Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng CSDL bản đồ địa chính số

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 60)

4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.3.2.Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng CSDL bản đồ địa chính số

3.3.2.1. Kết quả thử nghiệm xây dựng Geodatabase

Cơ sở dữ liệu địa chính của hai xã thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa được xây dựng trên ứng dụng AcrCatalog của phần mềm AcrGis.

Thực nghiệm này minh họa việc tạo Feature Dataset với chuẩn về hệ thống tọa độ theo chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam.

Với các bước như vậy, lần lượt tạo các Feature Dataset có tên DiaChinh, DiaDanh, DiaGioi, GiaoThong, ThuyHe, QuyHoach, DiemDocLap trong hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục của tỉnh Vĩnh Phúc là 1050

.

Khi tạo xong các Feature Dataset tiếp theo ta chọn hệ tọa độ cho chúng theo các Feature Dataset đã được thiết kế trước bằng lệnh Import trong hộp thoại New Feature Dataset và chọn một Feature Dataset.

Trong mỗi Feature Dataset, tiếp tục tạo các lớp đối tượng Feature Class tương ứng. Các lớp đối tượng có thể được thiết kế ở dạng point, polyline, Annotation hay polygone tùy theo từng định nghĩa về lớp đối tượng.

Hình 3.3. Các lớp đối tượng được xây dựng trên AcrCatalog

Đối với từng lớp đối tượng ta lại nhập các trường dữ liệu thuộc tính địa chính của lớp đó như đã xây dựng ở Mục 3.3.1 Như vậy, ta đã thực nghiệm xây dựng được GeoDatabase CSDL_VTuong chuẩn bị cho quá trình Load dữ liệu bản đồ tiếp theo.

Hình 3.4. Xây dựng hệ quy chiếu tọa độ theo chuẩn VN_2000 múi chiếu 3 độ của tỉnh Vĩnh Phúc

Feature class của ThuyHe

Hình 3.5. Xây dựng trường thuộc tính của các Feature class theo chuẩn quy định. 3.3.2.2. Load dữ liệu bản đồ vào GeoDatabase

Sau khi đã thiết kế xong GeoDatabase, ta thực hiện các bước chuyển đổi dữ liệu bản đồ đã được chuẩn hóa ở dạng *.dgn sang định dạng phù hợp với ứng dụng.

Đối với các Feature Class được thiết kế ở dạng polygone, trước tiên ta phải chuyển dữ liệu từ dạng polyline sang dạng polygone, sau đó mới Load dữ liệu đó từ dạng polygone vào Feature Class tương ứng đã được tạo trước các trường thuộc tính. Đối chiếu với bộ hồ sơ địa chính đã thu thập được, ta nhập thông tin của từng thửa đất theo các trường dữ liệu đã thiết kế vào bảng thuộc tính của lớp DC_ThuaDat. Tiếp theo lần lượt Add các Feature còn lại, mở bảng thuộc tính của các lớp Layer đó và nhập các thuộc tính của từng đối tượng bản đồ.

Kết quả của phần thực nghiệm là xây dựng được CSDL địa chính của thị trấn Thổ Tang và xã Lũng Hòa theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm: Chuẩn về hệ quy chiếu tọa độ, chuẩn về nội dung dữ liệu và chuẩn về cấu trúc dữ liệu. (Kinh Tuyến trục sử dụng cho BĐĐC tại Vĩnh Phúc là: 1050, múi chiếu 30

. Các tham số khác theo VN_2000). Các dữ liệu được LOAD vào các Feature Class. Cần lưu ý khi load bảo đản theo mẫu chuẩn đã tạo ra mà không theo trường dữ liệu của đầu vào.

Sau khi nhập đầy đủ các thông tin của đối tượng bản đồ vào CSDL ta có thể trình bày các nội dung của bản đồ tùy theo mục đích sử dụng. Thông tin của các đối

tượng có trong CSDL có thể được thể hiện trên bản đồ theo diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, tên đường, tên sông… bằng cách hiển thị nhãn đối tượng trên bản đồ.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 60)