4.2.1. Quan sát đại thể
Trang 66
Hình 4.6: Khuẩn ty T. reesei và A. niger phát triển trên môi trường PGA sau 3 ngày. (1) T.reesei A; ( 2) T.reesei B; (3)T.reesei C; (4): A.niger ; (5) và (6) : T.reesei và A.niger
Quan sát đặc điểm đại thể cho thấy khuẩn ty (sợi nấm) của T. reesei có tốc độ phát triển rất nhanh trên môi trường PGA. Ban đầu là một lớp màu trắng, khi sinh bào tử thì chuyển sang xanh nhạt đến xanh đậm. Tương tự như T. reesei, chủng A. niger có nhiều khuẩn ty phát triển trên bề mặt môi trường PGA, hấp thu chất dinh dưỡng vàmọc rất nhanh tạo thành một lớp màu trắng, khi hình thành bào tử thì chuyển sang màu đen. Tuy vậy, khác với ba chủng T. reesei A, B, C, chủng A. niger có khả năng tiết ra một số chất làm môi trường thạch PGA hóa vàng và có giá đỡ mọc đâm sâu vào thạch.
Hình (5) và (6) cho thấy có sự phát triển cạnh tranh giữa hai loài nấm. Khi hai loài nấm này mọc chung thì chúng tiết ra một số chất làm vàng môi trường (như hình vẽ) ngăn cản sự xâm lấn của loài kia. Do vậy, có thể thấy khả năng bị tạp nhiễm lẫn nhau khi lên men riêng rẽ từng loài là rất thấp và nếu có nhiễm thì cũng chỉ nhiễm ở mức độ
6 5
4 3
Trang 67
cục bộ, ta dễ dàng xử lý. Đó cũng là một trong những ưu điểm của lên men bán rắn.
4.2.2. Quan sát vi thể
4.2.2.1. Trichoderma reesei
Hình 4.7 : Quan sát hình thái và bào tử nấm T. reeseidưới kính hiển vi (x40 và x100) Kết quả quan sát vi thể được trình bày ở hình 4.7cho thấy được các chủnggiống
T. reesei A, B, C có những đặc trưng của chi Trichoderma : khuẩn ty phân nhánh có vách ngăn, cuống bào tử phân nhánh phức tạp không đều, và thường tận cùng bằng 3 - 4 thể bình. Thể bình hình chai thuôn dài. Bào tử đính có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, thường tụ thành cụm ở đỉnh thể bình.
4.2.2.2. Aspergillus niger
Hình 4.8 : Quan sát hình thái và bào tử nấm A. nigerdưới kính hiển vi (x40 và x100)
Túi bào tử
Trang 68
Kết quả quan sát vi thể được trình bày ở hình 4.8 cho thấy được chủng A. niger
có mang đặc trưng của chi Aspergillus: Khuẩn ty phân nhánh và có vách ngăn ngang hoàn chỉnh. Các khuẩn ty đứt thành khúc và mỗi khúc hay đoạn có thể phát triển cho ra một khuẩn ty mới. Bào tử có dạng hình cầu hoặc hình trứng. Bào tử được đính vào cuống bào tử dạng thể bình không phân nhánh. Thể bình này được gắn vào túi bào tử.