3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển củacác giống lúa thí nghiệm
Thời gian sinh trưởng (TGST) là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín).
Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động từ 80 - 240 ngày, cá biệt có giống tới 270 như giống lúa nổi hoặc có giống chỉ có 75 ngày [17]. Thờigian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: nảy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín.
Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếukhác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.
Theo Bùi Huy Đáp (1980): Thời gian sinh trưởng của lúa mà quá ngắn không đủ để cây đẻ nhánh và tạo nên một diện tích lá tốt, nếu thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che bóng lẫn nhau ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của bộ lá… Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như biện pháp kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả về thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa như sau:
Bảng 3.3. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển các giống lúa
Giống
Thời gian ngày kể từ khi gieo đến ... (ngày)
Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013 Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín J01 12 24 62 91 119 22 43 75 103 130 J02 12 22 51 79 107 22 42 61 90 119 Hananomai 12 22 49 77 105 22 44 62 87 115 Gorohikari 12 23 53 81 109 22 42 65 94 120 YumeTsukushi 12 21 42 70 98 22 40 52 81 110 ĐS1 (đ/c) 12 22 50 78 107 22 43 68 97 125
Vụ Mùa: Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với vụ Xuân từ 11- 22 ngày. Vì vụ Mùa nhiệt độ cao, các giống lúa sớm đạt được tổng tích nhiệt theo yêu cầu nên sớm phát dục, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Giống YumeTsukuski có thời gian sinh tưởng ngắn nhất là 98 ngày, ngắn hơn giống đối chứng 9 ngày, giống J01 có thời gian sinh trưởng dài nhất 119 ngày dài hơn giống đối chứng 12 ngày. Thời gian từ làm đòng đến chín của các giống lúa thí nghiệm dao động trong khoảng 56- 57 ngày, biến động không nhiều, đều tương đương với giống đối chứng.
Trong vụ Xuân các giống lúa tham gia thí nghiệm đều được cấy cùng một ngày và có tuổi mạ như nhau nhưng thời gian đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín khác nhau. Thời gian từ cấy đến làm đòng dao động trong khoảng 30 - 53 ngày. Giống làm đòng sớm nhất là YumeTsukuski là 52 ngày sớm hơn đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chứng 16 ngày, giống J01 làm đòng muộn nhất là 75 ngày, dài hơn giống đối chứng 7 ngày. Giống J02, Hananomai, Gorohikari làm đòng muộn hơn giống đối chứng từ 3-7 ngày. Thời gian từ làm đòng đến chín của các giống lúa thí nghiệm biến động không nhiều đều tương đương nhau, Tổng thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 110 - 130 ngày, giống YmeTsukuski có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 110 ngày ngắn hơn giống đối chứng 15 ngày, giống J01 có thời gian sinh trưởng dài nhất 130 ngày, dài hơn đối chứng 5 ngày. Như vậy các giống tham gia thí nghiệm thuộc 2 nhóm: Chín sớm, chín trung bình.
3.2.2. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm
Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng iên quan tới tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống. Xu hướng họn giống ngày nay là chọn tạo những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, thấp cây, ưa thâm canh, chống đổ tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao cây của các giống lúa để đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh, ngoài ra chiều cao cây còn liên quan đến việc bố trí mật độ gieo cấy, khả năng đẻ nhánh… Do vậy nghiên cứu chiều cao cây giúp chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa.
Qua bảng 3.4 ta thấy vụ Mùa: Chiều cao cây của các giống thí nghiệm dao động khá lớn từ 100,5 - 113,6 cm. Trong đó giống J01 có chiều cao cây cuối cùng (113,6 cm) cao hơn giống đối chứng (102,7 cm), các giống còn lại trong thí nghiệm có chiều cao cuối cùng tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95 %.
Vụ Xuân: chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân dao động từ 105,2 - 117,6 cm. Các giống có chiều cao cây cuối cùng J01 (117,6 cm), Gorohikari (113,4 cm) cao hơn so với đối chứng (109,3 cm), duy chỉ Giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hananomai có chiều cao cây cuối cùng (105,2 cm) thấp hơn đối chứng, các giống còn lại có chiều cao tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Vụ Xuân cây lúa có xu hướng cao hơn chút ít so với vụ mùa. Kết quả cho thấy các giống thí nghiệm đều có chiều cao cây trung bình.
Bảng 3.4. Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa thí nghiệm
Giống Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013
J01 113,6 117,6 J02 107,7 111,9 Hananomai 100,5 105,2 Gorohikari 107,3 113,4 YumeTsukushi 102,1 107,1 ĐS1 (đ/c) 102,7 109,3 CV% 3 2,1 LSD 05 5,4 3,92