin và sợi trục, chi d−ới nhiều hơn chi trên và có xu h−ớng lan toả.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng trùng hợp với nhiều công trình cho thấy có mối liên quan thuận chiều giữa kiểm soát đ−ờng máu và tổn th−ơng nhiều dây thần kinh. Hầu hết đều nói lên rằng, kiểm soát đ−ờng huyết tốt có thể hạn chế đ−ợc sự tiến triển, thậm chí chữa khỏi đ−ợc một số triệu chứng nhất định của tổn th−ơng thần kinh [9], [22], [27], [41], [63], [50].