4. Ý nghĩa của đề tài
3.3.3. Nhân tố cây mẹ, cây bụi thảm tươi
3.3.3.1. Ảnh hưởng của cây mẹ
Như đã trình bày ở trên, hầu hết các loài cây tái sinh ở khu vực rừng đặc dụng Núi Nả phần lớn đều có nguồn gốc từ hạt, một phần nhỏ là từ chồi. Mà sự phát tán của thực vật có nhiều tác nhan như do côn trùng, chim chóc, gió, con người… Thực tế rừng ở khu vực này trước kia là khu rừng tự nhiên đa dạng và phong phú, sau khi bị khai thác kiệt, đốt nương làm rẫy. Đến năm 2003 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định đưa khu rừng Núi Nả vào khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng. Qua điều tra khu rừng đặc dụng Núi Nả vẫn còn 1 số cây mẹ và lâm phần nhỏ vẫn còn tồn tại phát triển tự nhiên. Một số cây còn được kế thừa những gốc chặt cũ nảy chồi và phát triển thành cây tái sinh như cây: Dền, Thàu táu, Re, Thị… đây chính là yếu tố cơ bản quan trọng nhờ thế hệ cây mẹ trước đây mà thực vật tái sinh ở đây phong phú đa dạng hơn.
Qua điều tra tôi nhận thấy hầu hết các cây gieo giống đều nhờ gió, côn trùng và chim chóc là chính. Kết quả tổng hợp như sau: Tại khu vực rừng tự nhiên (IIB) đề tài xác định được có cây mẹ gieo giống như: Dẻ, Mé cò ke, Trâm, Thàu táu, Dền… Qua điều tra cho thấy tại vị trí cách gốc cây mẹ gieo giống bằng chiều cao của cây mẹ thì sự xuất hiện của các cây tái sinh là nhiều và giảm dần tại các vị trí cách gốc cây mẹ 2 lần chiều cao trở lên. Khi điều tra tại các vị trí cách xa hơn nữa thì sự xuất hiện cây con gần như không có, nếu có chỉ là những loài cây phát tán nhờ gió nhiều, có thể phát tán rất xa phụ thuộc vào tốc độ và cường độ gió trong lúc quả chín.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi
Lớp cây bụi thảm tươi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Ảnh hưởng trong lĩnh vực cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng, khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi thảm tươi phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ sinh trưởng tốt, nhưng nó lại cản trở cho cây tái sinh trong khi lớn lên. Tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, do tốc độ phát triển cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến mức nào đó sẽ lấn át cây tái sinh.
Dưới tán rừng tự nhiên tầng cây bụi có rất nhiều loài có thể kể đến như: Chè vè, Cỏ tranh, Cỏ chít, Sậy nhỏ, Trọng đũa, Lấu, Lau, Sim, Mua, Găng bọt, Mò, Thanh ngạnh, Han…, một số loài dây leo như Dây củ mài, Dây củ nâu, Bổ béo trắng, dương xỉ, rau dớn, địa y, địa lan…
Dưới tán rừng trồng thuần loài Keo xuất hiện một số loài cây bụi như: Mua, Sầm sì, Găng, Lau, Đỏ ngọn, Thành ngạnh, Chè vè, Trọng đũa, Lấu, ngoài ra còn bắt gặp các loài cỏ tranh, Chít, Cỏ gà, dây mủ, ráy…
Dưới tán rừng trồng thuần loài bồ đề tầng cây bụi có rất nhiều loài có thể kể đến như Trọng đũa, Lấu, Sầm sì, Sim, Mua, Cỏ đuôi ngựa… Tầng thảm tươi có Cỏ tranh, Cỏ lau, Chè vè, Cỏ chít, Cỏ trinh nữ, Địa y, Cây ké, Cam thảo đất, Dây leo… độ che phủ khá cao.
Tóm lại, hầu hết lớp cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng khu rừng đặc dụng Núi Nả đều sinh trưởng khá mạnh đặc biệt là dưới tán rừng trồng bồ đề do độ tàn che của rừng nhỏ tuy số lượng loài không phong phú đa dạng bằng trạng thái rừng khác, tại trạng thái rừng tự nhiên độ che phủ cao hơn nên sự sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi cũng hạn chế hơn trạng thái rừng trồng.