Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 51 - 60)

5. Bố cục

3.3.Tiểu kết chương 3

Lịch sự trong giao tiếp rất đa dạng và phong phú. Việc vận dụng các tình huống giao tiếp cụ thể vào phân tích để thấy rõ được giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của yếu tố này là điều cần thiết và nó đem lại kết quả xác đáng cho vấn đề đang được nghiên cứu.

Khi phân tích về giá trị ngữ nghĩa, tiền giả định về lịch sự luôn được gắn kết với từng trường hợp sử dụng khác nhau trong giao tiếp. Lịch sự nhằm giữ và không làm phương hại thể diện của cả người nghe lẫn người nói.

Giá trị ngữ dụng lại làm nổi bật lên nét văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong đời sống diễn ra hằng ngày. Trong giao tiếp cần phải biết lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với vai giao tiếp, vị thế giao tiếp biểu thị được tính lịch sự trong nói năng. Việc lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô sẽ làm cho cuộc thoại đi đến đích như mong muốn và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Nếu hệ thống từ xưng hô chỉ chiếu vật vai giao tiếp thì rất tiện dụng trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong giao tiếp còn tồn tại quan hệ liên cá nhân và bị chi phối bởi phép lịch sự. Tất cả những nhân tố này đều phải được biểu hiện trong hoạt động giao tiếp nói năng, mà trước hết là trong xưng hô giữa các nhân vật tham gia hội thoại. Ngoài cái cốt lõi là vai giao tiếp ra, các từ xưng hô còn thể hiện vị thế xã hội, mức độ thân cận khác nhau, đảm bảo được sự lịch sự của người nói đối với người nghe. Vì vậy, việc lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với vai vế, vị thế là tất yếu và cũng là điều kiện quan trọng, nó quyết định đến tính chất lịch sự trong giao tiếp. Mỗi nơi, mỗi vùng miền khác nhau do đặc điểm về văn hóa, xã hội và lối sống của từng vùng thì sẽ có hệ thống từ xưng hô không giống nhau. Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc nhiều vào khả năng ứng xử và lựa chọn cung cách xưng hô của đối tượng giao tiếp.

Cách xưng hô của người Huế thể hiện sự biến chuyển và chịu sự tác động mạnh của thời gian và lịch sử. Lối sống trọng tình cảm dẫn tới việc lựa chọn từ xưng hô cũng nghiêng hẳn về tình cảm, lấy yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử: “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”.Tùy vào quan hệ xã hội , tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn ngôn ngữ, cung cách giao tiếp sao cho phù hợp với từng đối tượng và có thể dần dần thay đồi theo chiều hướng của cuộc thoại sao cho không đe dọa thể diện của người nghe.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hằng ngày lịch sự trong giao tiếp là một nhân tố nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, nó tác động trực tiếp tới quá trình giao tiếp và hiệu quả giao tiếp. Mỗi người khi tham gia hội thoại luôn phải ý thức về phép lịch sự và đặt nó vào một vị trí quan trọng để từ đó lựa chọn một cách thức giao tiếp hợp lý và có hành vi ngôn ngữ phù hợp. Trong tâm thức người Việt nói chung và người Huế nói riêng, nơi trật tự, tôn ti xã hội được coi trọng, thì lịch sự trong nghi thức lời nói được đánh giá rất cao. Nghiên cứu về “Yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế” là một công việc rất thú vị và thực tế. Đề tài mạng lại cho chúng tôi được nhiều hiểu biết về vấn đề văn hóa lịch sự của con người ở thành phố Huế, những nét đặc trưng trong cung cách giao tiếp của người Huế.

Trong phạm vi và giới hạn cho phép khóa luận đã tập trung trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến đề tài như:

1. Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài của chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra thực tế, thống kê ngôn ngữ và phương pháp so sánh, đối chiếu vầ vấn đề lịch sự ở thành phố Huế. Khóa luận của chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề về ngữ cảnh giao tiếp, lý thuyết hội thoại và đặc biệt quan tâm đến chiến lược lịch sự trong giao tiếp; đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế; các giá trị về ngữ nghĩa – ngữ dụng của yếu tố lịch sự và hiệu quả của nó mang lại.

2. Khi nghiên cứu về vấn đề cơ sở lý luận, lý thuyết của yếu tố lịch sự ngoài việc tìm hiểu về ngữ cảnh giao tiếp và lý thuyết hội thoại thì đề tài tập trung vào chiến lược lịch sự trong quá trình giao tiếp và các quan điểm của các nhà nghiên cứu về lịch sự, trong đó chúng tôi chủ yếu đề cập đến quan điểm của R. Lakoff và quan điểm của G. Leech, là hai tác giả có nhiều đóng

góp quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu về các nguyên tắc, phương châm cộng tác trong hội thoại và tính chất lịch sự của nó. Tất cả những nội dung này chính là nền tảng cho việc khảo sát yếu tố lịch sự mà đề tài cần triển khai. Nhằm định hướng cho việc khảo sát và phân tích nội dung đề tài theo đúng như bản chất và mục đích của nó.

3. Trong phần đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp ở thành phố Huế, đề tài chúng tôi nêu khái quát về tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội và những ảnh hưởng của nó trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, đề tài tập trung đi sâu hơn vào các quan hệ vai giao tiếp giữa các nhân vật tham gia hội thoại, cụ thể hơn là các thuộc tính quan hệ như tuổi tác, vị thế xã hội, chức vụ, uy tín...Ở phần này chúng tôi chú ý đặc biệt đến vấn đề từ ngữ xưng hô trong giao tiếp ở Huế như xưng hô bằng danh từ thân tộc, bằng tên riêng hay bằng các từ chỉ chức danh, chức vụ và phân tích là rõ những hiệu quả giao tiếp của chính sự lựa chọn đó mang lại.

4. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu và nghiên cứu về các giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của yếu tố lịch sự. Mỗi cách xưng hô đề có những giá trị riêng sẵn có và tiêu biểu. Lịch sự trong giao tiếp của người Việt nói chung và người Huế nói riêng chịu sự tác động, chi phối của yếu tố văn hóa - xã hội, hoàn cảnh giao tiếp và quan hệ liên cá nhân và gắn với mục đích của từng đối tượng trong mỗi cuộc giao tiếp cụ thể nào đó. Tùy vào quan hệ xã hội, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn ngôn ngữ, cung cách giao tiếp sao cho phù hợp với từng đối tượng và có thể dần thay đổi theo chiếu hướng của cuộc thoại sao cho không đe dọa đến thể diện của người nghe. Hiệu quả của một cuộc thoại phù thuộc đáng kể vào năng lực ứng xử vai trong quan hệ xã hội đa dạng ứng với các tình huống giao tiếp khác nhau, mục đích, nhiêm vụ giao tiếp khác nhau.

Như vậy, đề tài đã nghiên cứu, khảo sát yếu tố lịch sự của người Việt ở Huế một cách rất cơ bản có hệ thống và khoa học.

Qua đề tài này, chúng ta phần nào hiểu được những đặc điểm về phép lịch sự trong xưng hô, trong ứng xử vai giao tiếp của con người miền đất cố đô. Bên cạnh đó, chúng ta thấy trong tâm thức người Việt nói chung và người Huế nói riêng, nơi trật tự, tôn ti được coi trọng, thì lịch sự trong nghi thức lời nói được đánh giá cao. Đó cũng chính là những chuẩn mực xã hội, vừa mang những nét chung của mọi dân tộc trên thế giới vừa mang sắc thái đặc trưng cho mỗi cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1993), Ngữ dụng học, Sách đại học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Độ (1995), Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 53-58.

5. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

6. Lê Thị Lan Hương, Đặc điểm ngữ dụng của hành vi cảm ơn trong giao tiếp, Luận văn thạc sĩ khoa học, ngành Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Huế.

7. Vũ Thị Thanh Hương (2002), Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 8-14.

8. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Trần Thùy Mai (2000), Trăng nơi đáy giếng, NXB Thanh Niên.

10. Vũ Thị Nga (2008), “Hành vi rào đón và phép lịch sự trong hội thoại Việt ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 44-52.

11. Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia.

12. Đào Nguyên Phúc (2004), Sự kiên lời nói xin phép trong giao tiếp, NXB Lao động.

13. Mai Thị Kiều Phượng, (2004), “Từ xưng hô và cách xưng hô trong câu hỏi mua bán bằng tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr. 15-25.

14. Nguyễn Quang (2002), “Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ,, số 11, tr. 48-55.

15. Tạ Thị Thanh Tâm (2005), “Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr. 31-40.

16. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Dương Trúc Tiên (2011), Đặc điểm hành vi khen và hồi đáp lời khen trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp khóa k31, Ngành Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Huế.

18. Tô Nhuận Vỹ, Dòng sông phẳng lặng, NXB Thanh Niên.

MỞ ĐẦU...1

1. Mục đích, lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...4

Đối tượng nghiên cứu...4

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...4

5. Bố cục...4

NỘI DUNG...6

Chương 1...6

CƠ SỞ LÝ LUẬN...6

1.1. Ngữ cảnh...6

1.1.1. Nhân vật giao tiếp...7

1.1.2. Hiện thực ngoài diễn ngôn...8

1.2. Lý thuyết hội thoại...9

1.2.1. Hội thoại...9

1.2.2. Tương tác hành động...13

1.2.3. Thể diện trong giao tiếp...13

1.2.4. Lịch sự trong giao tiếp...15

1.3. Các biểu thức rào đón về phép lịch sự trong giao tiếp...18

Chương 2...20

ĐẶC ĐIỂM CỦA YẾU TỐ LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ...20

2.1. Khái quát tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội của thành phố Huế...20

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...20

2.1.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội...20

2.2. Đặc điểm của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt ở thành phố Huế...22

2.2.1. Đặc điểm văn hóa vùng miền ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp...22

2.2.2. Quan hệ vai giao tiếp giữa các bên tham gia hội thoại...23

2.3. Tiểu kết chương 2...37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3...38

GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA YẾU TỐ LỊCH SỰ TRONG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HUẾ...38

3.1. Giá trị ngữ nghĩa của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp...38

3.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của đại từ nhân xưng...38

3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của danh từ thân tộc...41

3.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ chức danh...43

3.1.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của danh từ chỉ tên riêng...45

3.2. Giá trị ngữ dụng của yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp...47

3.2.1. Dùng từ xưng hô theo thái độ, tình cảm của vai giao tiếp...47

3.2.2. Dùng từ xưng hô theo quan hệ vai giao tiếp ...48

3.3. Tiểu kết chương 3 ...51

Một phần của tài liệu yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế (Trang 51 - 60)