Đóng góp doanh thu vào lĩnh vực bán

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 44 - 79)

Bảng 2.9: Doanh thu bán lẻ tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006-2012 ĐVT: nghìn tỷ đồng Năm Tổng số Thành phần kinh tế Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (%) Kinh tế nhà nƣớc Kinh tế ngoài nhà nƣớc Khu vực FDI 2006 596,2 75,3 498,6 22,3 3,74 2007 746 79,6 638,8 27,6 3,70 2008 1007,2 98,35 874,8 34 3,38 2009 1238,1 162,6 1042,4 33,1 2,67 2010 1677,3 237,5 1395,6 44,2 2,64 2011 2079,5 261,3 1757,3 60,9 2,93 2012 2369,1 268,2 2032 68,9 2,91 2013 2668,8 271,8 2313 84 3,15

Biểu đồ 2.3: Doanh thu bán lẻ tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - Tổng cục Thống kê

Doanh thu bán lẻ ở Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Trong đó, đóng góp từ khu vực FDI còn tương đối thấp, mức đóng góp trung bình hàng năm của khu vực FDI vào doanh thu bán lẻ hàng năm giai đoạn 2006 đến 2012 là 3,18%. Tuy nhiên số doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ còn ít nên nếu xét mức đóng góp của khu vực FDI trên một doanh nghiệp thì đóng góp của mỗi doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực bán lẻ là tương đối đáng kể. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã làm đa dạng hóa các kênh phân phối bán lẻ theo phương thức hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị…) tại Việt Nam và đang dần thay thế cho các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa…).

2.3.1.2. Gia tăng tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực phân phối bán lẻ

0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tại các thành phố lớn, phương thức bán lẻ hiện đại đang dần thay thế phương thức bán lẻ truyền thống. Trước đây, các hình thức bán lẻ hiện đại rất ít, chỉ đạt khoảng 3% (năm 2001) thì nay đã lên tới 20% năm 2013,riêng tại thành phố Hồ Chí Minh việc người dân đến các trung tâm, siêu thị, chuỗi cửa hàng... để mua sắm chiếm tới 36%. Có thể thấy FDI vào lĩnh vực bán lẻ đã đóng góp lớn vào việc làm gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ.Các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ có thể tạo ra cùng lúc hai tác động vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, từ đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ.

Tác động thứ nhất là làm gia tăng tốc độ phát triển của thị trường.Với các tập đoàn phân phối bán lẻ hiện đang có mặt tại thị trường Việt Nam để giữ vững và phát triển thị phần của mình trên thị trường họ tiếp tục duy trì và củng cố mạng lưới hệ thống phân phối. Các tập đoàn nước ngoài tham gia đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2009 do không còn hạn chế về quy định thành lập doanh nghiệp 100% vốn đẩu tư nước ngoài. Sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường Việt Nam với phong cách quản lý và bán hàng chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tốt, giá cả cạnh tranh, sản phẩm đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng tạo nên áp lực cạnh tranh khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đổi mới hệ thống phân phối, từ đó làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Tác động thứ hai là làm tăng chất lượng của sự tăng trưởng. Điều này được thế hiện ở việc khi ngày càng có nhiều các tập đoàn bán lẻ có mặt ở thị trường trong nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng diễn ra gay gắt dẫn tới những sản phẩm và dịch vụ yếu kém sẽ không còn chỗ đứng trong thị trường. Thay vào đó các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng sẽ dần chiếm lĩnh thị trường. Dưới tác động của sự cạnh tranh khốc liệt đó, các cơ sở bán lẻ yếu kém, nhỏ lẻ cũng sẽ từng bước bị loại bỏ khỏi thị trường và nhường chỗ cho các trung tâm mua sắm

hiện đại. Từ đó hình thành nên một ngành công nghiệp về phân phối bán lẻ, tạo nên sự chuyên môn hóa trong sản xuất và phân phối hàng hóa, tạo mối liên kết chặt chẽgiữa chúng với nhau theo hình thức hai bên cùng có lợi.

Thông qua hai tác động này, ngành bán lẻ Việt Nam không chỉ gia tăng tốc độ tăng trưởng mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực như: đổi mới các thức hoạt động của hệ thống phân phối bán lẻ, tạo nên ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại chuyên nghiệp...

2.3.1.3. Việt Nam tiếp cận được những phương thức quản lý và trình đ ộ tổ chức kinh doanh hiện đại

Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều đến từ các quốc gia có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao do đó họ có lợi thế hơn hẳn về kinh nghiệm kinh doanh và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh ở mức cao so với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Điển hình là hoạt động quản lý và tổ chức kinh doanh của hai tập đoàn Metro Cash & Carry và Diamond Plaza.

Sau một thời gian xâm nhập vào thị trường Việt Nam, tập đoàn Metro đã tạo lập được mạng lưới các nhà cung cấp hàng hóa cho mình, liên kết với các hộ nông dân cung cấp hàng nông sản và các lò mổ gia súc cung cấp các sản phẩm về thịt và sữa. Bên cạnh xây dựng mạng lưới nguồn cung hàng hóa, tập đoàn Metro còn đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ danh tiếng của tập đoàn.

Diamond Plaza hoạt động theo phương thức chia sẻ lợi ích giữa người thuê mặt bằng và chủ cho thuê mặt bằng. Phần lớn các nhà kinh doanh tại đây chia một phần doanh thu của mình cho nhà quản lý Diamond Plaza, đổi lại các nhà kinh doanh cũng nhận được không ít lợi ích từ các nhà quản lý như các chương trình

khuyến mãi, các sự kiện thu hút người tiêu dùng, sự đầu tư về trang trí cho trung tâm thương mại trở lên thu hút, bắt mắt hay các nghiên cứu thị hiếu của khách hàng tới Diamond mua sắm,...

Nhờ vào sự quản lý và tổ chức kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp mà các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đang chiếm ưu thế và có doanh thu bán hàng vượt xa các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

2.3.1.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Kinh tế nước ta đạt được những tăng trưởng vượt bậc về sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của người dân tăng lên sau khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế - xã hội về mọi mặt. Do đó nhu cầu về hàng hóa tăng lên, để phục vụ người tiêu dùng cũng như kích thích thương mại trong nước phát triển, nhà nước ta đã cho phép các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Sự có mặt của ngày càng nhiều các tập đoàn bán lẻ lớn tại nước ta sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, tuy nhiên đây cũng chính là động lực để các doanh nghiệp nội địa vươn lên phát triển để không bị đào thải ra khỏi thị trường thông qua việc tự đổi mới phương thức quản lý và tổ chức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh. Với các doanh nghiệp phân phối nhỏ và yếu kém không có khả năng nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản hoặc phải chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Điều này tạo nên tính chọn lọc cho thị trường, buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính mình, từ đó lợi ích và hiệu quả xã hội sẽ được nâng lên.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh của chính mình và tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Một số doanh nghiệp nội địa tiêu biểu trong lĩnh vực phân phối bán lẻ hiện đại là: Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành

phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op Mart, tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro, tổng công ty thương mại Sài Gòn Satra, công ty xuất nhập khẩu Intimex,...Các doanh nghiệp này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất hàng hóa, các hộ nông dân, các lò mổ gia súc, gia cầm để tạo lập mạng lưới cung cấp nguồn hàng dồi dào, đa dạng và đảm bảo nguồn cung ổn định về cả số lượng lẫn giá cả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này cũng áp dụng các qui trình kiểm soát và tiêu chuẩn quản lý chất lượng nghiêm ngặt đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công việc để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trước sức ép cạnh tranh ngày một khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tìm cách liên kết với nhau để tạo thành những doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ lớn đến từ nước ngoài.

2.3.1.5. Phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

- Về giá cả

Một trong những yếu tố mang tính quyết định trong việc kinh doanh là yếu tốgiá cả. Giá cả của thị trường ngày càng gia tăng khiến cho người tiêu dùng có xu hướnghạn chế việc chi tiêu của mình thì việc giá cả cạnh tranh sẽ tạo nên sự kích cầu và tăng sức mua cho các siêu thị.Với lợi thế là có tiềm lực về tài chính nên các doanh nghiệp bán lẻ FDI có khả năng giảm giá các loại hàng hóa nhờ vào việc lấy sản phẩm ngay từ các cơ sở sản xuất và bán tận tay người tiêu dùng mà không qua bất kì khâu trung gian nào nhờ đó tiết kiệm được các chi phí trung gian cũng như kiểm soát được chất lượng hàng hóa một cách chủ động.

Hai tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn tại Việt Nam hiện nay là Casino của Pháp (thương hiệu Big C) và tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức đã có những chiến lược đúng đắn về giá với phương thức kinh doanh “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Hệthống siêu thị Metro cung cấp cho khách hàng các loại hàng hóa có giá rẻ hơn

bình quân so với giá của các hệ thống siêu thị khác trong nước và giá cả tương đối bình ổn. Đối với hệ thống siêu thị Big C, bên cạnh việc ổn định giá cả còn thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

- Về số lượng

Các trung tâm mua sắm của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài thường có quy mô lớn hơn hẳn các siêu thị của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước do đó các mặt hàng được bày bán cũng có sự đa dạng và phong phú hơn hẳn so với các doanh nghiệp phân phối nội địa. Hệ thống siêu thị Metro cung cấp khoảng 25.000 chủng loại hàng hóa khác nhau từ thực phẩm tới hàng hóa phi thực phẩm. Mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.Hiện nay, không có nhiều siêu thị của các doanh nghiệp nội địa có thể cung cấp được số lượng mặt hàng nhiều như vậy.

- Về chất lượng

Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở nước ngoài thường có những chiến lược marketing phù hợp với từng quốc gia, trong đó quan trọng nhất là chiến lược giá và chiến lược sản phẩm. Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng hàng ngoại, các doanh nghiệp phân phối nước ngoài đặc biệt chú trọng tới chất lượng sản phẩm được cung ứng trong hệ thống phân phối bán lẻ của mình. Một ví dụ điển hình, để đảm bảo hàng hóa vẫn giữ nguyên chất lượng khi đến tay người tiêu dùng, hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry đã xây dựng chuỗi cung ứng khép kín với 5 trung tâm thu mua, chế biến và phân phối (trung tâm thu mua & chế biến rau quả Đà Lạt, trung tâm thu mua & chế biến thủy hải sản Cần Thơ, trung tâm phân phối hàng lạnh Bình Dương & Hà Nội, trung tâm phân phối hàng thực phẩm khô và phi thực phẩm Bình Dương & Bắc Ninh) trên toàn quốc.Metro phối hợp với sở y tế các địa phương và Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy trình công nghệ sạch đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn theo quy định của Việt Nam. Hàng hóa sẽ được kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn, kiểm soát chặt chẽ chất lượng trước khi chuyển giao về cho các trung tâm thương mại của Metro khắp cả nước. Điều này đã khiến khách hàng khi mua sắm tại đây không chỉ hài lòng về giá cả mà còn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài còn đưa đến Việt Nam những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa xa xỉ của một bộ phận dân cư có thu nhập cao; đưa thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về những dịch vụ chăm sóc khách hàng

Với phương thức làm việc hiện đại và ở trình độ cao, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài không chỉ mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam hàng hóa chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà còn mang tới cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Siêu thị Big C cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng cùng với dịch vụ xe buýt đưa đón khách hàng hai chiều miễn phí. Tại siêu thị Metro, khách hàng có thể trả lại hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu trong vòng ba ngày kèm theo hóa đơn. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đã giúp cho các doanh nghiệp FDI luôn chiếm ưu thế và trở thành các doanh nghiệp dẫn đầu về doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam.

Đi cùng với những lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng, là nhữngtác động tích cực cho cả nền thương mại trong nước khi các doanh nghiệp nội địa phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, hướng tới phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại để không bị mất thị phần trong chính thị trường bán lẻ nước nhà. Điều này đã tạo nên động lực phát triển cho các mạng lưới doanh nghiệp bán lẻ trong nước và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực có liên quan.

2.3.1.6. Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

Để mang đến sự hài lòng cho khách hàng, các doanh nghiệp phân phối bán lẻcần phải tìm được các nguồn cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên các doanh nghiệp này không thể tự sản xuất ra hàng hóa, do đó để có được các hàng hóa đạt tiêu chuẩn thì các doanh nghiệp FDI cần phải hỗ trợ chocác doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các hộ nông dân chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm về vốn, kỹ thuật, con giống, cây giống. Điều này mang lại cả lợi ích cho người nông dân và cả doanh nghiệp bán lẻ khi người nông dân có thể chú tâm vào việc canh tác để đưa ra các sản phẩm chất lượng cung cấp cho doanh nghiệp và không cần phải lo về việc tiêu thụ sản phẩm vì đã có doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

Mặt khác các tập đoàn bán lẻ còn có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài thông qua hệ thống cửa hàng, siêu thị của các tập đoàn này ở các nước khác trên thế giới. Năm 2013, hệ thống các chi nhánh của Metro Cash & Carry bao gồm Metro Cash & Carry Việt Nam và văn phòng thương mại Metro Singapore tổ chức thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào hệ thống Metro trên toàn thế giới. Công ty này đã đưa nông sản của Việt Nam với tổng giá

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 44 - 79)