Cơ chất dùng trong lên men bán rắn

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase ứng dụng trong sản xuất bioethanol từ bã mía (Trang 52 - 54)

3.1.3.1. Cám mì

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cám gạo được mua từ Chợ Lớn, chọn loại còn mới không bị mối mọt và màu tươi, không có mùi hôi, sấy khô về độ ẩm 11% và bảo quản.

Cám là một trong những cơ chất thường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật, đặc biệt là các loại nấm sợi, có khả năng cảm ứng sinh tổng hợp nhiều loại enzyme, trong đó có cellulase. Do đó chất lượng của cám ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh tổng hợp enzyme. Cám được sử dụng trong thí nghiệm là cám gạo, thường chiếm 6- 8% khối lượng hạt thóc. Tùy theo loại hạt giống lúa, điều kiện canh tác, máy móc thiết

Trang 41

bị xay xát mà lượng cám sẽ có chất lượng và thành phần thay đổi khác nhau. Có thể tóm tắt các thànhphần theo bảng sau:

Bảng 3.1 : Thành phần hoá học của cám mì

Thành phần trong cám gạo Đơn vị phần trăm (%)

Độ ẩm 9.1-14.3 Protein 9.8-15.1 Lipid 7.7-19.8 Tro 7.1-15.2 NFE 34.2-46.1 Xơ thô 5.7-20.9 Pentosan 8.7-11.4 Cellulose 5.0-12.0

Ngoài ra cám gạo còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin đặc biệt đó là vitamin nhóm B và E. Những khoáng chất và vitamin tiêu biểu được trình bày theo bảng sau:

Bảng 3.2 : Thành phần các khoáng chất, vitamin của cám gạo

Thành phần khoáng/vitamin cám gạo Đơn vị tính γ/g

Na 0.11-0.32 K 8.07-15.12 Ca 0.14-0.37 Fe 0.06-0.28 Zn 0.04-0.10 Mn 0.05-0.14 Thiamin (B1) 10.6 Ribofllavin (B2) 5.7 Piridoxin (B6) 12.2 Niacin ( vitamin nhóm B) 30.9

Trang 42 3.1.3.2. Trấu

Trấu dùng trong đề tài được lấy từ nhà máy xay xát gạo ở Long An, có độ ẩm 10 %, có chất lượng tốt, chúng được rửa sạch, sấy khô và bảo quản không cho thấm nước và không bị mục nát. Trấu được bổ sung vào môi trường với mục đích làm tăng độ xốp, tạo nên những khoảng trống để không khí có thể lưu thông trong lòng môi trường, cung cấp không khí giúp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Theo một số nghiên cứu cho thấy trấu là cũng là một yếu tố kích thích tốt cho sinh tổng hợp hệ enzyme cellulase ở nhiều loài nấm mốc.

3.1.3.3. Muối amoni sunfat (NH4)2SO4

Để nấm mốc phát triển bình thường không thể thiếu nguồn đạm (nitơ), đây là một chất quan trọng có mặt trong hầu hết các đại phân tử sinh học (protein, acid nucleic, enzyme..) và trong cấu tạo tế bào. Người ta có thể dùng nhiều nguồn nitơ khác nhau như : cao ngô, bột đậu tương, bột lạc, các loại dầu, pepton...hay từ nguồn vô cơ như urea, amoni sunfat... Theo nhiều nghiên cứu, các nguồn nitơ vô cơ tốt cho việc sinh tổng hợp cellulase còn các nguồn nitơ hữu cơ lại tốt cho quá trình sinh trưởng của nấm sợi. Trong nghiên cứu này dùng amoni sunfat là sản phẩm được thương mại hóa, rẻ và dễ sử dụng, xuất xứ từ hãng Huankai, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase ứng dụng trong sản xuất bioethanol từ bã mía (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)