Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Quan điểm phát triển chung của Huyện Vĩnh Tường

Phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Phát triển KTXH gắn với xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

3.1.3.2. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp – thuỷ sản. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển KTXH trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng bãi, vùng thiếu nước để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa; đồng thời chú trọng phát triển công nghệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao (phát huy truyền thống hiếu học của huyện Vĩnh Tường) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lao động của Tỉnh và của Vùng.

Giai đoạn 2011 - 2015:

- Phát triển kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,8%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 20,3%/năm, dịch vụ tăng 18,0%/năm. Năm 2015 cơ cấu giá trị sản xuất là: Nông nghiệp - Thuỷ sản đạt 18,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 42,0%, dịch vụ đạt 39,5%.

- Phát triển xã hội: Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%, số hộ sử dụng nước sạch đạt 85%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 1,2%/năm, giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm từ 0,1 - 0,30

/00. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 0,5 - 1,0%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 63% trong tổng số lao động, 80% lao động có việc làm ổn định trong tổng số lao động. Mỗi xã có 1 bác sĩ, 1 - 2 nhân viên y tế.

- Bảo vệ môi trường: Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 75 - 85% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công

nghiệp. Xử lý tốt môi trường ở các khu, cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề nông thôn. Tất cả các dự án đầu tư phải có phương án về môi trường được cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.

3.1.3.3. Định hướng tổ chức không gian kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đấtcủa Huyện Vĩnh Tường

Tổ chức không gian KTXH: Trên địa bàn huyện phát triển theo 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1, 2, 3: Vùng cao. Vùng giữa, Vùng bãi

Trong đó Vùng cao gồm có diện tích 4.368,6 ha, chiếm 30,8% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng đất phù sa của hệ thống sông Phó Đáy. Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển kinh tế như sau: Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Chấn Hưng. Phát triển phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị… Phát triển nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển các cây trồng vật nuôi như lúa, ngô, đậu tương, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò.

Vùng giữa gồm: 10 xã và 3 thị trấn: Trong đó: Lũng Hoà, thị trấn Thổ Tang ở vùng này tổng diện tích là 7.011 ha chiếm 49,4% tổng diện tích toàn huyện, là vùng đất phù sa của hệ thống sông Hồng, có địa hình cao thấp không đều, xuất hiện lòng chảo nhỏ song nhìn chung theo hướng thấp dần từ Đông bắc - Tây nam.

Xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh Tường thành trung tâm hành chính, chính trị, giáo dục, dịch vụ, văn hoá thể thao của cả huyện. Xây dựng chuỗi các thị trấn gồm: Thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng, thị trấn Thượng Trưng. Phát triển nông nghiệp với các cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, ngô, lạc, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản.

Theo quan điểm định hướng trên:

Thị trấn Thổ Tang: Hiện tại là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật

của các xã phía Đông Bắc, trong tương lai sẽ có một số khu cụm công nghiệp ở lân cận, sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận.

Từ nay đến 2020, trên địa bàn huyện dự kiến sẽ hình thành thị trấn dịch vụ thương mại: Lũng Hoà, Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến, Vĩnh Thịnh. Thượng Trưng.

3.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)