đại hàng hoá ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam có những đặc điểm và xu hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, ngành bán lẻ đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh với quy mô ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa ổn định.
Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa giai đoạn2002-2012
Năm Tổngmức bánlẻ (Tỷđồng) Tốcđộtă ng(%) Chỉsốgiá tiêudùng (%) Tăngtrƣởn gbánlẻthực tế(%) Tổngmứcbánlẻ đãloạitrừyếutố tănggiá(tỷđồng ) 2002 221.569,7 11,0 4,0 7,0 184.716 2003 262.832,6 19,0 3,0 16,0 214.271 2004 314.618,0 20,0 9,5 10,5 236.769 2005 373.879,4 19,0 8,4 10,6 261.867 2006 463.144,1 24,0 6,6 17,4 307.432 Tổng 2002- 2006 1.636.044 1.205.055
Tăng bình quân/năm 2002-2006 2002 – 2006 (BTA – WTO) 18,35 12,25 2007 574.814,4 24,0 12,63 11,37 342.387 2008 781.957,1 36,0 19,89 16,11 397.546 2009 983.281,0 26,0 6,52 19,48 474.988 2010 1.254.152 27,5 11,75 15,75 549.798 2011 1.553.913,2 23,9 18,13 5,77 581.521 2012 1.880.693,4 21,03 6,81 14,22 664.213 Tổng 2007– 2012 7.028.711,1 2.978.658 Tăng bình quân/năm 2007 – 2012 (Sau WTO) 26,4 13,2 Nguồn:Niêngiámthốngkê2007,2010,2011- TổngcụcThốngkê
Bảng 2.1 cho thấy trước khi gia nhập WTO, tổng mức bán lẻ bình quân hàng năm theo giá thực tế, giai đoạn 2002 – 2006 là 18,35%/năm. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ thực tế có tốc độ tăng trưởng là 12,25%/năm. Sau khi gia nhập WTO, quy mô thị trường bán lẻ ở Việt Nam ngày càng phát triển, tăng trưởng tổng mức bán lẻ bình quân hàng năm giai đoạn 2007 – 2012 đạt 26,4% (gấp 1,4 lần so với tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ trước khi Việt Nam gia nhập WTO). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ thực tế giai đoạn này đạt 13,2%.Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy phát triển thị trường nhanh
chóng. Năm 2012 tổng mức bán lẻ theo giá thực tế đạt 1.880.693,4 tỷ đồng, gấp 4,06 lần so với năm 2006. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ năm 2012 đạt 664.213 tỷ đồng; gấp 2,16 lần so với năm 2006.
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vẫn đang phát triển và mở rộng. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây đã giảm bớt nhiều so với năm 2008, nhưng vẫn tiếp tục thu hút các nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Điển hình là hai tập đoàn bán lẻ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Metro Cash & Carry và Casino (thương hiệu Big C)đã liên tục mở rộng thêm các cơ sở bán lẻ của mình tại Việt Nam. Trong đó, năm 2013, tập đoàn Metro Cash & Carry đã mở thêm 2 cơ sở, nâng tổng mức số trung tâm phân phối của Metro tại Việt Nam là 19 trung tâm; tập đoàn Casino đã xây dựng thêm 4 trung tâm thương mại, hiện tập đoàn này đã có 26 trung tâm trên toàn quốc. Hệ thống trung tâm mua sắm kết hợp giải trí Lotte Mart cũng mở thêm 2 trung tâm thương mại vào năm 2013 và 1 trung tâm thương mại tại Hà Nội vào tháng 3/2014. Công ty TNHH FamilyMart Việt Nam là công ty liên doanh giữa tập đoàn Phú Thái (Việt Nam) với tập đoàn Itochu (Nhật Bản) đang mở rộng thêm chuỗi cửa hàng của mình. Ngoài ra, có nhiều các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đã quyết định đầu tư vào Việt Nam như Aeon (Nhật Bản), E-Mart (Hàn Quốc), Dairy Farm (Hồng Kông), ...
Thứ hai, đóng góp của thương mại bán lẻ vào GDP có xu hướng tăng, trình độ và chất lượng dịch vụ phân phối bán lẻ được nâng lên rõ rệt sau khi Việt nam gia nhập WTO.
Trước khi gia nhập WTO, tốc đố tăng trưởng của ngành thương mại nói riêng luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP). Kể từ sau khi gia nhập WTO, ngành bán lẻ ở Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt cả về quy mô và trình độ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành
thương mại nội địa luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế, tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước vào GDP có xu hướng tăng lên và ngày càng cao cho thấy vai trò của thương mại ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta.
Bảng 2.2. Tỷ trọng của thương mại so với GDP giai đoạn 2003-2012 (tính theo giá so sánh 1994) Năm GDP (Tỷ đồng) Thƣơng mại (Tỷ đồng) Tỷ trọng thƣơng mại/GDP (%) Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) Tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại (%) 2003 336.242 54.747 16,0 7,34 6,83 2004 362.435 59.027 16,0 7,79 7,32 2005 393.031 63.813 16,0 8,44 8,34 2006 425.373 69.418 16,0 8,23 8,55 2007 461.344 74.194 16,0 8,46 8,81 2008 490.458 79.219 16,0 6,31 6,77 2009 516.566 85.302 17,0 5,32 7,68 2010 551.609 92.206 17,0 6,78 8,09 2011 584.073 99.420 17,0 5,89 7,82 2012 613.451 106,299 17,33 5,03 6,92
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, 2012- Tổng cục Thống kê
Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy đóng góp của thương mại vào GDP luôn ở mức ổn định và có sự gia tăng nhẹ 16-17%. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn ở mức cao hơn ở mức tăng trưởng GDP và thường cao hơn gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP (Bảng 2.1). Điều này cho thấy ngành thương mại, đặc biệt là bán lẻ đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Tuy nhiên thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng bán lẻ có xu hướng giảm xuống so với giai đoạn đầu gia nhập WTO.
Thứ ba, hệ thống phân phối bán lẻ có xu hướng chuyển dịch sang các loại hình bán lẻ hiện đại.
Hiện nay, ngành bán lẻ có xu hướng chuyển dịch từ loại hình bán lẻ truyền thống sang các loại hình bán lẻ hiện đại. Đây là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến xu thế trên là chất lượng dịch vụ của loại hình bán lẻ hiện đại ngày càng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Bảng 2.3: Đặc điểm chất lượng dịch vụ của siêu thị và chợ truyền thống
Siêu thị Chợ truyền thống
- Hàng hóa được bày biện khoa học, bắt mắt
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng mang tính chuyên nghiệp
- Không gian rộng rãi, sạch sẽ - Giá niêm yết và tương đối cao - Chất lượng hàng hóa đảm bảo
- Vệ sinh không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường
- Phân bố rải rác khắp nơi với quy mô đa dạng
- Kinh doanh thiếu bài bản
- Mua bán theo thỏa thuận, giá rẻ hơn - Chất lượng hàng hóa khó kiểm định
(Nguồn: Người viết tự tổng hợp)
Từ bảng 2.3 cho thấy với những chất lượng dịch vụ như trên bán lẻ hiện đại sẽ nhanh chóng thay thế bán lẻ truyền thống trong thời gian tới. Bán lẻ hiện đại tạo sự hài lòng đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Loại hình bán lẻ hiện đại còn mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng như dịch vụ bán hàng qua mạng Internet, có nhiều chương trình khuyến mại...Dịch vụ bán hàng qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng, họ không phải đến tận nơi để mua hàng mà có thể đặt hàng và được giao hàng tận nơi. Ngoài ra, các kênh bán lẻ hiện đại thực hiện nhiều phương thức tiếp cận khách hàng như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo qua mạng...Các hình thức quảng cáo này giúp khách hàng nắm được thông tin về sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định tiêu dùng hợp lý nhất. Trong khi đó, các loại hình bán lẻ truyền thống ngày càng trở nên bất tiện
do có quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp và ngày càng không phù hợp với lối sống hiện đại.
Như vậy, trong tương lai hình thức phân phối bán lẻ hiện đại sẽ thay thế hình thức bán lẻ truyền thống và trở thành hình thức phân phối chủ yếu trong đời sống. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 31/12/2012, cả nước có 8547 chợ và 659 siêu thị và 115 trung tâm thương mại. Cơ cấu bán lẻ đã chuyển dần qua hệ thống phân phối hiện đại,hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên mô hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm hơn 20%, trong đó tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 16% và 36%. Nếu so với các nước khác trong khu vực như Indonesia (43%), Thái Lan (46%), Malaysia (53%), Trung Quốc (64%)... thì tỷ trọng của bán lẻ qua hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Thứ tư, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa phân bốkhông đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Bảng 2.4. Mạng lưới cơ sở kinh doanh phân phối bán lẻ hàng hóa Việt Nam tính đến 31/12/2012
Cơ sở kinh doanh
Khu vực Chợ Siêu thị
Trung tâm thƣơng mại
Đồng bằng Sông Hồng 1789 171 36
Trung du và miền núi Bắc Bộ
1407 66 10
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
2457 140 24 Tây Nguyên 368 25 1 Đông Nam Bộ 778 195 40 Đồng bằng Sông Cửu Long 1.739 62 4 Cả nƣớc 8547 659 115
Nguồn: Niên giám thống kê 2012- Tổng cục Thống kê
Nhìn trên bảng 2.4, các chợ truyền thống có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Tuy nhiên với các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại thì có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng.Các siêu thị, đại siêu thị và các trung tâm thương mại chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế phát triển có nhiều đô thị lớn như vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,…
Năm 2014, Bộ Công thương chính thức phê duyệt Quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại. Theo đó, dự tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1200-1300 siêu thị và 180 trung tâm thương mại. Dự báo đến năm
2020, tỷ trọng bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước.
Thứ năm, đối tượng tham gia kinh doanh bán lẻ hiện đại ngày càng đa dạng, tăng nhanh về số lượng.
Với sự phát triển của thị trường bán lẻ nói chung cũng như sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ hiện đại, số lượng chủ thể tham gia vào kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ đã tăng lên một cách đáng kể và ngày càng đa dạng về thành phần. Có ba nhóm đối tượng chính tham gia vào ngành này:
- Các công ty phân phối trong nước: Bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Đây là nhóm đối tượng có sự phát triển rõ nét nhất trong ba nhóm đối tượng tham gia vào ngành bán lẻ hiện đại, với sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành này như Nguyễn Kim, Thế giới di động, Intimex, Hapro, Fivimart, Saigon Co-opmart,… Các công ty phân phối bản lẻ trong nước đang ngày càng hướng tới trình độ dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao và có mạng lưới hệ thống phân phối trải dài các tỉnh thành trên cả nước.
- Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam:Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra một thị trường đầy sức hút đối với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Các tập đoàn này đã bắt đầu tiếp cận và xâm nhập vào thị trường bán lẻ hiện đại nước ta. Thị trường Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài như Big C của Pháp, Metro Cash & Carry của Đức, Parkson của Malaysia, Lotte của Hàn Quốc… Sự có mặt của các tập đoàn này đã làm cho thị trường kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa trở nên cạnh tranh, đa dạng và tăng thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện nhiều chính sách mới mở cửa thị trường, ban hành Luật doanh nghiệp 2005, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ tăng nhanh qua từng năm. Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Biểu đồ 2.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán lẻtrong giai đoạn 2006-2011
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục Thống kê
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tăng đáng kể qua các năm. Từ 18.444 doanh nghiệp năm 2005, nhanh chóng tăng lên 37.635 doanh nghiệp tính đến 31/12/2011. Như vậy số lượng doanh nghiệp đã tăng gấp đôi kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn tăng về quy mô kinh doanh.
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
số lượng doanh nghiệp
Bảng 2.5. Quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ giai đoạn 2000-2011 Năm Chỉ tiêu Vốn kinh doanh bình quân hàng năm (Tỷ đồng/DN) Số lao động bình quân hàng năm (Lao động/DN)
Doanh thu thuần bán lẻ bình quân (Tỷ đồng/DN) 2002 12,7 10,5 6,69 2003 1,63 10,44 4,79 2004 1,83 9,87 5,13 2005 2,76 10,48 7,12 2006 2,73 9,25 8,94 2007 2,72 9,12 8,4 2008 2,76 8,9 9,2 2009 4,38 8,8 9,3 2010 6,14 9,4 10,6 2011 5,45 8,9 16,4
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục Thống kê
Do số lượng doanh nghiệp bán lẻ tương đối nhiều, quy mô kinh doanh đa dạng, nhiều thành phần nên vốn kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp thường nhỏ và tăng chậm. Số lao động bình quân của một doanh nghiệp bán lẻ tương đối ít, chỉ khoảng 10 lao động trên một doanh nghiệp với doanh thu thuần khoảng 10 tỷ đồng/doanh nghiệp/năm. Năm 2011, có sự tăng đáng kể về doanh thu thuần bán lẻ (16,4 tỷ đồng/doanh nghiệp/năm) do áp dụng các mô hình bán lẻ tiên tiến và sự tăng cường đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước: Đây là nhóm thành phần đối tượng rất đặc trưng và đông đảo trong thị trường bán lẻ của các nước đang phát triển như Việt Nam. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa qua đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng
kinh doanh nên đây là những đối tượng rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế nước nhà hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Thứ sáu, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại có xu hướng liên kết lại với nhau để tăng cường khả năng hoạt động và tính cạnh tranh. Các hình thức liên kết:
- Mô hình liên kết hợp đồng: Một nhà bán buôn kí hợp đồng cung cấp hàng hóa với nhiều nhà bán lẻ độc lập cùng một lúc nhằm hình thành các chuỗi của hàng bán lẻ được tiêu chuẩn hóa về chất lượng cũng như cách trưng bày sản phẩm, phối hợp hoạt động mua bán và quản lý hàng tồn kho…Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế theo qui mô và có thể giảm giá bán hàng hóa để cạnh tranh với các công ty bán lẻ qui mô lớn.
- Mô hình tổ chức hợp tác bán lẻ: Các nhà bán lẻ độc lập tập hợp lại với nhau thành một tổ chức, hợp tác thực hiện chức năng bán buôn. Các thành viên hợp tác với nhau để lập ra kế hoạch phối hợp bán hàng, định giá bán và tổ chức các chương trình quảng cáo, khuyến mại…để tập trung sức mua của người tiêu dùng và giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong thị trường bán lẻ hiện đại.
- Các mô hình hiện đại:Các mô hình này liên kết với nhau theo hợp đồng nhượng quyền thương mại hay liên kết dọc tập đoàn... Hệ thống liên kết tập đoàn bán lẻ độc lập là việc mở rộng liên kết của một doanh nghiệp bán lẻ theo chiều dọc từ dưới lên trên và triển khai ứng dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin hiện đại. Một mô hình hiện đại đang mang lại hiệu quả cao và đang được nhân rộng là mô hình liên kết giữa nhà phân phối bán lẻ với nhà sản xuất thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm như các thức hoạt động kinh doanh của tập đoàn Metro Cash & Carry.
Thứ bảy, xu hướng cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài trong ngành phân phối bán lẻ ngày càng gia tăng.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội