4. Ý nghĩa của đề tài
2.1.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự
nhiên dưới tán rừng tại khu rừng đặc dụng xã Quân Khê
- Nhân tố ánh sáng;
- Nhân tố đất đai, địa hình;
- Nhân tố động vật và con người.
2.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm xúc tiến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại khu rừng đặc dụng xã Quân Khê
Giải pháp về kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục, xã hội…
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu cơ bản
- Thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của các địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo, số liệu thống kê, những văn bản liên quan của các địa phương và các ban ngành có liên quan.
- Tiếp cận cơ quan, cán bộ ngành, người dân trong các khu vực nghiên cứu; nghiên cứu về thực trạng phân bố, đặc điểm đối tượng nghiên cứu được xác định thông qua việc điều tra thu thập thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hạ Hòa. Tại xã trọng điểm đã điều tra thu thập thông tin từ Uỷ ban nhân dân xã, địa chính xã, hợp tác xã, hội nông dân, hộ gia đình, kết hợp tổ chức các cuộc thảo luận tại mỗi điểm nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan tới nghiên cứu tái sinh của các tác giả trong và ngoài nước qua thư viện, thư viện điện tử và cơ quan nghiên cứu.
- Đề tài thực hiện các thực hiện những nghiên cứu chuyên ngành để đánh giá: Đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng (cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh, nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh và phân cấp chiều cao cây tái sinh), đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng, phân tích quy luật tái sinh của rừng, phân loại đối tượng tác động, các giải pháp phục hồi phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra thực tế
a. Lập ô tiêu chuẩn (OTC): Căn cứ vào diện tích của 3 trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu, số lượng ô tiêu chuẩn (OTC): 3 OTC/trạng thái x 3 trạng thái x 1 xã = 9 OTC.
Căn cứ vào tình hình thực tế mà ta lập các OTC, diện tích mỗi OTC ở trạng thái rừng IIB là 2500 m2; diện tích mỗi OTC ở trạng thái rừng trồng là 1000 m2, hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình được đặt ngẫu nhiên trên các lâm phần ở các vị trí khác nhau: chân, sườn, đỉnh.
b. Điều tra tầng cây cao: Tại mỗi OTC tạm thời điển hình ta tiến hành theo dõi mô tả các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao. Đo đếm tất cả các cây gỗ có D1,3 5cm.
+ Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.
+ Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình.
+ Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước đo cao Bumley, thước sào với độ chính xác đến cm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được tính từ gốc cây đến điểm phân cành đầu tiên tạo nên tán cây rừng.
+ Đường kính tán là (Dt, m) được đo bằng phương pháp điều tra rừng chính xác đến cm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó tính trị số trung bình. Kết quả đo được thống kê đầy đủ và chi tiết vào phiếu điều tra tầng cây cao.
+ Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính: Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân theo 3 mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm chất cho những cây còn sống:
Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có
một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn...) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.
+ Đo đường kính tán: Đo đường kính tán (Tính trung bình cho đường kính theo hai hướng: Đông – Tây và Nam – Bắc) cho mỗi cây đã đo đường kính
Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 01 (Phụ lục 01).
c. Xác định độ tàn che: Sử dụng phương pháp đo độ tàn che bằng máy đo độ tàn che.
d. Điều tra cây tái sinh: Trên OTC, lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25m2 (5x5m) phân bố đều trên OTC trong đó 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa. Thống kê tất cả cây tái sinh có D < 5cm vào phiếu điều tra cây tái sinh theo các chỉ tiêu:
+ Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ mẫu thì thu thập mẫu để xác minh. + Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.
+ Chất lượng cây tái sinh:
Cây tốt: là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.
Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
+ Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt). + Điều tra số lượng cây tái sinh.
+ Điều tra khoảng cách giữa các cây tái sinh: Trên ÔTC thứ cấp, chọn cây tái sinh bất kỳ, đo khoảng cách từ cây tái sinh đã chọn đến cây tái sinh gần nhất bằng thước dây với độ chính xác đến cm. Mỗi trạng thái phục hồi đo 30 khoảng cách, kết quả ghi vào phiếu điều tra khoảng cách cây tái sinh.
đ. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi: Trên mỗi OTC lập 5 ODB có diện tích 25m2 (5x5m), được bố trí đều trên 2 đường chéo của OTC. Kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi, thảm tươi. Tiến hành thu thập số liệu:
+ Điều tra cây bụi (Shrubs) theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ của từng loài trên ODB. Đếm số cây bụi: Ghi phân biệt theo loài cây. Đối với 3 loài cây bụi chủ yếu, mỗi loài chọn 3 cây trung bình để đo D1,3 và chiều cao. Đường kính đo lấy tròn 1cm và chiều cao là 0,1m. Trường hợp cây bụi thuộc loài chủ yếu có chiều cao H < 1,3m thì đo đường kính ở vị trí cổ rễ nhưng phải ghi vào cột ghi chú là đo cổ rễ.
+ Điều tra thảm tươi (Ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: Xác định tên cây, chiều cao trung bình (chiều cao lấy tròn 0,1m), độ nhiều của các loài thảm tươi, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB.
+ Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi đề tài sử dụng phương pháp dùng thước dây đo theo hai đường chéo của ODB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán cây bụi, thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta có được kết quả độ che phủ trung bình của một ODB. Ngoài ra để xác định độ nhiều đề tài sử dụng cách xác định độ nhiều của Drubs.
Bảng 2.1. Ký hiệu độ nhiều của tầng thảm tươi theo Drubs
Ký hiệu Kiểu thực bì
Soc Thực vật mọc rộng khắp, che phủ 75-100% diện tích
Cop3 Thực vật mọc rất nhiều, che phủ 50-75% diện tích
Cop2 Thực vật mọc nhiều, che phủ 25-50% diện tích
Cop1 Thực vật tương đối nhiều, che phủ 5-25% diện tích
SP Thực vật mọc ít, che phủ 5% trở xuống
Sol Thực vật mọc rải rác phân tán
Un Một vài cây cá biệt
e. Phương pháp điều tra dạng sống của thực vật: Trên các OTC ta tiến hành điều tra thống kê tất cả các loài thực vật bắt gặp trên OTC của khu vực nghiên cứu, sau đó phân loại các dạng sống.
f. Điều tra đất: Trên mỗi OTC ta tiến hành đào một phẫu diện ở tâm OTC. Sau đó tiến hành mô tả phẫu diện đất: loại đất, độ dày tầng đất, tỉ lệ lẫn đá, thành phần cơ giới, độ chặt, độ ẩm… theo hướng dẫn của sách (Sổ tay điều tra quy
hoạch rừng)[16]. Trên mỗi dạng trạng thái rừng ta tiến hành chọn 3 mẫu đất đại
diện để phân tích. Kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra đất. Phương pháp cụ thể như sau:
- Số lượng: Trên một OTC được lập ta tiến hành đào 1 phẫu diện ở tâm OTC. + Chọn địa điểm đào phẫu diện: Đại diện cho OTC, nằm trong ô thứ cấp, đánh dấu lên bản đồ địa hình.
+ Quy định đào phẫu diện: Quy cách: dài 120-150cm, rộng 70-90cm, sâu: 120-150cm. (Nếu tầng đất mỏng, gặp tầng cứng rắn độ sâu cần đạt 80- 100cm). Khi đào phẫu diện cần lưu ý:
- Mặt phẫu diện để mô tả cần hướng về nơi ánh sáng mặt trời
- Phía mặt mô tả sau khi đào đúng quy cách cần được làm phẳng, xén cho thẳng góc.
- Khi đào phẫu diện lớp đất mặt để riêng sang hai bên, không dẫm đạp mặt phía trên làm mất trạng thái tự nhiên của đất.
+ Mô tả phẫu diện:
- Chụp ảnh cảnh quan và chụp hình thái phẫu diện - Địa điểm đào phẫu diện : xã... huyện... tỉnh…….. - Mô tả theo bản tả phẫu diện theo biểu 03.
+ Xác định độ ẩm đất và chất lượng đất thông qua đào phẫu diện đất (Phần ghi chú ở mẫu biểu 03).
2.2.1.3. Phỏng vấn người dân khu vực nghiên cứu
Để xác định được nhân tố con người ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn 25 hộ dân sống gần và trong khu vực nghiên cứu về những hoạt động cũng như ý thức
quản lý, bảo vệ rừng của người dân. Điều tra số lượng đàn gia súc có ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
2.2.2. Phương pháp nội nghiệp
Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu, tổng hợp viết đề tài.
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tầng cây gỗ
a. Tổ thành tầng cây gỗ
Ta sử dụng phương pháp tính tỉ lệ tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod (Đào Công Khanh, 1996)[7]:
IV% = Ni%+Gi%
2 (2-1)
Trong đó:
IV% : tỉ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng : Important Value) của loài i Ni% : là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng
Gi% : là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật rừng Theo Daniel Marmillod, những loài có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó lớn hơn 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Ta tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%. Đó là ở rừng tự nhiên, còn ở rừng trồng thường chỉ có một hoặc nhiều loài nhưng loài cây chính chiếm tỉ lệ lớn hơn 90%.
b. Mật độ
Ta sử dụng công thức: N/ha = n/S x 10.000 (2-2)
Trong đó: n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC
S là diện tích OTC (m2) c. Trữ lượng
Ta sử dụng công thức: M = ∑ Gi x Hvn x f1.3 (2-3)
Trong đó: Gi = r2 x 3,14 (Gi: tiết diện ngang cây)
Hvn : chiều cao vút ngọn
d. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che
- Nghiên cứu cấu trúc thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và David (1934)
- Xác định độ tàn che: kết hợp quan trắc và phẫu đồ ngang để xác định tỷ lệ che phủ (%) hình chiếu tán cây rừng so với bề mặt đất rừng.
- Xác định phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và số cây theo chiều cao (N/Hvn). Tính các đặc trưng mẫu theo chương trình thống kê mô tả, chia tổ ghép nhóm các trị số quan sát theo công thức của Brooks và Carruthere:
m = 5 x lgN
K = Xmax-Xmin
m (2-4)
Trong đó: m là số tổ
K là cự ly tổ
Xmax, Xmin: là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất.