Các yếu tố cấu thành năngsuất lúa

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loài phụ japonica tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 86)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.5. Các yếu tố cấu thành năngsuất lúa

Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa mới trong sản xuất. Mặt khác năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả đánh giá của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện tổng hợp thông qua các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2

phụ thuộc vào quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích.

Năng suất lúa trên đơn vị diện tích là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, dựa vào điều kiện đất đai, phân bón, khí hậu của địa phương và đặc điểm của từng vụ lúa, từng giống để quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh từ đó ảnh hưởng đến số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt và năng suất cuối cùng.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Giống Chiều dài bông (cm) Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lượng 1.000 hạt (gram) NSLT (ta/ha) NSTT (tạ/ha) 1 J01 17,0 250,5 124,3 95,8 26 62,3 54,5 2 J02 18,2 260,3 105,0 86,8 26 58,7 47,8 3 Hananomai 17,0 247,5 86,9 71,7 25 44,3 40,6 4 Gorohikari 17,6 235,5 102,8 82,8 26 50,7 44,9 5 YumeTsukushi 19,7 210,0 102,0 84,0 25 44,1 41,2 6 ĐS1 (đ/c) 18,1 238,5 104,0 86,0 26 53,2 45,5 CV% 6,9 8,1 8,7 4,4 7,8 10,5 LSD 05 30,2 15,3 13,3 2,0 7,4 8,7

3.2.5.1. Chiều dài bông

Chiều dài bông là một đặc điểm cũng rất quan trọng để đánh giá giống. Có loại hình bông dài, trung bình và bông ngắn. Các giống đều thuộc loại hình bông có chiều dài trung bình.

Ở vụ Mùa 2012 qua bảng 3.8 ta thấy chiều dài bông của các giống lúa trong thí nghiệm dao đông không lớn, giống có chiều dài bông dài nhất là giông Yume Tsukushi 19,7 cm dài hơn giống đối chứng ĐS1 (1,6cm) giống Hananomai có chiều dài bông ngắn hơn so với đối chứng là 1,1 cm, các giống khác trong thí nghiệm có chiều dài bông tương đương với đối chứng;

Vụ Xuân (Bảng 3.9) ta thấy chiều dài bông của các giống lúa trong thí nghiệm dao động từ 20,2 cm đến 22,3 cm, giống có chiều dai bông dai nhất là giống YumeTsukushi (22,3 cm), thấp nhất là giống J02 20,2 cm, các giống còn lại có chiều dài bông đương nhau;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 TT Giống Chiều dài bông (cm) Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lượng 1.000 hạt (gram) NSLT (ta/ha ) NSTT (tạ/ha) 1 J01 21,0 283,5 140,2 103,8 26 76,5 62,8 2 J02 20,2 282,0 136,6 99,8 26 73,2 60,7 3 Hananomai 21,9 240,0 123,8 86,9 25 53,1 48,6 4 Gorohikari 21,0 261,0 129,9 93,6 26 63,5 56,2 5 YumeTsukushi 22,3 243,0 134,4 85,6 25 51,1 49,2 6 ĐS1 (đ/c) 20,4 249,0 127,7 93,0 26 60,2 53,2 CV% 3,0 4,3 6,8 2,4 11,8 10,8 LSD 05 14,2 10,3 11,6 1,1 14,3 9,2 3.2.5.2. Số bông/m2

Trên ruộng lúa số bông/m2

phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Ta biết rằng cơ cấu hình thành số bông/m2

là: mật độ cấy và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu. Như vậy, muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế ta thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều tiết, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật.

Để cấy với mật độ hợp lý phải căn cứ vào giống, đất đai, phân bón, mùa vụ, nếu muốn tăng số bông chúng ta phải đảm bảo mật độ gieo cấy và bón thúc để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai dai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay), đúng mật độ và đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc, bón phân đầy đủ hợp lý và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ.

Qua bảng 3.8 ta thấy: Vụ Mùa năm 2012 số bông/m2

biến động từ 210 – 260,3 bông. Theo đánh giá thì các giống có số bông/m2

là tương đương nhau (Sai khác không có ý nghĩa thống kê).

Vụ Xuân năm 2013: Biến động từ 240 – 283,5 bông, trong đó giống J01 và J02 có số bông/m2

cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. các giống còn lại có số bông /m2

tương đương với giống đối chứng.

3.2.5.3. Số hạt/bông

Tổng Số hạt/bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, hoa phân hoá, hoa thoái hoá, các quá trình này nằm trong thời kỳ cây lúa sinh trưởng sinhthực (làm đòng). Số hạt/bông của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa biến động từ 86,9 - 124,3 hạt. so sánh với giống đối chứng thì giống J01 có số hạt/bông cao hơn (ở mức tin cậy 95%), giống Hananomai có số hạt/bông thấp hơn với đối chứng ĐS1 cũng ở mức tin cậy 95%, các giống khác có số bông tương dương với giống đối chứng.

Số hạt/bông ở vụ Xuân có xu hướng cao hơn vụ mùa biến động từ 123,8 -140,2 hạt/bông, trong đó các giống J01 có tổng số hạt/ bông cao nhất là 140,2 hạt/bông cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống khác trong thí nghiệm có số hạt/bông tương đương nhau (sự sai khác không có ý nghĩa).

3.2.5.4. Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kỳ quyết định hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kỳ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày).Nhưng thực tế không phải tất cả những hạt được hình thành đều là hạt chắc mà ít nhiều cũng có những hạt lép do nhiều nguyên nhân như: Do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, do ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính của giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để nâng cao số hạt chắc/bông cần phải cấy đúng thời vụ, nhằm đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi vào thời kỳ hình thành hạt chắc, tránh hạn hán, ngập úng, rét, sâu bệnh, cấy đúng mật độ, không được bón quá nhiều đạm, tăng cường bón Kali đặc biệt vào giai đoạn cuối.

Qua bảng 3.8 ta thấy: Vụ Mùa năm 2012 số hạt chắc bông biến động từ 71.7 đến 95,8 hạt chắc/bông, so với giống đối chứng ĐS1 (86,0 hạt chắc/bông) thì giống Hananomai có số hạt chắc/bông thấp hơn (ở mức tin cậy 95%), còn lại các giống J01, J02, Gorohikari, Yume Tsukushi có số hạt chắc/bông tương đương với đối chứng;

Vụ Xuân năm 2013 thể hiện bảng 3.9: Các giống có số hạt chắc trên bông biến động từ 85,6 hạt chắc/bông đến 103,8 hạt chắc/bông, giống J01 có số hạt chắc/bông cao hơn với dối chứng 10 hạt chắc, hầu hết các giống trong thí nghiệm có số hạt chắc/bông tương đương nhau.

Qua thí nghiệm có thể thấy được: Các giống lúa mới thí nghiệm có khả năng tích luỹ vật chất hữu cơ về hạt đạt cao, chỉ có giống YumeTsukuski, Hananomai do có số hạt trên bông không nhiều nên số hạt chắc trên bông không cao.

3.2.5.5. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt) cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, trọng lượng nghìn hạt là tương đối ổn định theo từng giống, ít bị thay đổi do ảnh hưởng của chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng nghìn hạt do đặc tính của giống quyết định và do 2 thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích luỹ, trong đó kích thước vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời trong 2 tuần trước khi hoa nở. Bên cạnh đó trọng lượng nghìn hạt còn phụ thuộc vào giống, các giống khác nhau có trọng lượng nghìn hạt khác nhau. Như vậy, trong các yếu tố cấu thành năng suất yếu tố nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng suất. Chính bởi vậy một trong các yếu tố đó bị giảm sẽ kéo theo năng suất lúa giảm. Giữa các yếu tố lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, yếu tố này là tiền đề của yếu tố kia và ngược lại. Yếu tố số bông/m2

và số hạt chắc/bông ảnh hưởng tới năng suất lớn hơn khối lượng nghìn hạt vì trọng lượng nghìn hạt ít bị biến đổi, chủ yếu do đặc tính giống quy định.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy khối lượng 1.000 hạt của các giống lúa của vụ Mùa 2012 và vụ Xuân 2013 biến động từ 25-26 gram. Tất cả các giống thí nghiệm đêỳ có khối lượng 1.000 hạt tương đương với đối chứng ở cả 2 vụ nghiên cứu.

3.2.5.6. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống, nó phản ánh tiềm năng cho năng suất của các giống trong điều kiện sản xuất. Qua bảng 3.8 và bảng 3.9 tôi thu được kết quả sau: Các giống lúa thí nghiệm có năng suất lý thuyết biến động từ 41,1 - 62,3 tạ/ha (vụ Mùa 2012) và 51,1 - 76,5 tạ/ha (vu Xuân 2013). Giống J01 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 62,3 tạ/ha (vụ Mùa 2012) và 76,5 tạ/ha (vụ Xuân 2013), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, giống Hananomai và giống YumeTsukuski ở vụ Mùa 2012 có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng (ở mức tin cây 95%), các giống còn lại có năng suất lý thuyết đạt 50,7-58-7 tạ/ha (vu Mùa 2012) và 51,1 - 73,2 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với giống đối chứng ở cả 2 vụ nghiên cứu.

3.2.5.7. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Năng suất kinh tế (Năng suất thực thu) là sản lượng lúa thu được trên một đơn vị diện tích. Giống có khả năng cho năng suất cao chỉ có thể phát huy cao nhất trong điều kiện thích hợp. Nếu ruộng lúa được chăm sóc tốt, bông chắc, hạt mẩy, bông lúa to đều thì năng suất lúa sẽ cao .

Tôi tiến hành thí nghiệm với mục đích tìm ra giống lúa mới có khả năng thích nghi tốt với điều kiện đặc thù của huyện Yên Thế, đồng thời giống đó cần đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng tốt để có thể thay thế giống lúa địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương hiện đã bị thoái hoá, năng suất thấp. Chính vì vậy, yếu tố năng suất thực thu là yếu tố rất quan trọng.

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 và bảng 3.9 cho ta thấy:

Ở vụ Mùa, Năng suất thực thu biến đông từ: 40,6-54,5 tạ/ha giống ĐS1 (đ/c) là 45,5 tạ/ha. Giống J01 có NSTT đạt 54,5 tạ/ha cao hơn so với giống ĐS1 (đ/c) là 9 tạ/ha chắc chắn với mức tin cậy 95 %. Các giống còn lại đạt NSTT tương đương với giống đối chứng;

Vụ Xuân 2013: Năng suất thực thu của các giống lúa trong thí nghiệm biến động từ: 48,6 – 62,8 tạ; Giống J01 có NSTT đạt 62,8 tạ/ha cao hơn so với giống đối chứng ĐS1 đạt 53,2 tạ/ha ở mức tin cây 95 %; các giống còn lại có NSTT tương với giống đối chứng.

Qua hai vụ thí nghiệm cho chúng tôi thấy giống J01 có năng suất cao hơn so với đối chứngở cả hai vụ nghiên cứu;

54.5 62.8 47.8 60.7 40.6 48.6 44.9 56.2 41.2 49.2 45.5 53.2 0 10 20 30 40 50 60 70 N ăng s uấ t ( tạ /ha )

J01 J02 Hananomai Gorohikari YumeTsukushi ĐS1 (đ/c)

Giống

Vụ Mùa Vụ Xuân

Biểu 3.1 Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

3.3. Phẩm chất và chất lƣợng các giống lúa

Trong những năm gần đây, nghiên cứu chất lượng gạo đã được một số tác giả đề cập ở các khía cạnh khác nhau như: Kích thước, khối lượng, hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạng hạt, tỷ lệ bạc bụng, hương thơm và một số chỉ tiêu hóa sinh như hàm lượng amyloza, hàm lượng tinh bột, …

Các đánh giá phân tích được thể hiện chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu và được thực hiện trong phòng thí nghiệm với các phương tiện nghiên cứu hiện đại. Trên cơ sở đó mục tiêu cần đạt được, căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất và kế thừa các phương pháp, kết quả đạt được, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, sắp xếp một cách hệ thống các chỉ tiêu chất lượng gạo phù hợp với phương pháp nghiên cứu, phát triển và các điều kiện trang thiết bị nghiên cứu hiện có bao gồm: Chất lượng xay xát (tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên), chất lượng thương trường (dạng hạt, độ bạc bụng, độ bóng), chất lượng chế biến (hương thơm, độ dẻo, vị đậm). Do hạn chế về thời gian, điều kiện kinh phí, nhân lực nên các quan sát, phân tích, đánh giá chỉ được thực hiện trên các mẫu mang tính chất cảm quan. Do vây qua thí nghiệm chúng tối thấy chất lượng gạo vụ Mùa thường tốt hơn gạo vụ Xuân và phản ánh đầy đủ đặc điểm chất lượng của giống. Theo hệ thống các chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Giống

Chỉ tiêu J01 J02 Hananomai Goro.... YumeT..

ĐS1 (đ/c) Tỷ lệ gạo xay (%) 78, 9 77,8 79,5 76,3 75,8 80.0 Tỷ lệ gạo sát (%) 69,5 68,5 68,8 66,3 66,1 70,0 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 87,6 87,3 85,6 85,7 84,6 88,4 Dạng hạt (điểm) 5 5 5 5 5 5 Dạng bạc bụng (điểm) 1 1 5 1 1 1 Độ bóng (điểm) 2 2 2 2 2 2

Hương thơm (điểm) 3 3 3 3 3 3

Độ mềm dẻo( điẻm) 2 2 2 2 2 2

Vị đậm ngon (điểm) 3 3 3 3 3 3

3.3.1 Chất lượng xay sát

Chất lượng xay sát: Phụ thuộc vào giống (vỏ trấu mỏng hay dày, dễ tách hay khó tách, độ đồng đều của hạt, hình dạng hạt,...) môi trường canh tác và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại phương tiện xay sát,...Ở đay chúng tôi sử dụng máy xay sát nhỏ của gia đình để xay sát gạo và thu được một số kết quả sau:

Tỷ lệ gạo lật của các giống lúa mới trong thí nghiệm dao động từ 75,8%-80,0% trong đó giống cao nhất là giống đối chứng ĐS1, giống thấp là giống Yume Tsukushi, nói chung tỷ lệ gạo lật của các giống lúa mới trong thí nghiệm có tỷ lệ gạo lật tương và tháp hơn chút ít so với giống đối chứng.

Tỷ lệ gạo sát (Tỷ số giữa khối lượng gạo và khối lượng thóc): Nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các giống lúa, tỷ lệ gạo sát biến động từ 66,1% đến 70 %. Các giống trong thí nghiệm có tỷ lệ gạo sát tương đương với giống đối chứng.

Tỷ lệ gạo nguyên: Ảnh hưởng đến giá cả thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, loại gạo nào mà khi xayts ít bị gẫy (tỷ lệ tấm ít) thì giá bán sẽ cao hơn gạo bị gẫy nhiều (tỷ lệ tấm nhiều). Trong thí nghiệm hầu hết các giống lúa đều có tỷ lệ gạo nguyên cao tương đương với giống đối chứng, giống YumeTsukuski có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất, nhưng vẫn đạt 84,6%. Như vậy có thể thấy chất lượng xay sát của các giống lúa mới là rất tốt. Có nhiều thuận lợi trong chế biến và xuất khẩu.

3.3.2 Chất lượng thương trường

Dạng hạt: Tất cả các giống lúa mới thuộc loại hạt hình bầu (điểm 5) các giống này đều phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.

Độ bạc bụng: Ảnh hưởng đến chất lượng xay sát (tỷ lệ gạo nguyên), giống lúa có tỷ lệ độ bạc bụng cao thì khi xay xát gạo bị gãy nhiều, có nhiều tấm, hạt gạo không bóng dẫn đến giá bán thấp hơn.

Đa số các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ bạc bụng so với diện tích hạt gạo nhỏ hơn 10% (điểm 1) do vậy được người tiêu dùng ưa chuộng và phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Riêng giống Hananomai có tỷ lệ bạc bụng 15% (điểm 5) nên tỷ lệ gạo nguyên thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ bóng của hạt: Đây cũng là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng (hạt gạo bóng, đều hạt, …). Các giống lúa mới đều có

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loài phụ japonica tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)