Thực trạng công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 55)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.2.3. Thực trạng công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử

hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

Trên địa bàn huyện Vĩnh Tường bản đồ HTSDĐ được lập trong các thời kỳ kiểm kê đất đai, QHSDĐ. Tỷ lệ được thành lập chủ yêu ở hai loại tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 đối với cấp xã và 1:10.000 đối với cấp huyện. Tài liệu sử dụng để thành lập chủ yếu là bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng của giai đoạn trước, các khoanh đất được khoanh vẽ có độ chính xác thấp cả về vị trí không gian cũng như diện tích. Công nghệ thành lập chủ yếu là thủ công, số liệu thống kê, kiểm kê từ các nguồn khác (Theo số liệu, sổ sách đang quản lý tổng hợp lên) diện tích chiết xuất từ bản đồ hiện trạng so với diện tích thống kê, kiểm kê có độ chênh lệch rất lớn. Trong thời gian gần đây công nghệ tin học phát triển đã từng bước khắc phục được những nhược điểm trên nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển.

3.2.4. Thực trạng công tác thành lập bản đồ địa chính số và bản đồ hiện trạng tại 2 xã Lũng Hòa và thị trấn Thổ Tang

3.2.4.1. Đánh giá các dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài.

Qua số liệu thống kê (Bảng 3.3) cho thấy thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa đã được tiến hành đo đạc BĐĐC số ở 2 loại tỷ lệ:

- Thị trấn Thổ Tang BĐĐC được đo đạc ở 2 loại tỷ lệ 1:500 và 1:1.000 tuy nhiên được sự cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc nên bản đồ được biên tập ở cùng 1 tỷ lệ 1:500 với 118 tờ.

- Xã Lũng Hòa BĐĐC được đo đạc ở 1 loại tỷ lệ 1:1.000 với 36 tờ.

BĐĐC được thành lập ngoài việc phản ánh chính xác về mặt không gian thửa đất bao gồm sự phân bố, hình thể, kích thước, loại đất, diện tích thửa đất ... ở thực địa mà còn chính xác về thông tin thuộc tính bao gồm: tên chủ sử dụng, loại hình sử dụng đất, địa chỉ, tính pháp lý của thửa đất ... Như vậy tài liệu BĐĐC số của 2 xã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng tại địa phương.

3.2.4.2. Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Nằm trong tình hình chung toàn huyện, thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa tài liệu bản đồ HTSDĐ được lập trong các thời kỳ kiểm kê đất đai, năm 2000, 2005,

2010. Tỷ lệ được thành lập là 1:5.000 tuy nhiên năm 2000 bản đồ HTSDĐ chỉ có ở dạng giấy. Tài liệu sử dụng để thành lập là bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, bản đồ HTSDĐ của giai đoạn trước, các khoanh đất được khoanh vẽ có độ chính xác thấp cả về vị trí không gian cũng như diện tích, các vị trí có biến động được khoanh vẽ bằng tay sau đó quét ảnh và số hóa thể hiện trên bản đồ HTSDĐ, số liệu thống kê, kiểm kê được lấy theo giai đoạn thống kê kiểm kê kỳ trước và chỉnh lý biến động theo tài liệu quản lý tại địa phương. Như vậy tài liệu bản đồ HTSDĐ và số liệu thống kê, kiểm kê chỉ mang tính tương đối, độ chính xác thấp.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)