Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 68 - 79)

Thứ nhất, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Các doanh nghiệp trong

nước không chỉ sử dụng vốn tự có hay phụ thuộc vào vốn hỗ trợ của nhà nước mà cần chủ động trong việc huy động vốn từ mọi hình thức để mở rộng và phát triển sản xuất. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt hơn đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Do đó các doanh nghiệp trong nước cần đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các

doanh nghiệp có thể huy động thêm nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế khác thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu. Bên cạnh việc huy động vốn cần xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất một cách hợp lý và đồng bộ để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được.

Thứ hai, tận dụng sự hiểu biết về các thị trường trong nước: Các doanh

nghiệp trong nước cần tận dụng lợi thế của mình là sự hiểu biết về thị trường trong nước để nâng cao tính cạnh tranh nhằm theo kịp các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Sự hiểu biết kỹ càng về thị trường là một thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp trong nước. Do vậy nếu biết tận dụng tốt thế mạnh này cũng như sự am hiểu về tập quán, sở thích, thị hiếu tiêu dùng của người dân thì các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các tập đoàn nước ngoài. Điểm yếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam là chất lượng dịch vụ thường kém hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài như dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi... Do vậy các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ tạo nên sự chuyên nghiệp trong kinh doanh bán lẻ hiện đại.

Thứ ba, hoàn thiện khâu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp: Nhằm hoàn

thiện khâu tổ chức và quản lý theo hướng tổ chức và hiện đại, các doanh nghiệp cần đổi mới theo hướng áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào quản lý hệ thống phân phối bán lẻ. Việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp ban lãnh đạo có được thông tin nhanh chóng và chính xác, kịp thời đưa ra phương hướng chỉ đạo; các bộ phận khác có thể tối ưu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa công việc, giảm chi phí. Các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua kênh FDI đưa đến sự chuyển giao công nghệ giúp cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với công nghệ hiện đại và đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Xu thế phân phối bán lẻ mới hiện nay là hình thức thương mại điện tử. Đây là một xu thế khách quan trong thời kì hội nhập, là một giải pháp hữu hiệu nhằm rút ngắn khoảng cách về không gian, tiết kiệm về thời gian với mức chi phí quản lý thấp. Vì

vậy các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nên xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử thông qua các website riêng của doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ: Trong quá trình

hội nhập để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo nên tính hấp dẫn người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISOđể mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành, xây dựng thương hiệu và uy tín đối với khách hàng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế.

Thứ năm, nâng cao chất lượng lao động: Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất

trong mỗi doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, có tinh thần đoàn kết cùng chia sẻ những thuận lợi và vượt qua những khó khăn thử thách sẽ tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh đủ sức thích nghi để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Ngành dịch vụ phân phối bán lẻ là một ngành thu hút lực lượng lao động lớn, tuy nhiên đa phần lao động thuộc ngành này chưa được qua đào tạo bài bản do vẫn còn nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ, tự phát, không tổ chức chuyên nghiệp theo hệ thống. Điều này tạo nên một sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước khi các nhà đầu tư nước ngoài với trình độ quản lý hiện đại đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng lao động thông qua việc chú trọng hơn nữa và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên bán hàng như khả năng giao tiếp, khả năng thương lượng, khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh…Ngoài ra các doanh nghiệp cần liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước để có được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ sáu,xây dựng chiến lược mở rộng thị trường cho doanh nghiệp: Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần nghiên cứu chiến lược mở rộng thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp, các tập đoàn bán lẻ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Những khu vực này thường có sự cạnh tranh cao và có những sự khó khăn nhất định trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới. Do đó, hướng đi mới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ hiện đại là mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn. Thị trường nông thôn đang trở thành một thị trường tiềm năng với dân số đông, thu nhập của người dân ở nông thôn đang ngày một tăng dần. Hơn nữa, đầu tư vào khu vực nông thôn sẽ nhận được những ưu đãi của chính phủ cũng như tránh được sức ép cạnh tranh quá lớn từ các tập đoàn nước ngoài.

Thứ bảy, xây dựng hệ thống dịch vụ logistics phục vụ cho hoạt động của chuỗi

cửa hàng:Việc vận doanh các cửa hàng theo chuỗi đòi hỏi hệ thống logistics chuyên nghiệp theo hướng văn minh hiện đại. Các tập đoàn xuyên quốc gia vào Việt Nam rất quan tâm và đầu tư lớn cho hệ thống này. Ví dụ, tập đoàn Metro Cash & Carry đã chi 20-25 triệu Euro để đầu tư trang bị cho hệ thống kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa theo tiêu chuẩn của Metro toàn cầu và chi 800.000 Euro cho công tác huấn luyện. Để có thể sớm khắc phục những hạn chế về dịch vụ logistics và tăng tính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng phát triển thêm cửa hàng và tổ chức hệ thống dịch vụ logistics riêng, cụ thể là thiết lập trung tâm phân phối hàng hóa riêng cho chuỗi cửa hàng của mình.

Thứ tám, xây dựng mạng lưới cung cấp nguồn hàng:Đối với các doanh nghiệp

bán lẻ quy mô lớn, có nhiều cửa hàng theo chuỗi thì việc tổ chức tốt khâu thu mua, tạo nguồn hàng tập trung để có thể cung cấp một cách thường xuyên, ổn định theo nhu cầu của khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn thiết lập và duy trì

được một hệ thống nguồn hàng có chất lượng thì lợi ích đầu tiên là giảm được chi phí dự trữ hàng hóa và nâng cao được chất lượng phục vụ. Doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người thu mua trong việc xem xét lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất các tiêu chí do doanh nghiệp đề ra.

KẾT LUẬN

Với xu hướng mở cửa thị trường, FDI vào ngành bán lẻ ngày càng tăng, do đó việc nghiên cứu hoạt động FDI trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam góp phần tổng hợp những kiến thức về ngành bán lẻ và thực tiễn hoạt động FDI trong ngành này để có được định hướng chính sách phù hợp.

Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ có những đặc trưng riêng biệt so với hoạt động FDI nói chung như đặc trưng về sản phẩm, đặc trưng về hệ thống phân phối, đặc trưng về các tiêu chí cạnh tranh hay khách hàng.

FDI vào ngành bán lẻ Việt Nam bắt đầu tăng nhanh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và có những bước tiến triển bắt đầu từ năm 2011 đến nay. Nguyên nhân khiến cho FDI vào ngành bán lẻ giảm đi trước năm 2011 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 -2009. Hiện nay, FDI vào ngành bán lẻ Việt Nam đang được nhà nước chú trọng thu hút bằng việc sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào năm 2015.

Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ Việt Nam tạo nên sức ép cạnh tranh đối với ngành bán lẻ trong nước. Đồng thời cơ chế quản lý, các chính sách trong ngành bán lẻ còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này cần có những giải pháp đồng bộ từ các bộ ngành liên quan. Nhà nước cần có định hướng chính sách để quản lý hiệu quả FDI trong lĩnh vực bán lẻ, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện hệ thống phân phối bán lẻ. Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hiện đại cần đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới công nghệ và hình thức tổ chức theo hướng hiện đại, tiếp thu các công nghệ từ nước ngoài để tăng sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả hơn.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là thị trường tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường Việt Nam đang có sự gia tăng cả về số

lượng và chất lượng của các trung tâm bán lẻ vừa và lớn. Để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển hơn nữa và hoàn thiện thì cần phải hướng tới thỏa mãn nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu

1. Báo cáo rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và

những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO (2009), Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu – Mutrap.

2. Bộ Công Thương (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt

Nam 2010-2020, định hướng đến 2030.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Việt Nam.

4. Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Bùi Thúy Vân, 2012, Tập bài giảng Kinh tế quốc tế phần 1, Học viện Chính

sách và Phát triển.

6. Kỷ yếu Hội thảo: Thị trường phân phối - bán lẻ Việt Nam, Tiềm năng - Hợp

tác - Phát triển (2011), NXB Thời đại.

7. Lê Minh Châu (2006), Giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

8. Lê Trịnh Minh Châu (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị Hà Nội.

9. Lê Trịnh Minh Châu, Đinh Văn Thành, Trương Đình Chiến, Vũ Bá Sơn

(2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hải (2011), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh

nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế.

11. Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng Việt Nam; Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công Thương.

12. Nguyễn Thị Nhiễu, Những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt

Nam tới 2010, Viện nghiên cứu Thương mại.

13. Phạm Hữu Thìn (2008), Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn

minh hiện đại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

14. Phạm Huy Giang (2011), Phát triển hệ thống phân phối hiện đại dạng chuỗi

siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế.

15. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận

và Thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16.Sở Thương mại Thành phố Hà Nội (2006), Quy hoạch phát triển ngành

thương mại Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

17. Tham luận tại Hội thảo Việt Nam - WTO (2008): Mở cửa thị trường trong

lĩnh vực phân phối.

18. Tham luận tại hội thảo VN – WTO (2008): Mở cửa thị trường trong lĩnh vực

phân phối.

19. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, NXB

Thống kê, Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, NXB

Thống kê, Hà Nội.

21. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, NXB

Thống kê, Hà Nội.

22. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013, NXB

Thống kê, Hà Nội.

23. Trần Hùng (2006), Một số giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn

24. Trương Hồng Việt và Nguyễn Văn Bảy (2003), Siêu thị - loại hình kinh doanh hiện đại tại Việt Nam.

25. Viện Nghiên cứu Thương mại (2010), Kết quả điều tra mạng lưới phân phối-

Dự án điều tra khảo sát thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước.

26. Viện Nghiên cứu Thương mại (2010), Kết quả điều tra người tiêu dùng- Dự

án điều tra khảo sát thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước.

27. Viện Nghiên cứu Thương mại (2010), Kết quả điều tra thương nhân- Dự án

điều tra khảo sát thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước.

28. Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại (2002), Nghệ thuật kinh doanh

bán lẻ hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

II. Tạp chí, báo

1. An Thị Thanh Nhàn (2008), Giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt

Nam trước giờ mở cửa, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 23.

2. Đinh Văn Thành (2007), Các cam kết gia nhập WTO đối với phát triển hệ

thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam và giải pháp trong những năm tới – Tạp chí Khoa học Thương mại, số 17.

3. Lê Danh Vĩnh (2007), Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và những

chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta để phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 19.

4. Lê Quân (8/2008), Nghiên cứu một số giá trị cốt lõi của cửa hàng bán lẻ tiện

ích ở nước ta, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 25.

5. Nguyễn Bách Khoa (2003), Nghiên cứu các mô hình tổ chức bán lẻ mới

trong mô hình tổ chức thị trường nội địa nước ta, Tạp chí Khoa học Thương mại số 2.

6. Phan Thị Thu Hoài (2009), Marketing bán lẻ hàng tiêu dùng theo tiếp cận hành vi lựa chọn loại hình cửa hàng, Tạp chí Khoa học Thương mại số 30.

III. Các văn bản hành chính Nhà nƣớc

1. Luật doanh nghiệp 2005.

2. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt

động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Công Thương về việc ban hành

quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

4. Thông tư số 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết

về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

IV. Các website 1. http://www.baodautu.vn/ 2. http://www.bigc.vn/ 3. http://www.cafef.vn/ 4. http://www.ciem.org.vn/

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)