Biến đổi trong tình trạng thu nhập xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 54 - 79)

Song song với việc biến đổi trong tình trạng việc làm là sự thay đổi về thu nhập của những nhóm đối tượng liên quan. Nhóm đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ việc mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Các hộ kinh doanh này đều thuộc về khu vực dân cư có mức thu nhập thấp và không ổn định. Nếu họ bị mất việc làm, không có nguồn thu nhập thì sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nhóm đối tượng này với các nhóm đối tượng khác trong xã hội. Từ đó tạo ra các tác động gián tiếp khác như gia tăng các tệ nạn xã hội,tình trạng thất học…do tình trạng thất nghiệp của một bộ phận người lao động trong hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ mang lại. Khi đó, gánh nặng về giải quyết vấn đề an sinh xã hội và phân phối lại thu nhập của nhà nước sẽ càng nặng nề hơn.

2.3.2.3. Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường

Do có được tiềm lực mạnh về kinh tế nên các doanh nghiệp FDI có khả năng chi phối thị trường của nước sở tại một cách mạnh mẽ, tạo ra sự phụ thuộc của các

doanh nghiệp sản xuất, các cơ sở sản xuất nhỏ và các hộ nông dân vào các doanh nghiệp này trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Các siêu thị đều có các tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa được bày bán. Để sản phẩm của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các siêu thị các cơ sở sản xuất và các hộ nông dân phải có một sự đầu tư về máy móc, thiết bị, giống... vào quá trình sản xuất của mình. Mặt tích cực của việc này là nhà sản xuất sẽ nâng cao được chất lượng hàng hóa của mình, người tiêu dùng có cơ hội được tiếp xúc với các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên nếu sau khi đầu tư chi phí vào sản xuất mà các doanh nghiệp FDI bán lẻ không bao mua sản phẩm sẽ khiến cho các nhà sản xuất rơi vào tình trạng khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm khi giá thành sản xuất cao nên khó bán ở các chợ truyền thống.

Một trường hợp nữa về sự lũng đoạn thị trường là ban đầu các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đặt hàng cho các doanh nghiệp trong nước với quy định ngặt nghèo về yêu cầu chất lượng, mẫu mã, nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất sản phẩm và trả mức giá cao nhưng sau đó các doanh nghiệp này ngày càng ép giá các đơn đặt hàng làm cho các doanh nghiệp sản xuất rơi vào tình trạng phá sản.

Thêm vào đó, các tập đoàn phân phối nước ngoài đang dần chiếm lĩnh hệ thống phân phối hàng hóa nội địa do có vốn kinh doanh lớn, có hệ thống kho bãi, hệ thống vận chuyển hàng hóa mang tính ưu việt, các khâu logistics được thực hiện một cách chuyên nghiệp so với các doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ tác động hai mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ...còn có một số tác động tích cực, tuy nhiên có thể thấy FDI vào lĩnh vực bán lẻ đã thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại Việt Nam.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 3.1. Các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối bán lẻ của

Việt Nam.

Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối, bắt đầu từ năm 1995 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác khu vực ASEAN. Các nước ASEAN đã kí kết Hiệp định khung ASEAN về lĩnh vực dịch vụ (AFAS) tại Thái Lan năm 1995. AFAS gồm các mục tiêu và nội dung cụ thể sau:

- Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giữa các nước thành viên nhằm đa dạng hóa năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;

- Từng bước xóa bỏ hàng rào thương mại trong lĩnh vực dịch vụ giữa các nước thành viên;

- Tự do hóa thương mại dịch vụ thông qua thực hiện các cam kết các nước đã đưa ra tại WTO.

Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ từ khi Việt Nam gia nhập APEC: Giảm những rào cản về thương mại dịch vụ, dành cho nhau chế độ ưu đãi Tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc gia ở các lĩnh vực cụ thể là viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, năng lượng.

Với tư cách là thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam đã chủ động triển khai “Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại” (TFAP). Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây dựng danh sách các rào cản chung về thương mại trong 8 lĩnh vực ưu tiên ban đầu của TFAP. Trên cơ sở đó, năm 2001, Việt Nam đã kí kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Hiệp định BTA đã

tạo cơ hội cho Hoa Kỳ tiếp cận trên 20 lĩnh vực dịch vụ quan trọng (trong đó có dịch vụ phân phối bán lẻ). Việt Nam cho phép hình thức sở hữu 100% vốn nước ngoài, nhưng sẽ duy trì tỉ lệ sở hữu nước ngoài ở các mức 49-65% trong từng giai đoạn lộ trình.

Trong khuôn khổ WTO, năm 2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn với ngành bán lẻ. 11/1/2015 Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Việt Nam có quy định hiện hành về Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Các nhà bán lẻ khi muốn mở siêu thị phải thông qua được ENT để đánh giá tác động đến các loại hình bán lẻ khác trong khu vực mở siêu thị, ảnh hưởng đến giao thông, mức độ giải quyết lao động cho địa phương. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng quy định này.

3.2. Cơ hội và thách thƣ́c đối với sƣ̣ phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam

3.2.1. Cơ hội

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thể hiện ở việc các quốc gia trên thế giới liên tục tiến hành đàm phán, mở rộng thị trường theo các định chế song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu. Sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh, có mạng lưới phủ khắp toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới ngày càng kí kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), thông qua đó thực hiện các cam kết để mở cửa thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới phân phối của các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia phát triển mạnh mẽ. Các cửa hàng quy mô nhỏ dần được thay thế bằng những hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm. Một số tập đoàn bán lẻ điển hình có ảnh hưởng lớn đến hệ thống bán lẻ trên thế giới như tập đoàn Wal-mart của Mỹ với hơn 7000 cửa hàng có mặt trên 14 quốc gia trên thế giới; tập

đoàn Carrefour của Pháp với hơn 15000 cửa hàng trên 30 quốc gia trên thế giới. Các tập đoàn này đang có dự định đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Điều này có tác động không nhỏ đến lĩnh vực phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam, do đó Việt Nam cần tận dụng tốt những cơ hội này.

Khu vực Châu Á hiện nay là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới với nhiều thị trường mới nổi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng ở các nước Châu Á ngày càng tăng lên, thu hút sự đầu tư của các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới. Việt Nam cũng đang là một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do có những ưu thế nổi bật như tình hình chính trị ổn định, môi trường pháp lý ngày càng được cải thiện theo hướng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư, thị trường nhiều tiềm năng với dân số đông (khoảng hơn 90 triệu người), xu hướng tiêu dùng cá nhân của người Việt Nam ngày càng tăng lên.

Dân số hiện nay khoảng trên 90 triệu người và dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 100 triệu người cho thấy quy mô thị trường Việt Nam vào loại lớn so với các nước trên thế giới. Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư vào ngành bán lẻ hiện đại.

Xu hướng tiêu dùng tăng lên thể hiện ở sự gia tăng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam luôn đạt tỉ trọng cao. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt trên 70%, cao hơn so với các nước khác trong khu vực như Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%. Đây là một trong những điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các nước khác. Cách thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chuyển dịch mạnh từ việc mua sắm trong các khu chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ sang mua sắm trong các siêu thị, các trung tâm thương mại; đặc biệt là ở các thành phố lớn. Xu hướng trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại.

Thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu mở cửa từ năm 2009 và được tổ chức tư vấn A.T. Kearney của Mỹ đánh giá là thị trường hấp dẫn thứ ba thế giới. Sau hơn 5 năm mở cửa, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Hiện nay các kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% thị trường. Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường năng động, hấp dẫn, có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao trong khu vực. Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam tụt xuống thứ 32 năm 2012 (theo chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu GRDI củaA.T. Kearney); tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, thị trường Việt Nam vẫn là một trong những thị trường nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Nielsen, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn giai đoạn 2013-2015 do có quy mô dân số đông (hơn 90 triệu người) cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua. Tổ chức này dự đoán doanh số bán lẻ trong giai đoạn 2013- 2015 bình quân tăng khoảng 8%/năm.

Trong xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế thì việc thị trường bán lẻ tiếp tục mở cửa là tất yếu. Năm 2015, Việt Nam sẽ mở của hoàn toàn đối với lĩnh vực bán lẻ tạo cơ hội lớn cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ hiện đại qua dòng vốn FDI.

Việt Nam đã thực hiện nhiều cam kết quốc tế thông qua việc kí kết các hiệp định song phương, các FTA với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đến nay nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đã thực hiện kí kết các hiệp định thương mại với 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần, có thỏa thuận đối xử Tối huệ quốc với 81 quốc gia. Một số hiệp định quan trọng như Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000, Hiệp định hợp tác đầu tư với Nhật Bản năm 2003, tiến hành đàm phán TPP, thúc đẩy kí kết FTA Việt Nam –Hàn Quốc…

Bên cạnh các quan hệ song phương, Việt Nam cũng chú trọng tới các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực. Việt Nam là thành viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM); tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam bao gồm các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại song phương, trong khuôn khổ AFTA, ACFTA, WTO.

Như vậy, cùng với việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, thị trường bán lẻ trong nước có cơ hội phát triển theo hướng hiện đại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại của Việt Nam; đồng thời giúp người dân có được cơ hội tiêu dùng tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Thách thức

- Cơ sở hạ tầng

Mặc dù cơ sở hạ tầng nước ta trong những năm gần đây được đầu tư cải thiện đáng kể, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều điểm yếu kém so với nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các mặt bằng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng các cơ sở kinh doanh phân phối. Giá thuê mặt bằng ở Việt Nam luôn ở mức tương đối cao gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi xây dựng hệ thống phân phối ở Việt Nam. Tại

Hà Nội, giá thuê tại Parkson Viet Tower là 2,16 triệu đồng/ m2/ tháng; giá thuê tại

Tràng Tiền Plaza là 4,6 triệu đồng/m2/ tháng (2013). Tại thành phố Hồ Chí Minh,

mức giá cho thuê tại trung tâm thương mại Crescent Mall là 25-45 USD/m2/tháng. Mặt khác cơ sở hạ tầng giữa các địa phương phát triển không đồng đều, một số địa phương có điều kiện khó khăn dẫn đến các nhà đầu tư chỉ tập trung vào các

trung tâm có điều kiện thuận lợi như đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long.

- Phong cách tiêu dùng truyền thống

Mặc dù xu hướng tiêu dùng hiện đại đang phát triển nhưng phần lớn dân cư vẫn quen với hệ thống phân phối truyền thống gồm 8547 chợ, đặc biệt là dân cư ở khu vực nông thôn và bộ phận dân cư có thu nhập trung bình hoặc thấp. Những người tiêu dùng trong nước vẫn quen với cách mua bán tại các chợ và cửa hàng bán lẻ ở gần khu vực mình sinh sống. Điều đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ngày càng được quan tâm phát triển nhưng vẫn chưa đủ để thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng một cách hoàn toàn. Người Việt Nam vẫn cần thời gian để thích nghi với các loại hình mới, thay đổi hành vi mua sắm ở các cửa hàng hiện đại.

- Lực lượng lao động

Sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự bán lẻ cũng đang là một hạn chế khiến cho ngành bán lẻ Việt Nam không phát triển được như mong muốn. Sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện trong từng khâu của bán lẻ, từ nhập hàng, trưng bày đến giao tiếp với người tiêu dùng.

Mặt khác, Việt Nam đang thiếu những lao động có trình độ quản lý cao trong quản lý và vận hành hệ thống bán lẻ hiện đại. Hầu hết các tập đoàn nước ngoài khi tuyển dụng lao động Việt Nam đềuphải đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước

Trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Các nhà bán lẻ nước ngoài luôn có thế mạnh về vốn, thương hiệu, mạng lưới, kỹ thuật, con

người; trong khi các doanh nghiệp trong nước bất lợi bởi vốn ít, thiếu kinh nghiệm kinh doanh phát triển thị trường. Nếu các doanh nghiệp trong nước không kịp thời đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh thì rất dễ rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất, không bán được hàng dẫn đến phá sản. Cho đến nay đã có trên mười nhà phân phối lớn trên thế giới có mặt tại thị trường Việt Nam với những ưu thế về lượng hàng hóa dồi dào với 40.000- 50.000 mặt hàng, cơ sở kinh doanh hiện đại, quy mô vừa và lớn. Các doanh nghiệp trong nước chưa có sự liên kết với nhau trong phân phối bán lẻ hàng hóa mà chỉ hoạt động nhỏ lẻ, do đó không tạo được sức bật để

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 (Trang 54 - 79)