Để chuẩn bị cho việc gia nhập vào WTO, Nhà nước đã có sự chủ động trong việc điều chỉnh chính sách hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ thông qua việc cho phép một số tập đoàn phân phối nước ngoài được thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ và có thể mở thêm cơ sở bán lẻ thứ hai tại các tỉnh/thành phố khác tại Việt Nam. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước thực hiện đúng theo các cam kết về việc mở cửa thị trường. Do đó, vốn FDI đăng ký vào ngành bán buôn và bán lẻ tại Việt Nam đã tăng một cách đáng kể bắt đầu từ năm 2006.
Bảng 2.6: FDI vào ngành bán lẻ giai đoạn 2002-2011
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Dịch vụ bán buôn, bán lẻ
Dịch vụ vận tải và kho bãi
Toàn bộ lĩnh vực dịch vụ Tỷ trọng dịch vụ bán buôn, bán lẻ/toàn lĩnh vực dịch vụ (%) 2002 8,7 14,0 311,9 2,78 2003 7,9 10,8 221,8 3,56 2004 51,2 20,8 430,1 11,9 2005 9,2 25,5 376 2,44 2006 179,3 597,1 2.272,7 7,9 2007 112,3 230,6 5.493,7 2,0 2008 215,2 516,2 30.989,6 0,69 2009 211,5 113,2 13.515,6 1,56 2010 462,1 881,0 10.912 4,23 2011 499,1 74,9 3.421 14,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2012 - Tổng cục Thống kê
Tính đến 31/12/2011, cả nước có 690 dự án FDI đầu tư vào dịch vụ bán buôn, bán lẻ và sửa chữa nhỏ với tổng vốn đăng ký đạt 2119,1 triệu USD; chiếm 5,1% số dự án đầu tư vào Việt Nam và 1,06% tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam.
Các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn FDI vào ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa của Việt Nam vào khoảng 3,5 tỷ USD (tính đến cuối năm 2013). Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ chủ yếu đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp và Mỹ.
Trong năm 2014, các tập đoàn nước ngoài liên tục mở rộng quy mô bán lẻ tại thị trường Việt Nam:
- Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã công bố đầu tư một trung tâm thương mại tại thành phố Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 34 triệu USD. Dự kiến sẽ đi vào hoạt
động vào năm 2015. Ngoài ra tập đoàn Lotte còn xây dựng mục tiêu là sẽ khai trương 60 trung tâm tại Việt Nam từ nay tới hết năm 2020.
- Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) khai trương trung tâm thương mại đầu tiên vào tháng 1/2014 tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD; đồng thời công bố chiến lược đầu tư thêm 20 trung tâm thương mại từ nay tới năm 2020.
- Tập đoàn McDonald’s(Mỹ) đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 2/2014. Tập đoàn này có kế hoạch mở ít nhất 100 cửa hàng tại Việt Nam trong vào 10 năm tới.
Bảng2.7: Quy mô vốn FDI đăng kí vào lĩnh vực bán lẻ 2005-2012
Năm Vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ (Tỷ đồng) FDIđăng ký vào Việt Nam(%) Tỷ trọng FDI bán lẻ/ tổng vốn
2005 18247,2 3,8 2006 22283,0 3,7 2007 27644,0 3,7 2008 34037,9 3,4 2009 33119,9 2,7 2010 42481,7 2,6 2011 58503,2 2,9 2012 67642,0 2,9 2013 75352,2 3,4
Nguồn:Niên giám thống kê 2013 – Tổng cục Thống kê
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO về mở cửa thị trường, vốn FDI vào lĩnh vực bán lẻ liên tục tăng qua các năm từ 22.283 tỷ đồng năm 2006 lên 67.642 tỷ đồng năm 2012 (tăng gấp 3 lần). Tuy nhiên tỷ trọng FDI vào lĩnh vực bán lẻ trong tổng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm xuống và tăng trở lại trong những
năm gần đây. Năm 2007 với cam kết mở cửa trong nhóm ngành dịch vụ sâu rộng hơn tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực FDI chiếm 3,7% thì năm 2009 giảm xuống 2,7%, đến năm 2013 đã tăng lên 3,4%.
Xét theo loại hình kinh tế, năm 2013 tổng mức bán lẻ của loại hình kinh tế cá thể tăng cao ở mức 50,3%, tăng 16,7% so với năm 2012 (48,5%). Các loại hìnhkinh tế khác (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, khu vực FDI) có tốc độ tăng chậm hơn, tỷ trọng giảm so với năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước giảm từ 12,1% đến 9,9%; kinh tế tư nhân giảm từ 35,6% xuống 35,3%.
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu vốn đầu tư vào bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2005-2012
Nguồn:Niên giám thống kê 2013 – Tổng cục Thống kê
Khu vực tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất về vốn đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam (trên 80%). Giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tư nhân Nhà nước DN FDI
và các nhà phân phối nước ngoài đang có sự chênh lệch khá lớn, trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2-4%) thì khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối cao (12-15%). Hệ thống phân phối của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài có thể kể đến như Lotteria, KFC, BBQ chicken về đồ ăn; Zen Plaza về thời trang; Medicare về sản phẩm chăm sóc sức khỏe; Metro Cash & Carry của Đức, Casino của Pháp về hàng tiêu dùng; Parkson của Malaysia, Diamond Plaza của Hàn Quốc về hàng mỹ phẩm và thời trang cao cấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước tổ chức hoạt động kinh doanh phân phối của mình theo hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp.
Bảng2.8: Số lượng cửa hàng của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tính đến năm 2013
TT Hãng bán lẻ Số lƣợng cơ sở
kinh doanh
1 Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) 19
2 Tập đoàn Casino (Big C)(Pháp) 26
3 Parkson (Malaysia) 9
4 Tập đoàn Lotte (Lotte Mart) (Hàn Quốc) 7
5 Tập đoàn Diamond Plaza(Hàn Quốc) 1
6 KFC (Mỹ) 140
7 BBQ Chicken (Hàn Quốc) 17
Nguồn: Bộ Công thương
2.2.2. Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam 2.2.2.1. Xét theo đối tác đầu tư
Trong thời gian qua, xét về lượng vốn đầu tư thì Pháp và Đức là hai đối tác lớn của Việt Nam trong ngành bán lẻ hiện đại, tiếp theo đó là Hàn Quốc. Một số đối tác gia nhập thị trường dưới hình thức nhượng quyền thương mại với các doanh
nghiệp nội địa với quy mô vốn không đáng kể do đây chỉ là các dự án mang tính chất thuần thương mại.
Tính đến nay đã có 14 nước thực hiện dự án đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ hiện đại vào Việt Nam. Lượng vốn mà các nước đầu tư vào lĩnh vực này tuy chưa lớn nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam.
Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, Pháp và Đức đang là hai nước có tổng vốn đầu tư đứng đầu vào lĩnh vực bán lẻ hiện. Việc gia nhập vào thị trường bán lẻ của tập đoàn Casino của Pháp (tổng vốn đầu tư là 250 triệu USD) và Metro Cash & Carry của Đức (tổng vốn đầu tư là 120 triệu USD) đã làm thay đổi thị trường bán lẻ của Việt Nam trong những năm vừa qua một cách tích cực tạo nên tính cạnh tranh cho môi trường bán lẻ trong nước.
2.2.2.2. Xét theo địa bàn đầu tư
Địa bàn thu hút được nhiều vốn FDI vào ngành bán lẻ chủ yếu vẫn là các thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đây là những nơi tập trung đông dân cư, đa số người dân ở đây có mức thu nhập từ trung bình trở lên và có lối sống hiện đại hơn các vùng còn lại trong cả nước. Bên cạnh xu hướng đầu tư vào các thành phố lớn, đông dân cư thì hiện nay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài (Metro Cash & Carry, Casino...) đang có xu hướng đầu tư xây dựng các siêu thị của mình tại các tỉnh thành lân cận các thành phố lớn và thuộc các vùng có kinh tế phát triển trong cả nước.
Việc phân bố các dự án vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại theo vùng lãnh thổ không chỉ tác động tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ đó mà còn ảnh hưởng lớn tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội của cả quốc gia. Do FDI vào lĩnh vực bán lẻ hiện đại có vai trò thúc đẩy phát triển thương mại trong nước và ảnh
hưởng tới thói quen buôn bán cũng như tiêu dùng của người dân bản xứ nên khi Nhà nước phê duyệt, cấp phép cho các dự án cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng, nhất là về địa bàn đầu tư. Việc phân bố các dự án đồng đều sẽ tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng chung của cả nước
2.2.2.3. Xét theo hình thức tổ chức
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc xây dựng các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại (siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại). Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI điển hình trong lĩnh vực phân phối bán lẻ bao gồm:
Hệ thống siêu thị Metro của tập đoàn Metro Cash & Carry hoạt động theo mô hình siêu thị kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Siêu thị Metro kinh doanh với tiêu chí “mua càng nhiều càng lợi” để hướng tới hình thức bán buôn cho những đối tượng kinh doanh bán lẻ cá thể song song với việc phục vụ nhu cầu mua sắm thông thường của khách hàng lẻ.
Chuỗi siêu thị Big C của tập đoàn Casino hoạt động theo mô hình trung tâm mua sắm (shopping centre) và đại siêu thị (hypermarket). Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng đảm bảo. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính như sau: thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc và phụ kiện, hàng điện gia dụng, vật dụng trang trí nội thất.
Hệ thống Parkson ở Việt Nam thuộc tập đoàn Lion là các trung tâm thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm của các thương hiệu nổi tiếng.
Lotte Mart của tập đoàn Lotte lạixây dựng hệ thống trung tâm thương mại dưới hình thức kết hợp giữa mua sắm và các loại hình vui chơi, giải trí.
2.3. Những tác động của FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam
2.3.1. Tác động tích cực
2.3.1.1. Đóng góp doanh thu vào lĩnh vực bán
Bảng 2.9: Doanh thu bán lẻ tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006-2012 ĐVT: nghìn tỷ đồng Năm Tổng số Thành phần kinh tế Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (%) Kinh tế nhà nƣớc Kinh tế ngoài nhà nƣớc Khu vực FDI 2006 596,2 75,3 498,6 22,3 3,74 2007 746 79,6 638,8 27,6 3,70 2008 1007,2 98,35 874,8 34 3,38 2009 1238,1 162,6 1042,4 33,1 2,67 2010 1677,3 237,5 1395,6 44,2 2,64 2011 2079,5 261,3 1757,3 60,9 2,93 2012 2369,1 268,2 2032 68,9 2,91 2013 2668,8 271,8 2313 84 3,15
Biểu đồ 2.3: Doanh thu bán lẻ tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 - 2012
Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - Tổng cục Thống kê
Doanh thu bán lẻ ở Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Trong đó, đóng góp từ khu vực FDI còn tương đối thấp, mức đóng góp trung bình hàng năm của khu vực FDI vào doanh thu bán lẻ hàng năm giai đoạn 2006 đến 2012 là 3,18%. Tuy nhiên số doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ còn ít nên nếu xét mức đóng góp của khu vực FDI trên một doanh nghiệp thì đóng góp của mỗi doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực bán lẻ là tương đối đáng kể. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã làm đa dạng hóa các kênh phân phối bán lẻ theo phương thức hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị…) tại Việt Nam và đang dần thay thế cho các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa…).
2.3.1.2. Gia tăng tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực phân phối bán lẻ
0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tại các thành phố lớn, phương thức bán lẻ hiện đại đang dần thay thế phương thức bán lẻ truyền thống. Trước đây, các hình thức bán lẻ hiện đại rất ít, chỉ đạt khoảng 3% (năm 2001) thì nay đã lên tới 20% năm 2013,riêng tại thành phố Hồ Chí Minh việc người dân đến các trung tâm, siêu thị, chuỗi cửa hàng... để mua sắm chiếm tới 36%. Có thể thấy FDI vào lĩnh vực bán lẻ đã đóng góp lớn vào việc làm gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ.Các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ có thể tạo ra cùng lúc hai tác động vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, từ đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ.
Tác động thứ nhất là làm gia tăng tốc độ phát triển của thị trường.Với các tập đoàn phân phối bán lẻ hiện đang có mặt tại thị trường Việt Nam để giữ vững và phát triển thị phần của mình trên thị trường họ tiếp tục duy trì và củng cố mạng lưới hệ thống phân phối. Các tập đoàn nước ngoài tham gia đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2009 do không còn hạn chế về quy định thành lập doanh nghiệp 100% vốn đẩu tư nước ngoài. Sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường Việt Nam với phong cách quản lý và bán hàng chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tốt, giá cả cạnh tranh, sản phẩm đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng tạo nên áp lực cạnh tranh khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đổi mới hệ thống phân phối, từ đó làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Tác động thứ hai là làm tăng chất lượng của sự tăng trưởng. Điều này được thế hiện ở việc khi ngày càng có nhiều các tập đoàn bán lẻ có mặt ở thị trường trong nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng diễn ra gay gắt dẫn tới những sản phẩm và dịch vụ yếu kém sẽ không còn chỗ đứng trong thị trường. Thay vào đó các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng sẽ dần chiếm lĩnh thị trường. Dưới tác động của sự cạnh tranh khốc liệt đó, các cơ sở bán lẻ yếu kém, nhỏ lẻ cũng sẽ từng bước bị loại bỏ khỏi thị trường và nhường chỗ cho các trung tâm mua sắm
hiện đại. Từ đó hình thành nên một ngành công nghiệp về phân phối bán lẻ, tạo nên sự chuyên môn hóa trong sản xuất và phân phối hàng hóa, tạo mối liên kết chặt chẽgiữa chúng với nhau theo hình thức hai bên cùng có lợi.
Thông qua hai tác động này, ngành bán lẻ Việt Nam không chỉ gia tăng tốc độ tăng trưởng mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực như: đổi mới các thức hoạt động của hệ thống phân phối bán lẻ, tạo nên ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại chuyên nghiệp...
2.3.1.3. Việt Nam tiếp cận được những phương thức quản lý và trình đ ộ tổ chức kinh doanh hiện đại
Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều đến từ các quốc gia có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao do đó họ có lợi thế hơn hẳn về kinh nghiệm kinh doanh và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh ở mức cao so với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Điển hình là hoạt động quản lý và tổ chức kinh doanh của hai tập đoàn Metro Cash & Carry và Diamond Plaza.
Sau một thời gian xâm nhập vào thị trường Việt Nam, tập đoàn Metro đã tạo lập được mạng lưới các nhà cung cấp hàng hóa cho mình, liên kết với các hộ nông dân cung cấp hàng nông sản và các lò mổ gia súc cung cấp các sản phẩm về thịt và sữa. Bên cạnh xây dựng mạng lưới nguồn cung hàng hóa, tập đoàn Metro còn đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng cũng như bảo vệ danh tiếng của tập đoàn.
Diamond Plaza hoạt động theo phương thức chia sẻ lợi ích giữa người thuê mặt bằng và chủ cho thuê mặt bằng. Phần lớn các nhà kinh doanh tại đây chia một phần doanh thu của mình cho nhà quản lý Diamond Plaza, đổi lại các nhà kinh