0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phương pháp nội nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XÃ QUÂN KHÊ, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 38 -41 )

4. Ý nghĩa của đề tài

2.2.2. Phương pháp nội nghiệp

Sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu, tổng hợp viết đề tài.

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tầng cây gỗ

a. Tổ thành tầng cây gỗ

Ta sử dụng phương pháp tính tỉ lệ tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod (Đào Công Khanh, 1996)[7]:

IV% = Ni%+Gi%

2 (2-1)

Trong đó:

IV% : tỉ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng : Important Value) của loài i Ni% : là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng

Gi% : là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật rừng Theo Daniel Marmillod, những loài có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó lớn hơn 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Ta tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%. Đó là ở rừng tự nhiên, còn ở rừng trồng thường chỉ có một hoặc nhiều loài nhưng loài cây chính chiếm tỉ lệ lớn hơn 90%.

b. Mật độ

Ta sử dụng công thức: N/ha = n/S x 10.000 (2-2)

Trong đó: n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC

S là diện tích OTC (m2) c. Trữ lượng

Ta sử dụng công thức: M = ∑ Gi x Hvn x f1.3 (2-3)

Trong đó: Gi = r2 x 3,14 (Gi: tiết diện ngang cây)

Hvn : chiều cao vút ngọn

d. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che

- Nghiên cứu cấu trúc thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và David (1934)

- Xác định độ tàn che: kết hợp quan trắc và phẫu đồ ngang để xác định tỷ lệ che phủ (%) hình chiếu tán cây rừng so với bề mặt đất rừng.

- Xác định phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và số cây theo chiều cao (N/Hvn). Tính các đặc trưng mẫu theo chương trình thống kê mô tả, chia tổ ghép nhóm các trị số quan sát theo công thức của Brooks và Carruthere:

m = 5 x lgN

K = Xmax-Xmin

m (2-4)

Trong đó: m là số tổ

K là cự ly tổ

Xmax, Xmin: là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất.

2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng

a. Tổ thành loài cây tái sinh

- Xác định số cây trung bình loài dựa vào công thức:

n = ∑ni

m (2-5)

Trong đó: n là số cây trung bình theo chiều dài

m là tổng số cá thể điều tra ni là số lượng cá thể loài i

- Xác định tỉ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

n% = ni

∑ni (2-6) Nếu ni ≥ 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tính tổ thành Nếu ni ≤ 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tính tổ thành Hệ số tổ thành: Ki = ni

mi

Trong đó:

Ki là hệ số tổ thành của loài thứ i ni là số lượng cá thể loài i

m là tổng số cá thể điều tra b. Xác định mật độ cây tái sinh. Ta sử dụng công thức tính: N/ha = n

s x 10000 (2-8) Trong đó: s là diện tích ODB điều tra tái sinh (m2

) n là số lượng cây tái sinh điều tra

c. Xác định chất lượng cây tái sinh

Tính tỉ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: N% = n

N x 100 (2-9)

Trong đó: N% là tỉ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình và xấu.

n là tổng số cây tốt, trung bình và xấu. N là tổng số cây tái sinh.

d. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Ta tiến hành thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao:

Cấp chiều cao Chiều cao

I <50cm

II 51 - 100cm

III 101 - 150 cm

IV >150cm

đ. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng tái sinh dưới tán rừng trồng

Thông qua các kết quả điều tra tại các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu dựa trên các chỉ số tổng hợp của các nhân tố điều tra như: mật độ, tỉ lệ cây có triển vọng, chất lượng cây tái sinh… để đưa ra được các kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (độ tàn che, địa hình, khí hậu, cây mẹ…) tới tái sinh dưới tán rừng.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XÃ QUÂN KHÊ, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 38 -41 )

×