Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng tại khu rừng đặc dụng xã quân khê, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Tuyên truyền là giải pháp hữu hiệu giúp cho nhận của cộng đồng nói chung và những người sống quanh rừng nói riêng về việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng khu vực rừng đặc dụng xã Quân Khê. Chúng ta cần có những chương trình dự án về giáo dục môi trường lồng ghép vào các chương trình dạy phổ thông cho các em học sinh ở các trường học xung quanh khu vực rừng đặc dụng. Lồng ghép các chương trình tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng trong các hoạt động của khu dân cư, trong các cuộc họp.

Tại xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ qua điều tra thực tế cho thấy trên địa bàn xã có 02 bảng áp phích và 01 bảng pa nô tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân trong xã. Trong 02 bảng áp phích tuyên truyền 01 bảng đặt tại khu vực đông dân cư gần khu vực Ủy ban xã Quân Khê, 01 bảng áp phích đặt tại cửa rừng đặc dụng. Tuy nhiên 2 bảng áp phích đã xuống cấp, đặc biệt là bảng áp phích đặt tại cửa rừng khá nhỏ (dài 1m x rộng 0,8m), chữ trên bảng áp phích đã mờ, gây khó nhìn làm giảm hiệu quả của việc tuyên truyền. Qua đó cần tu sửa 02 bảng áp phích trên để nâng cao hiệu quả tuyên truyền hơn đến người dân, từ đó người dân nhận thức được công tác bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân. Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong xã như tổ chức Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… để tuyên truyền hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Trên địa bàn xã Quân Khê chưa có bảng cấp dự báo cháy rừng nào, trong khi đây là xã duy nhất trên toàn huyện có diện tích rừng đặc dụng, do đó việc có bảng cấp dự báo cháy rừng sẽ góp phần không nhỏ đến ý thức của người dân trong vệc quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nói chung và quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Núi Nả nói riêng.

Đa dạng hoá việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức như qua hệ thống loa truyền thanh xã, loa truyền thanh lưu động, bản tin, tờ rơi… lồng ghép trong các hoạt động của thôn bản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng tại khu rừng đặc dụng xã quân khê, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)