Thứ nhất,mở cửa thị trường ngành bán lẻ theo lộ trình các cam kết quốc tế:
Nam. Điều này cũng tạo nên sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh đổi mới hoạt động kinh doanh thương mại để có thể theo kịp với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn đầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để vươn lên, đủ sức cạnh tranh và khả năng hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, xây dựng và quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại: Có cơ chế chính sách cập nhật thường xuyên, sửa đổi phù hợp với nhiều cơ chế hỗ trợ tích cực như vấn đề lãi suất, mặt bằng... để các doanh nghiệp trong nước có thể vươn lên và cạnh tranh.
Trong giai đoạn hiện nay nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, xây dựng quy hoạch phát triển cho ngành bán lẻ. Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại nhằm phát triển hệ thống phân phối rộng khắp. Theo đó, đến năm 2020 số lượng siêu thị trong cả nước sẽ tăng lên khoảng 1.200-1.300 siêu thị cùng 180 trung tâm thương mại.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy: Khu vực phù hợp để mở siêu thị tổng hợp là nơi có mật độ dân cư cao, nơi có đầu mối giao thông thuận lợi hoặc nơi giao giữa nội thành và ngoại thành; loại hình siêu thị tổng hợp có diện tích bán hàng
khoảng 1500 – 2000 m2 và phạm vi thị trường có bán kính trong vòng 1 km là mô
hình phù hợp nhất với khu vực dân cư.
Thứ ba, xây dựng hệ thống chính sách cụ thể về thu hút và quản lý vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ: Các chính sách này hướng tới việc giải quyết sự mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư giữa các vùng, các địa phương và
giữa các hình thức đầu tư. Trên thực tế để đảm bảo sự cân đối giữa các vùng là rất khó.Để giảm thiểu tình trạng này, nhà nước cần có kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế -xã hội trong dài hạn với những mục tiêu định hướng cụ thể tập trung vào những vùng có điều kiện khó khăn; và cần có những chính sách định hướng và hỗ trợ đầu tư vào các vùng mà hệ thống bán lẻ hiện đại còn chưa phát triển trong ngắn hạn.
Thứ tư, hoàn thiện môi trường đầu tư:Thủ tục cấp phép đầu tư trực tiếp nước
ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục nhanh gọn, một cửa sẽ tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngược lại, thủ tục rườm rà, sách nhiễu sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, giảm độ hấp dẫn với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, xây dựng một thủ tục nhanh gọn cũng cần phải đảm bảo tính chặt chẽ, tránh những sơ hở dễ đến tình trạng lách luật của các nhà đầu tư. Hoàn thiện thủ tục cấp phép đầu tư theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, giải ngân vốn…đảm bảo sự nhanh chóng và thuận tiện. Mặt khác, để cải thiện môi trường đầu tư cần thực hiện cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhà nước cần chú trọng phát triển hệ thống đường bộ, đường biển, đường hàng không, hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo sự thuận tiện trong các khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại. Ngoài ra Chính phủ cần giảm dần sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước vươn lên trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Cuối cùng, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hoàn thiện cần tăng cường tính minh bạch cho hoạt động đầu tư, giảm bớt các hiện tượng tiêu cực trong hệ thống quản lý như tham ô, hối lộ, sách nhiễu gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Thứ năm,phát triển cơ sở hạ tầng:Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố
nước ta còn yếu kém so với các quốc gia trong khu vực (Singapore, Thái Lan...) đây là điểm kém hấp dẫn nhất trong quá trình thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực bán lẻ tới Việt Nam. Do đó nhà nướcta cần chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các yêu cầu của FDI đặt ra đối với lĩnh vực này; xây dựng các mặt bằng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả hợp lý, kiểm soát mức giá trần cho thuê tại các trung tâm mua sắm; định hướng phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng có nhu cầu cao về phát triển bán lẻ hiện đại.
Thứ sáu, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguồn vốn: Các doanh
nghiệp trong nước thường thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và đào tạo nhân lực. Vì thế dẫn đến tình trạng các cơ sở kinh doanh trong nước không đủ điều kiện để đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao sản xuất tránh những trường hợp đáng tiếc trên. Tuy nhiên cần điều chỉnh vốn hỗ trợ một cách hợp lý phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp, tránh trường hợp do được hỗ trợ quá nhiều mà các doanh nghiệp trở nên ỷ lại vào nguồn vốn của Chính phủ. Ngoài việc hỗ trợ vốn, Chính phủ cần hỗ trợ trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về những thay đổi chính sách trong quá trình Việt Nam tiến hành mở cửa như những thay đổi chính sách sau khi gia nhập WTO, sau khi kí các hiệp định tự do thương mại (FTA)…