4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
3.5.5. Kết quả thử nghiệm ứng dụng giải pháp công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu
sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.5.5.1. Kết quả thử nghiệm dạng thứ nhất: Chuyển từ CSDL HTSDĐ lập từ CSDL địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000 về CSDL bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000 ( Cùng kinh tuyên trục và cùng sử dụng phép chiếu UTM múi chiế 3 độ.. )
- Kết quả chuyển đổi hệ thống giao thông
Trên hình thể hiện hệ thống giao thông theo kết quả phân tích ở trên (Hình 3.8) thì hệ thống giao thông cần chuyển:
Vùng - Đường với bề rộng của đối tượng từ 1:1.000 đến 1:10.000 biểu hiện các đối tượng có bề rộng bằng hoặc lớn hơn 0.4 mm* M với bản đồ tỷ lệ 1:10.000 0.4* 10.000 = 4 m. (Hình 3. 17)
Hình 3.17. Hệ thống đường giao thông được chuyển đổi theo quan hệ vùng – đường có R nhỏ hơn 4m
Vùng – Vùng Diện tích của đối tượng từ 1:1.000 đến 1:10.000 biểu hiện các vùng bằng hoặc lớn hơn (0.4 mm*M )2
Với bản đồ 1:10.000 có R= 16 m2 (Hình 3.18)
Hình 3.18. Hệ thống đường giao thông được chuyển đổi theo quan hệ vùng – vùng có R nhỏ hơn 16 m2
Tương tự như vậy đối với các loại đất khác, ta cần phải phân tích các mối quan hệ có thể có khi chuyển đổi các đối tượng từ CSDL HTSDĐ lập từ CSDL địa chính
tỷ lệ 1:500, 1:1.000 về CSDL bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000. Kết quả là xây dựng được CSDL bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:10.000
3.5.5.2. Kết quả thử nghiệm dạng thứ hai: Chuyển từ CSDL HTSDĐ lập từ CSDL địa chính số tỷ lệ 1:500, 1:1.000 sử dụng phép chiếu UTM múi chiếu 3 độ về CSDL bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:25.000 sử dụng phép chiếu UTM múi chiếu 6 độ (có thể khác kinh tuyến trục.)
Việc chuyển từ CSDL HTSDĐ tỷ lệ 1:500, 1:1.000 sử dụng phép chiếu UTM múi chiếu 3 độ về CSDL bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:25.000 sử dụng phép chiếu UTM múi chiếu 6 độ (có thể khác kinh tuyến trục.) có hai nội dung cơ bản cần chú ý:
(1) Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ
Hệ trục tọa độ của bản đồ 1:25.000 sử dụng phép chiếu UTM múi chiếu 6 độ tại khu vực Vĩnh Phúc được quy định theo bản đồ địa hình trong hệ tọa độ VN-2000. Như vậy tại Vĩnh Phúc không có sự khác biệt về kinh tuyên trục mà chỉ có sự khác biệt về hệ số K. Hệ số K trong múi chiếu 6 độ lấy K= 0.9996[4].
Xây dựng hệ quy chiếu tọa độ theo chuẩn VN_2000 của tỉnh Vĩnh Phúc Khi xây dựng bản đồ ở múi chiếu 6 độ (Hình 3.19)
Hình 3.19. Xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ theo chuẩn VN_2000 múi chiếu 6 độ của tỉnh Vĩnh Phúc
Khi xây dựng bản đồ ở múi chiếu 6 độ các chỉ tiêu khái quát hóa tương tự như đã phân tích và thực hành ở trên sự khác biệt là tiêu chí thể hiện trên bản đồ 1:25.000 để xác định.
(2) Tổng quát hóa từng đối tượng địa lý từ CSDL HTSDĐ 1:500, 1:1.000 sang đối tượng địa lý của CSDL bản đồ HTSDĐ 1:25.000 theo bảng ánh xạ và theo phương pháp tổng quát hóa từng đối tượng của CSDL HTSDĐ 1:500, 1:1.000 về đối tượng của CSDL bản đồ HTSDĐ 1:25.000.
Phân tích các bước ở trên ta sẽ thấy mục quan hệ Vùng - Điểm, quan hệ Vùng - Đường và quan hệ Vùng – Vùng.
Vùng - Điểm
Diện tích của đối tượng từ 1:1.000 đến 1:25.000 biểu hiện các vùng nhỏ hơn 100m2 nhưng cần thể hiện trên bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:25.000 sẽ chuyển thành các điểm.
Vùng - Đường
Bề rộng của đối tượng Từ 1:1.000 đến 1:25.000 biểu hiện các đối tượng có bề rộng bằng hoặc lớn hơn 0.4 mm*M với bản đồ 1:25.000 có R = 0.4* 25.000 = 10 m.
Vùng – Vùng
Diện tích của đối tượng từ 1:1.000 đến 1:25.000 biểu hiện các vùng bằng hoặc lớn hơn (0.4 mm*M )2
Với bản đồ 1:25.000 là các diện tích S= 100 m2 đồng thời có độ rộng của vùng lớn hơn 10 m.