Tình hình nghiên cứu chọntạo giống lúa chất lượn gở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loài phụ japonica tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.3. Tình hình nghiên cứu chọntạo giống lúa chất lượn gở Việt Nam

Ở Việt Nam, lúa thơm có nhiều nét đặc sắc thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới. Bên cạnh lúa thơm cổ truyền, một vài giống lúa thuần thông qua lai tạo có mùi thơm cùng được sự phát triển trong sản xuất. Các nhà chọn giống nước ta đã khai thác nguồn bố mẹ trong ngân hàng gen Việt Nam thông qua nội dung: chọn giống thuần, đột biến gen, lai đơn, nuôi cấy mô khai thác đột biến tế bào somma...v.v... [19]Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã chọn ra 5 giống lúa thuần có năng suất và chất lượng cao gồm: HT1, Chiêm Hương, BT13, N40, T10 cấy ở Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn. Trong vụ Xuân 2008, mặc dù thời tiết rét đậm rét hại đầu vụ đã xoá sổ hầu hết diện tích mạ, lúa lai đã cấy nhưng 5 giống lúa trên tỷ lệ sống vẫn đạt 85 - 95%. Các giống trên phát triển tốt, sinh trưởng khỏe, năng suất cao, thích ứng rộng. Hai giống lúa N40, T10 có tiềm năng năng suất từ 61 - 72 tạ/ha. Giống lúa T10 đã được nông dân Thái Bình cấy 2.500 ha trong vụ Xuân 2008 [2].

Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm là Viện nghiên cứu các giống lúa hàng đầu ở Việt Nam được thành lập từ rất sớm. Viện này đã được các nhà khoa học danh tiếng như: Giáo sư Nông học Lương Đình Của, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng… lãnh đạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa. Hàng trăm giống lúa Xuân, lúa Mùa, lúa chịu hạn, chịu úng, lúa nếp, lúa có hàm lượng Protein cao, lúa chịu mặn đã được chọn tạo và bồi dục ở Viện này, trong đó có các giống lúa chất lượng cao như: giống P4 và P6 là những giống lúa được lai tạo theo hướng chất lượng Protein cao. Giống P4 có thời gian sinh trưởng trung bình, trồng được 2 vụ/năm, năng suất khá đạt 45 đến 55 tạ/ha cao nhất có thể đạt 72 tạ/ha. Giống P4 có hàm lượng protein cao tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11%, hàm lượng amiloza thấp 16-20%, hạt gạo dài, tỉ lệ gạo sát đạt 70%, tỷ lệ gạo nguyên đạt 65% . Giống lúa P6 ngắn ngày hơn giống lúa P4 thuộc loại hình thâm canh, hàm lượng protein đạt 10,5%, năngsuất đạt 45-55 tạ/ha, cao nhất đạt 60 tạ/ha. Đây là giống lúa có chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu [6][7]. Giống lúa nếp K12 do Viện cây lương thực và thực phẩm lai tạo ra có khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn, có thể đạt năng suất từ 33,5- 58 tạ/ha chất lượng gạo khá [18].

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu ở Việt nam và đã có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lượng cao và lúa lai. Trước đây Viện đã nhập và chọn lọc thành công các giống lúa có chất lượng tốt như: IR64, IR66, NN9A là những giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống lúa Nếp 314 do viện lai tạo ra cũng được trồng phổ biến. Hiện tại các giống lúa lai HYT84 do Viện lai tạo (được công nhận năm 2004), đã được ứng dụng ở nhiều nơi và có kết quả rất khả quan (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2005) [1].

Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của: sinh học phân tử, nuôi cấy tế bào, đặc biệt trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa đã chọn tạo ra nhiều giống mới: DT10, DT13, DT122, DH1, Tám Thơm, A20, V18, DT12... đây là những giống lúa đạt chất lượng tốt cho năng suất cao [5].

Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chọn tạo được nhiều giống lúa có chất lượng tốt năng suất cao như: CR203, C70, C71...

Trong khuôn khổ chương trình lương thực thực phẩm cấp nhà nước, Lê Doãn Diên và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chất lượng tập đoàn lúa gạo ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đánh giá tương đối toàn diện chất lượng của các tập đoàn giống lúa Việt Nam theo 4 nhóm chất lượng là: Chất lượng thương phẩm, chất lượng nấu nướng, chất lượng ăn uống và chất lượng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giống lúa đặc sản và giống lúa cổ truyền của nước ta đều có kích thước hạt nhỏ hơn so với các giống lúa nhập nội và các giống lúa mới.

Các giống lúa đặc sản ở miền Bắc nói chung đều có hạt nhỏ hơn giống lúa trồng ở miền Nam. Lúa đặc sản có tỷ lệ hạt bạc bụng ít hơn so với các giống khác.

Phần lớn các giống lúa mới trồng ở miền Nam đều có kích thước hạt dài, hình dạng thon dài, có độ trắng trong cao do đó có nhiều giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các giống lúa đa số có hàm lượng amyloza ở dạng trung bình (45,3%) và cao (54,2%) so với tổng số giống nghiên cứu. Các giống lúa có hàm lượng amyloze cao đều cho cơm cứng và khi để nguội thường bị rời, cứng cơm.

Về độ thơm của cơm: các giống lúa đặc sản cổ truyền ở miền Bắc có độ thơm cao hơn so với các giống lúa đặc sản miền Nam. Thơm nhất trong các giống lúa đặc sản ở miền Bắc là giống lúa Tám thơm và thơm nhất trong các giống lúa đặc sản ở miền Nam là giống Nàng hương Chợ Đào.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và các chuyên gia Trung Quốc đã thử nghiệm thành công giống lúa lai thơm LVC2 phục vụ cho cánh đồng 50 triệu đồng/ha tại tỉnh Nam Định. Đây là giống lúa cấy được cả 2 vụ Xuân và Mùa, năng suất trung bình vụ Xuân đạt 75-85 tạ/ha, vụ Mùa đạt 65- 75 tạ/ha), thâm canh có thể đạt cao 120 tạ/ha, chất lượng gạo rất tốt, hạt gạo trong, cơm dẻo, có mùi thơm. Lào Cai cũng tiến hành khảo nghiệm bộ giống lúa năng suất vàchất lượng cao trong toàn tỉnh. Gồm các giống: LT2, DT 36, DT 37, Khang Dân đột biến, VĐ 7, AC 5, Nếp PD 2, Giống lúa đặc sản Đài Loan,TB 5, TB 38, MT 4 - 2, HT 1, CH 207, CH 208, QTN 1, N200, N202, PC8, DT 28, DT 38, Nếp ĐN 20, Khang Dân 18, Lưỡng ưu Bồi cửu (CV 1)+Giống Hoa ưu 108, Ngôi sao xanh, Hương ưu 3, lúa lai Quốc hào số 1, QV3, Bắc ưu 903, Nhị ưu 838.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả qua 3 vụ khảo nghiệm (Mùa 2004, Xuân 2005, Mùa 2005), trong 27 giống lúa mới tham gia khảo nghiệm (21 giống lúa thuần, 6 giống lúa lai), đã kết luận được 4 giống (HT1, Hoa ưu 108, Quốc hào 1, CV1) cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo cao, sinh trưởng và phát triển khá, ít nhiễm sâu bệnh, thích hợp với các chân đất ở vùng thấp và vùng cao tỉnh Lào Cai [25].

Như vậy có thể nói rằng trong lĩnh vực sản xuất lúa ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng các giống lúa chất lượng cao trong sản xuất (nhất là các giống lúa thơm) đang là xu hướng chủ yếu. Bước đầu ở một số nơi có sự tham gia của 4 "nhà": Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, tư thương). Trong thời gian tới sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nhau giữa các "Nhà" là cần thiết để có thể phát triển bền vững sản xuất lúa chất lượng cao, góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa và tăng thu nhập cho hộ gia định nông dân.

1.3.4. Tình hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Việt Nam

Sản xuất lúa đã đi vào ổn định và phát triển theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và tỷ xuất hàng hóa, điều này thể hiện rõ trong 10 năm qua năng suất và sản lượng tăng liên tục (diện tích tăng 2,3%, năng suất tăng bình quân 2,38%/năm, sản lượng tăng bình quân 4,8%/năm; Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (1999-2001) [10]. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng, nhất là tiến bộ về giống lúa có năng suất và chất lượng cao như OM80-81, IR58, IR64, IR65, Thơm số 1, Bắc thơm số 7, Tám thơm và các giống lúa lai Trung Quốc...Từ đó đã thay đổi sâu sắc trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hạn chế và né tránh được nhiều thiệt hại do thời tiết gây ra.

Hiện tại đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, riêng Đồng Bằng Sông cửu Long sản lượng lúa tăng bình quân 7%/năm, tạo ra khối lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng hóa lớn từ 5,5- 6,2 triệu tấn thóc. Đồng bằng Sông Hồng sản lượng lúa tăng bình quân 4%/năm, có khối lượng hàng hóa khoảng 1 triệu tấn thóc.

Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng, từ 50 nước năm 1993 đến nay gạo Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước ở khắp các châu lục trong đó Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 43,24%. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường khu vực ở Châu Á tiêu thụ gạo Việt Nam với khối lượng lớn chiếm 62%, khu vực thứ 2 là Châu Phi chiếm 26,2% khối lượng gạo xuất khẩu. Những nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam là Indonesia, Philippin, Trung Quốc, Pêru, ... chất lượng xuất khẩu gạo Việt Nam cũng được nâng lên. Nếu năm 1989 hầu hết lượng gạo của ta xuất khẩu còn đạt chất lượng thấp thì 1992 lượng gạo chất lượng cao đã đạt 40,3%, năm 1997 - 44,0%, lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao đạt cao nhất vào năm 1994 - 70% [16]. Cùng với việc tăng chất lượng, giá bán gạo của nước ta cũng tăng theo. (Tính giá bán theo USD/1 tấn gạo ở các năm là: 1990 - 176,3; 1994 - 217,2; 1995 - 266,0; 1996 - 285,0; 1997 - 244,5; hiên nay đã xuất khẩu được 7,5 triệu tấn và gá bàn đạt 425-475 USD/tấn kim nghạch xuất khảu đạt hơn 3 tỷ USD/năm) Tuy vậy, vẫn thua khá nhiều so với Thái Lan, gạo xuất khẩu có phẩm cấp cao của họ chiếm tới 60% với giá bán 680 - 700 USD/tấn.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loài phụ japonica tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)