0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhân tố động vật, con người

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XÃ QUÂN KHÊ, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 62 -64 )

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.4. Nhân tố động vật, con người

Qua kết quả, điều tra phỏng vấn 25 hộ dân sống quanh và gần khu vực nghiên cứu, đề tài đưa ra đánh giá và nhận xét như sau:

3.3.4.1. Vai trò của động vật và ảnh hưởng của sự chăn thả

Động vật là một trong những tác nhân thụ phấn và phát tán nhiều loại hạt giống, tạo điều kiện cho quá trình tái sinh diễn ra. Điều quan trọng nhờ động

như: chim, thú, các loài gặm nhấm... mà hạt các loài được phát tán đi xa, tạo ra các loài mới ở thảm thực vật khác không có cây mẹ.

Nhiều loài thực vật lại phải nhờ bộ phận tiêu hoá của động vật cọ sát làm dập vỡ lớp vỏ cứng bên ngoài mới có khả năng nảy mầm được.

Một số động vật tuy không ăn quả, hạt nhưng nó mang quả cây có gai, có móc truyền đi nơi khác làm cho khu phân bố thực vật mở rộng ra.

Phân và xác chết của động vật trong thảm thực vật có tác dụng nâng cao độ phì của đất tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Chăn thả là nguyên nhân làm giảm khả phục hồi thảm thực vật. Nguyên nhân chính là do sự giẫm đạp và ăn cây tái sinh.

Để thu thập số liệu, chúng tôi kết hợp điều tra trên những khu vực được bảo vệ và những nơi trâu bò thường sinh sống. Để phân biệt dấu hiệu có bị dẫm đạp hay bị ăn cỏ hay không, chúng tôi căn cứ vào vết chân và vết lá bị ăn. Kết quả điều tra cho thấy:

- Chăn thả có ảnh hưởng theo chiều hưởng xấu đến mật độ cây tái sinh. Nơi bị trâu bò thường đến ăn cỏ có mật độ cây tái sinh là 3460 cây/ha, trong khi ở nơi không bị chăn thả là 5870 cây/ha.

- Chất lượng cây tái sinh giảm chủ yếu ở tỷ lệ cây cao: không bị chăn thả là 34,25%, bị chăn thả là 72,50%.

- Tổ thành cây tái sinh cũng có sự khác biệt rõ ràng. ở nơi bị chăn thả tổ thành loài cây chủ yếu là: Dền (Xylopia sp), Ba chạc (Euodia lepta), Thành ngạnh (Cratoxylum pruniflorum), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma). Ở nơi không bị chăn thả là: Trâm (Xyzigium sp), Trám (Canrium album), Chẹo

(Engelhardtia roxburghiana), Re (Phoebe sp.), Dền (...).

3.3.4.2. Hoạt động của con người và ảnh hưởng của hoạt động khai thác gỗ củi

Những tác động xây dựng và phá hoại của con người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng tái sinh của cây rừng.

Những hoạt động chăm sóc tu bổ rừng là yếu tố xúc tiến tái sinh rừng, nghĩa là có tác dụng tốt đến quá trình tái sinh.

Ngược lại, những hoạt động khai thác lạm dụng làm mất nguồn giống cho quá trình tái sinh.

Khai thác không có kỹ thuật còn là nguyên nhân làm mất môi trường rừng, các khoảng trống được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho cho cây tiên phong ưa sáng phát triển, các loài cỏ dại mọc lên đã ức chế và kìm hãm quá trình tái sinh tự nhiên.

Do các hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lạm dụng tài nguyên rừng nguyên sinh lấy gỗ để bán, làm nhà, củi đun... Dẫn đến làm mất tầng ưu thế sinh thái, mất tấng che bóng, ánh sáng chiếu thẳng xuống đất. Mưa nhiều, xói mòn đất làm thay đổi tính chất đất theo chiều hướng xấu, đất khô. Sự suy thoái của thổ nhưỡng và vi khí hậu làm cho các loài cây vốn thích nghi với môi trường rừng đã không thể tồn tại và phát triển được. Thay vào đó là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh thích nghi với môi trường đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng xuất hiện chiếm ưu thế.

Trong vùng, những hoạt động xây dựng và cải tạo của con người mới chỉ dừng lại ở mức độ trồng rừng nhân tạo thuần loài hay hỗn loài đơn giản phục vụ cho mục đích kinh doanh như: làm nguyên liệu giấy, vật liệu cho các công trình xây dựng, củi. Vì vậy, càng làm cho tính đa dạng của thảm thực vật bị suy giảm.

Xử lý trắng thực bì tự nhiên, kết hợp với cây trồng rừng còn nhỏ chưa khép tán làm cho hiện tượng xói mòn tăng nhanh. Do vậy trên những diện tích này khả năng tái sinh tự nhiên là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG XÃ QUÂN KHÊ, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 62 -64 )

×