Kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 90)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.4. Kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng

trạng sử dụng đất và phân tích biến động đất đai

Nhánh nền tảng cơ bản của hệ thống quản lý đất đai (QLĐĐ) hiện đại là xác lập trong hệ thống các hồ sơ về quyền sở hữu đất bằng các công nghệ hiện đại. Các công nghệ hiện đại đã được áp dụng ở Việt Nam cũng đã khá phát triển, ví dụ: vào các khâu đo đạc thu thập dữ liệu là các công nghệ đo toàn đạc điện tử, công nghệ GPS (Hệ thống định vị toàn cầu - Global Positioning System), công nghệ ảnh hàng không, viễn thám, vào biên vẽ bản đồ như các công nghệ AutoCad, Micro Station… Các nhóm nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam cũng đã sử dụng các công nghệ trong lập trình ứng dụng để tạo ra các phần mềm trong kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập các loại hồ sơ địa chính như Vilis, TMVlis. Tuy nhiên thực tiễn công tác QLĐĐ ở Việt Nam còn khá nhiều vấn đề tồn đọng.

(1) Các phần mềm mới tạo được thống kê HTSDĐ dạng bảng, chưa tạo được CSDL HTSDĐ cả không gian và thuộc tính phục vụ phân tích đánh giá.

(2) Đã tạo được bản đồ HTSDĐ trong các kỳ kiểm kê đất đai, quy hoạch nhưng chưa đánh giá được sự khác biệt gữa các số liệu từ các loại bản đồ HTSDĐ lập ra với CSDL HTSDĐ dẫn đến khi tập hợp các số liệu báo cáo, các số liệu vẫn phải tập hợp từ các bảng biểu trên giấy hoặc từ các nguồn khác.

Vậy đâu là lý do có sự khác biệt giữa các số liệu và cách giải quyết để dẫn tới sự thống nhất? Nội dung, thuật toán và các chỉ tiêu khái quát hóa để thành lập CSDL HTSDĐ từ CSDL BĐĐC số chưa được công bố, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

Để giải quyết vấn đề đặt ra, tôi nghiên cứu thử nghiệm xây dựng CSDL HTSDĐ và bản đồ HTSDĐ. Trên cơ sở đó đánh giá sự khác biệt giữa các số liệu tập hợp từ CSDL HTSDĐ và bản đồ HTSDĐ.

(*) Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng CSDL BĐĐC dạng số từ đó tổng hợp thành CSDL HTSDĐ; đánh giá sự khác biệt giữa các số liệu tập hợp từ CSDL HTSDĐ và bản đồ HTSDĐ.

(*) Nghiên cứu các chỉ tiêu và phương pháp giải quyết những vấn đề kỹ thuật gặp phải khi khái quát hóa bản đồ từ CSDL HTSDĐ được lập từ CSDL địa chính ở các tỷ lệ thành bản đồ HTSDĐ cấp huyện tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000.

3.4.1. Bản chất về sự khác nhau giữa các số liệu thống kê từ CSDL hiện trạng sử dụng đất lập từ CSDL BĐĐC số các tỷ lệ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện.

Như đã đặt vấn đề khi thành lập các loại bản đồ HTSDĐ đặc biệt vào những thời đầu kỳ quy hoạch hàng năm vẫn có nhiều trường hợp sử dụng hệ thống BĐĐC, nhưng khi tập hợp các số liệu báo cáo vẫn phải tập hợp từ các bảng biểu trên giấy hoặc từ các nguồn khác. Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố sau: (1) Các số liệu chưa đồng bộ; (2) bản đồ HTSDĐ cấp huyện tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000 đã khái quát hóa nhiều, lược bỏ nhiều thông tin và chuyển đổi khá nhiều các khoanh đất nhỏ từ loại đất này sang loại khác cho phù hợp với quy định thành lập bản đồ HTSDĐ cấp huyện [8]. Như vậy hai số liệu này trong trường hợp tốt nhất cùng lấy từ nguồn CSDL địa chính cũng đã có sự khác nhau. Những lý do này cũng cho thấy các báo cáo định kỳ của cấp huyện không thể sử dụng các dữ liệu tập hợp từ bản đồ HTSDĐ cho dù vừa thành lập ra; chưa kể chất lượng thực tế. Vậy nên sử dụng giải pháp nào để giải quyết bài toán này?

3.4.2. Ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng CSDL HTSDĐ từ cơ sở dữ liêu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai. dữ liêu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai.

3.4.2.1. Khái niệm về CSDL HTSDĐ lập từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số

CSDL HTSDĐ là CSDL bản đồ chuyên đề đất đai được xây dựng thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại đất theo HTSDĐ phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ.

CSDL HTSDĐ là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. CSDL HTSDĐ được lập ra nhằm mục đích: (1) Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ; (2) Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai; (3) Là tài liệu phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra thực hiện quy

hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai.

Khái niệm về CSDL HTSDĐ lập từ CSDL BĐĐC số chỉ xuất hiện khi đã có hệ thống CSDL BĐĐC được cập nhật là khái niệm đề xuất mới với ý tưởng bảo đảm các tiêu chí của quản lý đất đai hiện đại; từng bước kiểm soát và tự động hóa quá trình quản lý.

3.4.2.2. Ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng CSDL HTSDĐ từ cơ sở dữ liêu BĐĐC số

Chúng ta đã biết, trong CSDL địa chính hiện nay như VILIS-2.0, TMVlis, Elis các dữ liệu bản đồ được lưu trữ trong trong Arc-gis_SDE, dữ liệu thuộc tính lưu trữ trong CSDL SQLSECVER_2005, SQLSECVER_2012, SQLSECVER_2008. Sau khi được cập nhật và đồng bộ trong phần mềm chuyên dụng dữ liệu sẽ được chiết xuất ra phục vụ xây dựng CSDL HTSDĐ. Việc chiết xuất này dễ dàng thực hiện trong một môdull của Arcgis: Arc_catalog bằng cách kết nối đến CSDL Arc-gis_SDE trong arcgis: Arc_catalog. Với việc áp dụng công nghệ Arc_sde cho phép chuyển đổi dữ liệu thông qua việc kết nối trong Arccatalog. Xuất dữ liệu theo từng loại đất và tạo ra các dữ liệu hiện trạng (xem minh họa Hình 3.7, Hình 3.8). Từ các dữ liệu hiện trang rời rạc của từng loại đất lại được tổ hợp thành CSDL HTSDĐ thông qua Arc_catalog (Hình 3.9). Cần lưu ý việc kết nối này đòi hỏi người thực hiện phải được phân quyền vào CSDL (do bảo mật CSDL) Xem minh họa (Hình 3.6)

Hình 3.7. Dữ liệu hiện trạng đất thổ cư(ONT,ODT)

Hình 3.8. Dữ liệu hiện trạng đất giao thông (DGT)

Hình 3.9. Tổ chức thành CSDL hiện trạng sử dụng đất

CSDL HTSDĐ khi thực hiện xong hoàn toàn có thể tổng hợp được diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng.

3.4.2.3. Kết quả thử nghiệm tại xã Lũng Hòa và Thổ Tang huyện Vĩnh Tường

- Xây dựng CSDL HTSDĐ vùng nghiên cứu:

Như đã nêu trên CSDL địa chính thử nghiệm tại xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang, huyên Vĩnh Tường được xây dựng trong VILIS-2.0. Sau khi dữ liệu được cập nhật và đồng bộ ta chiết xuất ra các dữ liệu hiện trạng của từng loại đất. (Hình 3.10,

hình 3.11, hình 3.12, hình 3.13). Từ các dữ liệu hiện trạng rời rạc của từng loại đất được tổ hợp thành CSDL HTSDĐ thông qua Arc_catalog.

Hình 3.10. Kết quả xây dựng dữ liệu đất lúa (LUC)

Hình 3.11. Kết quả xây dựng dữ liệu đất thổ cư (ONT, ODT)

Hình 3.12. Kết quả xây dựng dữ liệu đất giao thông (DGT)

Hình 3.13. Kết quả xây dựng dữ liệu đất thủy lợi (DTL)

Sau khi tổng chức xong CSDL HTSDĐ ta chiết xuất ra bảng thống kê diện tích theo loại đất hiện trạng. (Bảng 3.6)

Bảng 3.6. Thống kê diện tích, loại đất chiết xuất từ CSDL HTSDĐ Số TT Mục đích sử dụng Tổng (ha) Diện tích (ha) TT Thổ Tang X.Lũng Hòa Tổng diện tích 1153,22 526,63 626,59

I Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 834,5 364,39 470,11

1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 602,44 274,48 327,96 2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 15,02 15,02 3 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 70,12 55,19 14,93 4 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 7,98 7,2 0,78 5 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 138,68 27,52 111,16

6 Đất nông nghiệp khác NKH 0,26 0,26

II Đất phi nông nghiệp PNN 317,28 161,36 155,92

1 Đất ở tại nông thôn ONT 63,51 63,51 2 Đất ở tại đô thị ODT 68,2 68,2

3

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp Nhà nước TSC 1,91 0,51 1,4 4 Đất quốc phòng CQP 5,44 5,44 5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 17,64 8,62 9,02 6 Đất giao thông DGT 82,86 44,82 38,04 7 Đất thuỷ lợi DTL 29,48 13,21 16,27 8 Đất công trình năng lượng DNL 0,81 0,79 0,02 9 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,39 0,09 0,3 10 Đất cơ sở văn hoá DVH 0,58 0,47 0,11 11 Đất cơ sở y tế DYT 1,92 1,59 0,33 12 Đất cơ sở giáo dục-đào tạo DGD 7,54 4,69 2,85 13 Đất cơ sở thể dục-thể thao DTT 0,34 0,34

14 Đất chợ DCH 2,21 1,77 0,44 15 Đất có di tích, danh thắng DDT 2,06 0 2,06 16 Đất tôn giáo TON 2,22 0,21 2,01 17 Đất tín ngưỡng TIN 3,17 2,03 1,14 18 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,8 3,94 2,86 19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 20,15 10,03 10,12 20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,05 0,05

III Đất chƣa sử dụng CSD 1,44 0,88 0,56

1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,44 0,88 0,56

- Xây dựng bản đồ HTSDĐ vùng nghiên cứu:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phần mềm ArcGIS, MicroStation, Famis, phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng được Tổng công ty Tài nguyên Môi trường Việt Nam phát triển tiến tiến hành lập bản đồ hiện trạng vùng thử nghiệm là xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường.

BĐĐC xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang nhận dữ liệu vào ArcGIS. Từ các công cụ trong Arc toolbox trong môdull của ArcGIS chạy vùng cho các tờ bản đồ địa chính, tạo file *.Dissolve tương ứng với các tờ BĐĐC, sử dụng công cụ trong ArcGIS gộp các thửa đất liền kề có cùng loại đất thành một vùng đối với từng tờ bản đồ địa chính; Gộp các BĐĐC đã gộp vùng loại đất. Tạo Geodatabase từ AcrCatalog, Convert dữ liệu vừa thực hiện vào Geodatabase. Xuất dữ liệu hoàn thành ra tệp có định dạng *.Dgn.

Sử dụng phần mềm thành lập bản đồ HTSDĐ được tích hợp trên MicroStation do Tổng công ty Tài nguyên Môi trường Việt Nam phát triển tiến hành đổ màu tự động vùng HTSDĐ theo[10], biên tập hoàn thiện sản phẩn của phạm vị nghiên cứu là bản đồ HTSDĐ.(Phụ lục 2).

Bảng 3.7. Diện tích loại đất hiện trạng theo Bản đồ HTSDĐ Số

TT Mục đích sử dụng Diện tích

(m2) (ha)

Tổng diện tích 11518395,2 1151,84

I Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 8383382 838,34

1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6082774,2 608,28 2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 185418 18,54 3 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 698873,6 69,89 4 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 87108,1 8,71 5 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 1406819,8 140,68 6 Đất nông nghiệp khác NKH 2388,3 0,24

II Đất phi nông nghiệp PNN 3122235,8 312,22

1 Đất ở tại nông thôn ONT 655544,6 65,55 2 Đất ở tại đô thị ODT 703140 70,31 3 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Nhà nước TSC 19140,9 1,91

4 Đất quốc phòng CQP 54414,9 5,44 5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 184349,2 18,43 6 Đất giao thông DGT 709789,4 70,98 7 Đất thuỷ lợi DTL 262059,3 26,21 8 Đất công trình năng lượng DNL 1712,4 0,17 9 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 2908,2 0,29 10 Đất cơ sở văn hoá DVH 4865,7 0,49 11 Đất cơ sở y tế DYT 19116,4 1,91 12 Đất cơ sở giáo dục-đào tạo DGD 75402,5 7,54 13 Đất cơ sở thể dục-thể thao DTT 3386,4 0,34

14 Đất chợ DCH 22148,7 2,21

15 Đất có di tích, danh thắng DDT 20626,1 2,06 16 Đất tôn giáo TON 22172,1 2,22 17 Đất tín ngưỡng TIN 29641,8 2,96 18 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 56206,2 5,62 19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 205210,7 20,52 20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 400,3 0,04

III Đất chƣa sử dụng CSD 12777,4 1,28

1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 12777,4 1,28

(Nguồn: Số liệu tổng hợp)

3.4.2.4. Ứng dụng công nghệ Arc-GIS khái quát hóa và đánh giá sự khác biệt gữa số liệu trên CSDL hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ HTSDĐ

bản đồ HTSDĐ cần thành lâp. Giả sử CSDL HTSDĐ thiết lập từ CSDL BĐĐC số 1:500 và 1:1.000; bản đồ HTSDĐ lập ở tỷ lệ 1:10.000 khi đó các hệ thống GIS sẽ trợ giúp phân tích các dữ liệu của hai hệ thống. Trên cơ sở đó ta đánh giá được sự khác biệt này (xem hình 3.14, hình 3.15).

Trong quá trình thử nghiệm tôi trình bày việc khái quát và đánh giá loại đất giao thông. Khi xây dựng CSDL HTSDĐ kết quả loại đất giao thông có diện tích S: 380391.2 m2. (Hình 3.14) Từ bản đồ HTSDĐ đã khái quát hóa ở tỷ lệ 1:10.000 (hình 3.15), đất giao thông có diện tích S: 239510.2 m2.

Như vậy với việc khái quát hóa diện tích đất giao thông đã giảm đi một lượng là 140881.0 m2, sai lệch 37%. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể đến mức không thể dùng các dữ liệu trên bản đồ HTSDĐ để phân tích và đương nhiên các kết quả trên bản đồ HTSDĐ không thể sử dụng để phân tích không gian đánh giá biến động.

Hình 3.14. Loại đất giao thông trên CSDL hiện trạng sử dụng đất xã Lũng Hòa, huyên Vĩnh Tường, tỉnh Vinh Phúc.

Hình 3.15. Loại đất giao thông trên Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000. xã Lũng Hòa, huyên Vĩnh Tường, tỉnh Vinh Phúc.

Từ Bảng 3.6 và Bảng 3.7 ta có thể thấy quá trình khái quát hóa đã làm thay đổi cơ bản diện tích các loại đất: Đất giao thông (DGT) đã giảm 11,88 ha sai lệch 14,33%, đất thủy lợi (DTL) 3,27 ha sai lệch 12,11%.., đất trồng lúa (LUC) tăng 5,84 ha chênh lệch 0,97% và đặc biệt là tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu sau khi tổng quát hóa đã giảm 1,38 ha chiếm 0,16%

Bảng 3.8. So sánh diện tích chiết xuất từ CSDL HTSDĐ và Bản đồ HTSDĐ Số TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Chênh lệch CSDL HTSDĐ Bản đồ HTSDĐ Tổng diện tích 1153,22 1151,84 -1,38

I Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 834,50 838,34 3,84

1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 602,44 608,28 5,84

2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 15,02 18,54 3,52

3 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 70,12 69,89 -0,23

4 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 7,98 8,71 0,73

5 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 138,68 140,68 2,00

6 Đất nông nghiệp khác NKH 0,26 0,24 -0,02

II Đất phi nông nghiệp PNN 317,28 312,22 -5,06

1 Đất ở tại nông thôn ONT 63,51 65,55 2,04

2 Đất ở tại đô thị ODT 68,20 70,31 2,11

3 Đất trụ sở CQ, CTSN Nhà nước TSC 1,91 1,91 0,00

4 Đất quốc phòng CQP 5,44 5,44 0,00

5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 17,64 18,43 0,79

6 Đất giao thông DGT 82,86 70,98 -11,88

7 Đất thuỷ lợi DTL 29,48 26,21 -3,27

8 Đất công trình năng lượng DNL 0,81 0,17 -0,64

9 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,39 0,29 -0,10

10 Đất cơ sở văn hoá DVH 0,58 0,49 -0,09

11 Đất cơ sở y tế DYT 1,92 1,91 -0,01

12 Đất cơ sở giáo dục-đào tạo DGD 7,54 7,54 0,00

13 Đất cơ sở thể dục-thể thao DTT 0,34 0,34 0,00

14 Đất chợ DCH 2,21 2,21 0,00

15 Đất có di tích, danh thắng DDT 2,06 2,06 0,00

16 Đất tôn giáo TON 2,22 2,22 0,00

17 Đất tín ngưỡng TIN 3,17 2,96 -0,21

18 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,80 5,62 -1,18

19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 20,15 20,52 0,37

20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,05 0,04 -0,01

III Đất chƣa sử dụng CSD 1,44 1,28 -0,16

1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,44 1,28 -0,16

(Nguồn: Số liệu tổng hợp) 3.4.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Qua việc nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng CSDL địa chính tại khu vực xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường cho thấy thử nghiệm đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống địa chính hiện đại trong quản

lý đất đai và nhu cầu xây dựng CSDL HTSDĐ. Từ kết quả so sánh CSDL HTSDĐ và

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)