Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 42)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C và tỉnh lộ 304 được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210

08’14’’ đến 210

20’ 30’’vĩ độ Bắc và từ 1050

26’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 3 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp: Phía Tây bắc giáp huyện Lập Thạch; Phía Đông bắc giáp huyện Tam Dương; Phía Đông giáp huyện Yên Lạc; Phía Nam giáp thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. (Phụ lục 1) Hình 3. 1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường Thị trấn Thổ Tang, xã Lũng Hòa trích từ Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Thông tin – Sở TN&MT Vĩnh Phúc)

Vĩnh Tường có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Huyện nằm trên trục giao lưu giữa 2 vùng Tây bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ bằng cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt chạy song song

xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với Quốc lộ 2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện khác trong tỉnh. ( Hình 3.1)

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam. Phía Bắc và Tây bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.

Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:

+ Vùng thượng huyện gồm 09 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

+ Vùng giữa vùng gồm 03 Thị trấn và 10 xã: Thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng, Lũng Hòa, Bình Dương, Tân Cương, Thượng Trưng, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên.

+ Vùng bãi gồm 07 xã: An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.3. Khí hậu

Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông nam; mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp.

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C. Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0C. Độ ẩm không khí bình quân: 82 %. Độ ẩm cao nhất: 100%. Độ ẩm thấp nhất: 47%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là 2106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai 2012, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự nhiên 14.401,55 ha đất gồm:

+ Đất Nông nghiệp : 10.004,37 ha. + Đất phi nông nghiệp : 4.383,53 ha. + Đất chưa sử dụng : 13,95 ha.

- Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt.

Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Phan, sông Phó Đáy và hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Tây nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường khoảng 18km, lưu lượng bình quân 3730 m3/s, mực nước hàng năm lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lưu vực huyện Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20m, do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

* Nguồn nước ngầm

Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

- Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu điều tra năm 2012, huyện Vĩnh Tường hiện có 50.795 hộ với tổng số 200.738 nhân khẩu, mật độ dân số 1415 người /km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh là 824 người/km2

)đây là địa bàn có mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2012 là 1,15%. Số người đang trong độ tuổi lao động 114.601 người chiếm 57,08%.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)