Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng tại khu rừng đặc dụng xã quân khê, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.Giải pháp về kỹ thuật

Để cho rừng đặc dụng khu vực xã Quân Khê đáp ứng được mục tiêu đề ra tôi có một số đề xuất về giải pháp kỹ thuật như sau:

- Xác định rõ ranh giới khu vực rừng đặc dụng, phân cấp rõ những vùng xung yếu, ít xung yếu và rất xung yếu… từ đó tiến hành quy hoạch chi tiết trồng rừng đáp ứng những quy phạm về trồng rừng phòng hộ, kế hoạch bảo vệ rừng.

- Tiến hành điều tra thiết kế, lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng (xác định chính xác ranh giới vị trí ngoài thực địa) và hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng. - Điều tra thiết kế khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, kết hợp trồng bổ sung; Tác động với các mức độ khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể (với mức độ thấp thì quản lý bảo vệ là chính, mức độ cao phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm, trồng bổ sung…). Toàn bộ khu vực rừng đặc dụng xuất hiện lớp cây tái sinh có triển vọng phát triển thành rừng tự nhiên, vì vậy biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng có thể phát triển thành rừng tự nhiên thay thế rừng trồng hiện tại để có được hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, bền vững mà không phải đầu tư nhiều. Đây là giải pháp khả thi, tuỳ thuộc đối tượng cụ thể ngoài thực địa mà ta xúc tiến cho phù hợp, có thể mở tán rừng trồng để cho cây tái sinh phát triển tốt hơn, nhanh chóng phục hồi thành rừng tự nhiên có trữ lượng cao, đa dạng sinh học; có thể trồng bổ sung một số loài cây bản địa để nhanh chóng thay thế cây rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên, đòi hỏi chúng ta phải trồng những cây bản địa phù hợp với điều kiện lập địa ở khu vực.

- Phòng trừ sâu bệnh hại với phương châm phòng là chính, phòng thường xuyên, trừ là quan trọng, trừ phải kịp thời triệt để, toàn diện. Do đời sống côn trùng phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên phải dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp, liên hoàn.

Tóm lại, biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực rừng đặc dụng chủ yếu là việc lựa chọn loại cây bản địa để trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để thay thế rừng trồng hiện tại bằng rừng tự nhiên hoặc rừng trồng gần giống với tự nhiên, có những đặc điểm của hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất lượng, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường và có khả năng đem lại lợi ích cao nhất cho con người.

Hiện nay có ba giải pháp phục hồi rừng bao gồm biện pháp đóng cửa rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên không tác động và xúc tiến tái sinh tự nhiên có tác động. Tuy nhiên do vốn đầu tư có hạn nên chỉ có biện pháp xúc tiến tái

sinh tự nhiên không tác động là phù hợp nhất với tình hình khu vực nghiên cứu. Do đó trong giải pháp kỹ thuật này chúng ta cần chú trọng việc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm tạo ra rừng tự nhiên đa dạng về loài, khả năng chống chịu với môi trường và sâu bệnh cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng tại khu rừng đặc dụng xã quân khê, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 66)