4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng tự nhiên
3.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh
Sau khi điều tra 15 ô dạng bản trong 3 OTC tại trạng thái rừng tự nhiên IIB thuộc rừng đặc dụng Núi Nả xã Quân Khê đề tài đã xác định được tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên có các loài có thể kể tên như: Thẩu tấu, Hu chanh, Màng tang, Lim xẹt… Qua tổng hợp ta được bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Tổ thành lớp cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên tại rừng đặc dụng Núi Nả xã Quân Khê
TT Loài cây Tên khoa học Cây/ha N%
1 Thẩu tấu Aporosa sphaerosperma Gagnep. 486 14.05
2 Hu chanh Alangium kurzii Craib. 456 13.18
3 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer ex K. Heyne 424 12.25
4 Dền Xylopia sp 357 10.32
5 Màng tang Litsea cubeba L. 335 9.682
6 Trâm Xyzigium sp 327 9.451
7 Ba chạc Euodia lepta 313 9.046
8 Giổi Michelia balansae (DC.) Dandy 269 7.775
9 Loài khác 493 14.25
Tổng = 33 loài 3460 100
Qua bảng 3.2 chỉ cho ta thấy số lượng loài cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tự nhiên (trạng thái IIB) tại khu rừng đặc dụng Núi Nả xã Quân Khê có 33 loài, trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành loài đó là các loài: Thẩu tấu, Hu chanh, Lim xẹt, Dền, Màng tang, Trâm, Ba chạc, Giổi.
Nhìn chung nhóm loài cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên khá đa dạng và phong phú. Tổ thành các loài cây tái sinh ở đây hầu hết là những cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Tuy nhiên xuất hiện những loài cây gỗ có giá trị kinh tế như: Táu, Giổi, Chò nâu, Vàng anh, Lát hoa…
3.2.1.2. Đặc điểm chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Từ số liệu điều tra thu thập, đề tài tiến hành thống kê các chỉ tiêu về mặt chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh tại 15 ô dạng bản trên 03 OTC đại diện ở trạng thái rừng tự nhiên IIB. Kết quả tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 3.3. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên tại rừng đặc dụng Núi Nả xã Quân Khê
Trạng thái rừng N/ha (cây) Tỉ lệ chất lƣợng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt (cây) % Chồi (cây) % Rừng TN (IIB) 3460 ± 50 53.01 28.99 18.00 2836 ± 40 81.97 624 ± 20 18.03
Qua bảng 3.3 chỉ ra cho ta thấy tỉ lệ cây tái sinh được tính theo phần trăm (%) tại trạng thái rừng IIB khu vực rừng đặc dụng Núi Nả xã Quân Khê có tỉ lệ chất lượng cây tái sinh tốt và trung bình đạt mức khá cao (82,0%). Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt là chủ yếu chiếm 81,97%. Đây chính là cơ sở cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai, bởi vì cây mọc từ hạt sẽ có đời sống dài hơn cây có nguồn gốc từ chồi, khả năng thích nghi và chống chịu với các điều kiện bất lợi của hoàn cảnh sống tốt hơn, từ đó sẽ tạo ra một hệ sinh thái có tính bền vững và đa dạng hơn.
3.2.1.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Qua kết quả điều tra ở trạng thái rừng IIB tại khu rừng đặc dụng Núi Nả đề tài tổng hợp kết quả dưới các bảng sau:
Bảng 3.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao dưới tán rừng tự nhiên (IIB)
Trạng thái rừng N/ha
(cây)
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây)
0-50 51-100 101-150 >150
IIB 3460 ± 50 355 ± 20 1425 ± 40 1126 ± 40 554 ± 20
100% 9.68 41.19 32.54 16.59
Qua bảng 3.4 cho chúng ta thấy số cây tái sinh theo cấp chiều cao dưới tán rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao 2 (từ 51 – 100 cm) và cấp chiều cao 3 (từ 101 – 150 cm) khoảng 1126 cây đến 1425 cây, số cây ở cấp chiều cao 1 (từ 0 – 50 cm) là thấp nhất khoảng 355 cây.