3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở miền Bắc Việt Nam thời tiết được phân thành 4 mùa rõ rệt, mùa Xuân thường có mưa phùn kéo dài, ẩm độ không khí cao, mùa Hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện nhiều đó là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại lúa. Những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với năng suất cây trồng nói chung với lúa nói riêng là rất lớn. Quá trình phát sinh phát triển sâu, bệnh rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn nếu không phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của cả vụ sản xuất đó. Việc người dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh làm tăng chi phí cho sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm, ảnh hưởng tới môi trường sống, làm mất đi sự cân bằng sinh thái phá vỡ thế cân bằng của thiên nhiên dẫn tới các đại dịch về sâu, bệnh.
Từ những vấn đề đã được đề cập ở trên vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần chọn các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đây là xu hướng chủ đạo của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật trong việc chọn tạo và khảo nghiệm khả năng thích ứng, tính chống chịu của các giống lúa mới khi đưa vào sản xuất đại trà. Khả năng thích ứng và chống chịu tốt sâu, bệnh của các giống là yếu tố quan trọng giảm chi phí cho sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên địch đồng thời giữ được sự cân bằng sinh thái. Đối với các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ Mùa 2012 và vụ Xuân 2013 chúng tôi theo dõi và thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(đơn vị tính: điểm)
Tên Giống
Vụ Mùa 2012 Vụ Xuân 2013
Bệnh hại Sâu hại Bệnh hại Sâu hại
Đạo ôn Khô Vằn Đục thân Rầy nâu Đạo ôn Khô Vằn Đục thân Sâu cuốn J01 0 0 1 3 0 0 0 1 J02 0 1 1 3 0 0 0 1 Hananomai 0 3 3 5 1 3 1 1 Gorohikari 0 1 0 1 0 0 0 1 YumeTsukushi 0 3 1 3 1 1 1 1 ĐS1 (đ/c) 0 3 1 3 1 3 1 1
Qua theo dõi các công thức thí nghiệm cho thấy một số loại sâu bệnh hại: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn.
Qua bảng 3.7 cho thấy: Sâu Cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis): Gây hại trên tất cả các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân. Tuy nhiên, mức độ gây hại là ít (Điểm 1). Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker): gây hại ở cả vụ Mùa và vụ Xuân, song mức độ gây hại của sâu đục thân đối với các giống lúa tham gia thí nghiệm đều ở mức độ thấp và được đánh giá ở điểm 1.
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): gây hại ở cả vụ Mùa và vụ Xuân. Vụ Mùa các giống lúa bị hại từ điểm 1 đến điểm 3, giống bị hại nặng nhất là giống Hananomai, YumeTsukushi và ĐS1 (đ/c) (Điểm 3), các giống J01, J02, Gorohikari bị hại ở (điểm 1). Vụ Xuân giống J01, J02, Gorohikari hầu như không bị hại. Rầy nâu chỉ xuất hiện ở vụ Mùa. Các giống lúa tham gia thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệm đều bị rầy nâu gây hại giống bị hại nặng nhất là giống Hananomai (điểm 5), các giống còn lại các giống bị ở (điểm1- 3).
Bệnh đạo ôn: ở vụ Xuân mức có thời tiết âm u, mưa phùn kết hợpvới nhiệt độ thích hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh phá hại nên tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên do được phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại không đáng kể được đánh giá ở điểm 1. Ở vụ Mùa, mặc dù điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao nhưng khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm thấp, ruộng thông thoáng bệnh đạo ôn không có điều kiện phát triển và gây hại.