4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
3.3.1. Kết quả xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính dạng số
Trong phạm vị nghiên cứu của luận văn tiến hành chuẩn hóa BĐĐC số xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu BĐĐC số.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu BĐĐC số tôi sử dụng phần mềm Micro Stations, Famis, TMV.Map vv. Tôi lựa chọn các phần mềm với lý do tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và trên địa bàn huyện Vĩnh Tường nói riêng sử dụng các phần mềm trên để quản lý và biên tập bản đồ. Việc sử dụng thống nhất khuôn dạng dữ liệu là một điều rất quan trọng trong quản lý lưu trữ BĐĐC. Mặt khác phần mềm Micro Station và Famis đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất sử dụng trên toàn quốc với định dạng file *.DGN. BĐĐC số tại 2 địa phương trên mới được thành lập do vậy công tác chuẩn hóa dữ liệu được thực hiện theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn hóa bảng đối tượng và phân lớp đồ họa: Bước này được thực hiện với mục đích tránh sai sót, nhầm lẫn và tạo sự thống nhất cho CSDL bản đồ.
- Chuẩn hóa phân lớp đối tượng: Do trên BĐĐC có nhiều loại đường ranh giới: ranh giới hành chính, ranh giới thửa, ranh giới nhà, ranh giới khác, nên cần phải phân lớp cho các loại ranh giới này. Đặc biệt chú ý đến ranh giới thửa vì đây là đối tượng dùng để tạo vùng. Các dữ liệu thuộc tính cũng cần được phân lớp như: địa danh, số hiệu, diện tích, loại đất cũng cần chuyển về các lớp khác nhau.
- Chuẩn hóa thuộc tính đồ họa: để tạo sự thống nhất cho các đối tượng khi hiển thị bản đồ.
Ví dụ như với đường ranh giới thửa: nét liền, lực nét =0, mầu đen; ranh giới nhà: nét gạch, lực nét = 0, trắng...
- Kết quả: tất cả các đối tượng được phân lớp và chuẩn hóa [2] Ranh giới thửa: lever 10
Ranh giới nhà: lever 14 Nhãn thửa: lever 13 Điểm tọa độ: lever 8 Khung bản đồ: lever 63 Địa danh: lever 30 Địa giới xã lever 46 Xứ đồng lever 48 ...
+ Bước 2: Tạo vùng gán dữ liệu
- Tiến hành tạo lại vùng cho từng mảnh BĐĐC. Trước khi tạo vùng cần kiểm tra lỗi bằng công cụ Clean để đảm bảo các đường đã hoàn toàn khép kín; Tạo vùng bằng công cụ Tạo Topology của Famis hoặc TMVmap.
Lớp đường dùng để tạo vùng là lớp ranh giới thửa (lever 10) đã được chuẩn hóa ở bước 1.
- Kết quả: tất cả các thửa đất sẽ được tạo vùng và gán cho thông tin địa chính ban đầu về số hiệu, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng đất, địa chỉ thửa đất ... Những thông tin này đã được nhập trong quá trình thành lập BĐĐC số.
+ Kiểm tra dữ liệu: Kiểm tra số hiệu thửa, loại đất, diện tích pháp lý (diện tích gán từ nhãn) bằng cách sử dụng chức năng “Gán thông tin địa chính ban đầu” -> “Bảng nhãn thửa” và lựa chọn hai chức năng “Kiểm tra số thửa” và “Kiểm tra diện tích pháp lý”
+ Vẽ nhãn theo đúng qui định và tiến hành kiểm tra nhãn mới, nhãn cũ. + Bước 3: Kiểm tra Topology
Bước này nhằm kiểm tra lại lần cuối xem tất các thửa đất đã được tạo vùng hay chưa và sự liên kết giữa dữ liệu bản đồ với dữ liệu thuộc tính đã được gán tại bước 2.
- Nếu đúng: dữ liệu sẽ được xuất sang định dạng shape file để tiếp tục hoàn thiện.
Biên tập và hoàn thiện BĐĐC (Chuyển chữ về chữ font chuẩn ABC theo qui phạm [11] và chỉnh lại kích thước chữ).
+ Bước 4: Xuất dữ liệu sang tệp tin có định dạng *.Shape
Sau khi đã chuẩn hóa từng tờ BĐĐC cần xây dựng làm dữ liệu để chuyển đổi sang dạng shapfile. Khi thực hiện chuyển đổi tên bản đồ phải có dạng dc*.dgn với * là số thứ tự tờ bản đồ.
Ví dụ xã Lũng Hòa gồm 36 tờ bản đồ do vậy có tên bản đồ như sau: dc1.dgn, dc2.dgn, dc3.dgn, ... dc35.dgn, dc36.dgn.
Khi thực hiện chuyển đổi phải đặt mã đơn vị hành chính phù hợp với dữ liệu của địa phương Mã tỉnh: 219, mã huyện: 07 , Mã xã: 21
Kết quả: tất cả các mảnh bản đồ theo đơn vị hành chính sẽ được xuất thành tệp tin có định dạng là một Shapefile.(tên của các tệp tin 2190721.shp, 2190725.shp – phần tên là mã của đơn vị hành chính).