Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 90)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các cán bộ lão thành đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và lập bản đồ HTSDĐ, bản đồ QHSDĐ, các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hay đột xuất.

Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn, xây dựng quy trình và phối hợp với đơn vị xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, xây dựng bản đồ HTSDĐ để phần mềm được xây dựng phù hợp và hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai.

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C và tỉnh lộ 304 được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210

08’14’’ đến 210

20’ 30’’vĩ độ Bắc và từ 1050

26’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 3 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp: Phía Tây bắc giáp huyện Lập Thạch; Phía Đông bắc giáp huyện Tam Dương; Phía Đông giáp huyện Yên Lạc; Phía Nam giáp thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. (Phụ lục 1) Hình 3. 1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường Thị trấn Thổ Tang, xã Lũng Hòa trích từ Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Thông tin – Sở TN&MT Vĩnh Phúc)

Vĩnh Tường có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Huyện nằm trên trục giao lưu giữa 2 vùng Tây bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ bằng cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt chạy song song

xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với Quốc lộ 2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện khác trong tỉnh. ( Hình 3.1)

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam. Phía Bắc và Tây bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.

Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:

+ Vùng thượng huyện gồm 09 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

+ Vùng giữa vùng gồm 03 Thị trấn và 10 xã: Thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng, Lũng Hòa, Bình Dương, Tân Cương, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên.

+ Vùng bãi gồm 07 xã: An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.3. Khí hậu

Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông nam; mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp.

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C. Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0C. Độ ẩm không khí bình quân: 82 %. Độ ẩm cao nhất: 100%. Độ ẩm thấp nhất: 47%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai 2012, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự nhiên 14.401,55 ha đất gồm:

+ Đất Nông nghiệp : 10.004,37 ha. + Đất phi nông nghiệp : 4.383,53 ha. + Đất chưa sử dụng : 13,95 ha.

- Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt.

Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Phan, sông Phó Đáy và hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Tây nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường khoảng 18km, lưu lượng bình quân 3730 m3/s, mực nước hàng năm lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lưu vực huyện Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20m, do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

* Nguồn nước ngầm

Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

- Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu điều tra năm 2012, huyện Vĩnh Tường hiện có 50.795 hộ với tổng số 200.738 nhân khẩu, mật độ dân số 1415 người /km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh là 824 người/km2

)đây là địa bàn có mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2012 là 1,15%. Số người đang trong độ tuổi lao động 114.601 người chiếm 57,08%.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số

Theo số liệu điều tra năm 2012 toàn huyện có 200.782 người. Trong đó độ tuổi lao động 114.601 người chiếm 57,08%.

Dân số hiện nay của huyện Vĩnh Tường chủ yếu là đồng bào Kinh. Tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm nhanh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 1,92% (năm 2005) xuống còn 1,15% (năm 2012).

Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2012 là 1415 người/km2

, song phân bố không đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển như Đại Đồng, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Lý Nhân, An Tường. Các xã có mật độ dân thưa hơn như Cao Đại, Phú Đa, Vĩnh Ninh ...

3.1.2.2. Lao động, việc làm

Dân số huyện Vĩnh Tường có cơ cấu trẻ, năm 2012 số người trong độ tuổi lao động là 114.601 người, chiếm 57,08% dân số cả huyện.

Hiện nay số lao động qua đào tạo tập trung chủ yếu ở khu vực quản lý nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, một bộ phận lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm sau khi được đào tạo.

Cơ cấu dân số trẻ hiện nay sẽ là nguồn lao động dồi dào trong giai đoạn tới, do đó cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo lại lực lượng lao động tại chỗ nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế của huyện.

- Về y tế, năm 2011 toàn huyện có 12,7 ha đất y tế. Phân bổ đều trên địa bàn với 01 bệnh viện đa khoa, 02 phòng khám khu vực và 29 trạm y tế cấp xã, thị trấn.

- Về giáo dục, năm 2010 theo số liệu thống kê của phòng giáo dục huyện Vĩnh Tường, toàn huyện có 69,01 ha đất giáo dục, với 31 trường mầm non, 34 trường cấp tiểu học, 30 trường trung học cơ sở, 06 trường phổ thông trung học với số lượng học sinh là 48184 em.

- Về văn hoá huyện Vĩnh Tường hiện có 01 nhà văn hoá huyện, 1 đài truyền thanh cấp huyện. Việc sinh hoạt văn hoá của các làng, xã chủ yếu kết hợp tại các công trình công cộng của địa phương. Nhìn chung, các công trình văn hoá thể dục thể thao trên địa bàn còn thiếu, phần lớn các công trình chưa được xây dựng kiên cố. Các điểm thể thao văn hoá ở các xã đang được đầu tư xây dựng.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2010 nền kinh tế của huyện có nhưng biến động theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 19,2 %/năm. Giai đoạn 2006 - 2010 huyện đã tận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 23,7%. Giai đoạn 2010 – 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm nhưng vẫn ở mức 21,75%

Năm 2012 tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước tính đạt 3.542,6 tỷ đồng gấp 1,5 lần năm 2010 gấp hơn 4,5 lần so với năm 2005. Thu nhập bình quân 21,22 triệu đồng/người/năm. (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Vĩnh Tƣờng (giá so sánh)

Đơn vị tính: triệu đồng Hạng mục 2000 2005 2010 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 2010 - 2012 * Tổng GTXS 396.45 793.07 2.298.958 3.542.633 14,9 23,7 15,13 Nông nghiệp – thủy sản 273.534 409.604 438.011 469.251 8,4 1,4 -6,23 Công nghiệp – xây dựng 58.800 144.678 876.555 1.742.758 19,7 43,4 25,27 Thương mại – dịch vụ 64.116 238.784 984.932 1.330.624 30,1 32,7 12,26

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Vĩnh Tường tương đối rõ đặc biệt là khu vực dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp thủy sản.: Từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chính chiếm 66,9 % tổng giá trị kinh tế năm 2000, đến năm 2012 giá trị kinh tế giữa 2 khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ chiếm 75,9 % tổng giá trị kinh tế của huyện.( Bảng 3.2 )

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2012 Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu (%) (%) (%) (%) Tổng GTXS 549.964 100,0 1.343.983 100,0 4.959.285 100,0 3.542.633 100,0 Nông nghiệp – thủy sản 367.926 66.9 824.198 61,3 1.548.222 31,2 469.251 24,10 Công nghiệp – xây dựng 77.545 14.1 241.391 18,0 1.639.158 33,1 1.742.758 45,07 Thương mại – dịch vụ 104.493 19.0 278.394 20,7 1.771.905 35,7 1.330.624 30,83

(Nguồn: QHTTKT-XH 2006, Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012[16] )

Có thể tổng hợp các ngành kinh tế huyện Vĩnh Tường năm 2012 hình sau:

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Tường năm 2012

- Thực trạng kinh tế huyện Vĩnh Tường chia thành 3 khu vực:

Khu vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản: Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành đạt 469.251 triệu đồng (giá so sánh năm 1994) với tốc độ bình quân ở mức 4,8%/năm

(giai đoạn 2001-2010), giai đoạn 2010 - 2012 giảm 7,84%/năm (năm 2012 giảm 6,23%). Cơ cấu nông nghiệp - thủy sản có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 66,9% năm 2000 xuống còn 24,10% năm 2012.

Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm; chế biến, sản xuất từ tre, nứa, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Huyện Vĩnh Tường đang có sự phát triển các cụm công nghiệp, kinh tế xã hội ở Chấn Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, An Tường tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Khu vực kinh tế thương mại: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế (đặc biệt là kinh tế tư nhân) tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Dịch vụ vận tải đạt 292.878 triệu đồng; thương mại và dịch vụ thương mại đạt 1.037.746 triệu đồng. ( Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012)

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Quan điểm phát triển chung của Huyện Vĩnh Tường

Phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, của Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Phát triển KTXH gắn với xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

3.1.3.2. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp – thuỷ sản. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển KTXH trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng bãi, vùng thiếu nước để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa; đồng thời chú trọng phát triển công nghệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao (phát huy truyền thống hiếu học của huyện Vĩnh Tường) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lao động của Tỉnh và của Vùng.

Giai đoạn 2011 - 2015:

- Phát triển kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,8%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 20,3%/năm, dịch vụ tăng 18,0%/năm. Năm 2015 cơ cấu giá trị sản xuất là: Nông nghiệp - Thuỷ sản đạt 18,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 42,0%, dịch vụ đạt 39,5%.

- Phát triển xã hội: Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%, số hộ sử dụng nước sạch đạt 85%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 1,2%/năm, giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm từ 0,1 - 0,30

/00. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 0,5 - 1,0%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 63% trong tổng số lao động, 80% lao động có việc làm ổn định trong tổng số lao động. Mỗi xã có 1 bác sĩ, 1 - 2 nhân viên y tế.

- Bảo vệ môi trường: Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 75 - 85%

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)